Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 9,801 26/08/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)  

* Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

- Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận.

- Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận.

- Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ.

* Phân tích bài viết tham khảo

- Nêu vấn đề nghị luận:

“Tuần trước, cô giáo đã tổ chức cho lớp tôi thảo luận về đề tài:”Vai trò của gia đình đối với sự trưởng thành của mỗi người”.”

- Nêu ý kiến đáng quan tâm về vấn đề

“Tôi nhớ, ý kiến của Hồng Minh đã gây ra một cuộc tranh luận nhỏ khá thú vị. …. là ba môi trường khác nhau”.”

- Người viết tán thành ý kiến đã nêu

“Riêng tôi, sau khi suy nghĩ kĩ, tôi thấy Hồng Minh hoàn toàn có lí.”  

- Sử dụng lí lẽ

“Có những người kém may mắn, vì lí do nào đó mà ngay từ thưở ấu thơ, họ đã không được nuôi nấng, chăm sóc bởi bàn tay của những người thân.”

- Nêu bằng chứng

“Đó là những bài học về đạo đức làm người …. Con lễ phép nói lại với cô đi”.”

- Kết hợp lí lẽ và bằng chứng

“Cha mẹ sẵn sàng dạy cho con cái tất cả gia tài vật chất và tinh thần, được gây dựng bằng công sức mồ hội….. Như vậy, nếu coi gia đình là trường học, thì trước hết, đó là trường học của tình thương và bổn phận, của dâng hiến và hi sinh, của khoan dung và độ lượng.”

- Khẳng định lại sự tán thành ý kiến

“Khi hiểu ra nhiều điều, tôi càng thấy ý kiến của bạn Hồng Minh là rất đúng.”  

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

Trong cuộc sống hằng ngày, có biết bao vấn đề gợi những cách nhìn nhận, đánh giá đa chiều và được thể hiện bằng những ý kiến khác nhau. Để lựa chọn đề tài cho bài viết, em có thể tham khảo các vấn đề sau, và hình dung từ các vấn đề đó, nảy sinh những ý kiến đúng đắn, cần thể hiện sự tán thành:

- Sự hỗ trợ của người khác và nỗ lực của bản thân, yếu tố nào quan trọng hơn đối với sự thành công của mỗi người?

- Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?

- “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy chẳng tày học bạn.”, câu nào là chân lí?

- Ham mê trò chơi điện tử, nên hay không nên?

- Đồ dùng bằng nhựa – tiện ích và và tác hại.

Ngoài ra, em có thể tìm đề tài từ sách báo, in – tơ – nét hoặc các phương tiện truyền thông khác. Con được đề tài em thực sự am hiểu và có hứng thú thì việc viết bài mới thuận lợi.

b. Tìm ý

Sau khi đã xác định được vấn đề, cần tiến hành tìm ý bằng cách tự trả lời một số câu hỏi:

- Vấn đề gì được nêu ra để bàn luận?

Ngay ở phần Mở bài, vấn đề cần bàn luận phải được nêu một cách rõ ràng, cụ thể.

- Vấn đề gợi ra những cách hiểu nào?

Mọi vấn đề có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Đưa ra những cách hiểu như vậy là để nhìn nhận nhiều chiều về vấn đề, có cơ sở thấy được cách hiểu nào là có lí.

- Ý kiến nào đáng quan tâm nhất?

Trong những ý kiến đưa ra để đối sánh, có những ý kiến tác động tích cực đến nhiều người.

- Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?

Đây là điều phải được nói rõ, dứt khoát trong bài nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến tán thành). Có nêu được ý kiến ngày từ đầu mới có hướng để triển khai các phần tiếp theo của bài viết.

- Những lí lẽ và bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?

Câu hỏi nhắc nhở em: Trong quá trình tìm ý, cần nêu được những lí lẽ và bằng chứng cụ thể để ý kiến tán thành có sức thuyết phục.

c. Lập dàn ý

Dàn ý là kết quả của việc sắp xếp hợp lí các ý đã tìm được ở trên, phân bổ chúng vào từng phần khi viết bài.

- Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.

- Thân bài:

+ Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.

+ Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý:

* Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

* Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

* Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

- Kết bài: Khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.

2. Viết bài

Việc thực hiện bài viết đòi hỏi triển khai đầy đủ các ý đã có trong dàn ý. Muốn vậy, cần nắm vững cách viết từng phần của bài.

a. Mở bài

Có thể nêu vấn đề cần bàn theo cách trực tiếp hay kể một câu chuyện để dẫn đến vấn đề, giới thiệu ý kiến về vấn đề đó. Mở bài cần ngắn gọn, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.

b. Thân bài

- Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề.

- Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến.

- Tuần tự triển khai từng ý, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành ý kiến có sức thuyết phục. Mỗi ý cần được viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ.

c. Kết bài

Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, nêu tác dụng của ý kiến đó đối với cuộc sống. Phần Kết bài nên viết trọn vẹn trong một đoạn văn.

* Bài văn mẫu tham khảo

Có ý kiến cho rằng: “Sự hỗ trợ của người khác và nỗ lực của bản thân, yếu tố nào quan trọng hơn đối với sự thành công của mỗi người?”. Khi được hỏi câu hỏi này, tôi, tôi thấy rằng sự nỗ lực của bản thân là yếu tố quyết định lớn nhất tới thành công của con người.

Chắc hẳn, khi chúng ta đối diện với ý kiến này, chúng ta đều thấy rằng mỗi vấn đề lại có những mặt lợi và mặt hại riêng. Có người nói rằng, rất nhiều trường hợp con người từ khi sinh ra đã khó khăn, họ phải tự mình bươn trải và dành hết phần đời của mình để tự cố gắng. Cũng có những ý kiến cho rằng đời người làm sao thiếu được sự giúp đỡ từ người khác, chắc chắn, chúng ta luôn cần sự hỗ trợ, cưu mang từ bên ngoài thì mới có thể phấn đấu lên được.

Trong cuộc đời của mỗi con người sẽ luôn có những khó khăn, thử thách, chính vì vậy sự hỗ trợ từ những người thân, bạn bè là vô cùng quý giá và cần thiết trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, đó chỉ là yếu tố bề ngoài tác động vào bên trong con người mà thôi. Mọi quyết định và hành động đều do chính bản thân mỗi chúng ta thực hiện. Cho nên, Sự nỗ lực của bản thân chính là yếu tố chính dẫn đến thành công của con người, còn sự hỗ trỡ của người khác chỉ là yếu tố phụ. Trong câu chuyện “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, việc con mèo Gióc – ba dạy chú chim hải âu bé nhỏ bay là điều cực kỳ phi thường. Chính việc quan tâm, sự thúc đẩy tinh thần của con mèo Gióc – ba đã tạo nên sức mạnh cho chú chim hải âu non, khiến chú có thể cất cánh lần đầu tiên trong cuộc đời. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhật, thành công đó đến từ chính sự cố gắng chao lượn nhiều vòng trên bầu trời, những lần tập luyện không biết mệt mỏi của chú chim. Hay một trường hợp khác là anh Nick Vuikic – anh sinh ra đã không có chân và tay. Hiện tại, anh đã trở thành diễn giả truyền động lực sống cho nhiều người trên thế giới và là tác giả của một số cuốn sách hay được xuất bản. Chúng ta có thể thấy rõ anh không hề cô đơn, xung quanh anh có vợ con và những người hâm mộ anh. Từ việc tin vào bản thân có thể làm được kết hợp với lòng tin yêu từ mọi người xung quanh, anh đã vững bước trên con đường của riêng mình.

Tóm lại, tôi thấy rằng sự nỗ lực là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của một người. Tuy vậy, chúng ta cũng không phủ nhận sự hỗ trợ của người khác cũng là một sức mạnh to lớn góp phần vào thành công đó.  

3. Chỉnh sửa bài viết

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành). Cụ thể:

Nội dung rà soát

Hướng dẫn chỉnh sửa

Đã nêu rõ ý kiến cần được tán thành chưa?

Nếu ý kiến chưa nêu rõ phần Mở bài thì phải bổ sung

Đã trình bày tường minh sự tán thành đối với ý kiến được nêu lên để bàn luận chưa?

Nếu việc tán thành ý kiến chưa được thể hiện thì phải bổ sung ý hoặc tìm phương án diễn đạt phù hợp hơn.

Việc tán thành ý kiến đã có sức thuyết phục chưa? Lí lẽ và bằng chứng được nêu lên làm cơ sở cho sự tán thành đã thật sự thuyết phục chưa?

Bổ sung, thay đổi nếu thấy lí lẽ và bằng chứng chưa làm cho sự tán thành đủ sức thuyết phục.

Đã nói rõ được ý nghĩa của việc tán thành ý kiến chưa?

Bổ sung nếu thấy ý nghĩa của việc tán thành ý kiến còn được thể hiện mờ nhạt

Việc dùng từ ngữ, đặt câu, duy trì mạch lạc và liên kết trong bài viết đã đạt yêu cầu chưa?

Chỉnh sửa những lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, bổ dung từ ngữ liên kết nếu thấy giữa các câu, các đoạn còn rời rạc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 22

Soạn bài Thực hành đọc: Thiên nga, cá măng và tôm hùm

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 26

Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương

1 9,801 26/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: