Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại- Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 7,632 26/08/2022
Tải về


Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Văn hoá truyền thống là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang từng nước hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, văn hoá truyền thống có nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức. Để trình bày ý kiến về vấn đề này, em cần chuẩn bị kĩ nội dung nói dựa trên trải nghiệm của chính mình và thông tin từ những tài liệu thu thập được.

- Gợi ý một số vấn đề em có thể chuẩn bị để trình bày ý kiến của mình: thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại, việc sự dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống, sức hấp dẫn của các di tích lịch sử - văn hoá truyền thống đối với du khách, giá trị của các làng nghề truyền thống đối với phát triển kinh tế và văn hoá, sức cuốn hút của đặc sản địa phương, vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống địa phương, …

- Trên cơ sở tìm hiểu toàn hiện về vấn đề được lựa chọn và xác định ý kiến của mình về vấn đề đó, em cần hình dung trước những ý kiến phản bác có thể có để xây dựng bài nói có chiều sâu, bao quát được nhiều tình huống thực tế.

- Nếu bài nói có đề cập giải pháp bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống, cần chú ý tới tính cụ thể, thiết thực, khả thi của những kế hoạch, hoạt động mà mình đề xuất. Tránh nêu giải pháp một cách chung chung khiến người nghe khó hình dung được kế hoạch hoạt động phải bắt đầu như thế nào.

- Lập dàn ý cho bài nói:

* Vấn đề em trình bày:

* Lí do em trình bày về vấn đề này:

* Những thông tin đáng quan tâm về vấn đề (nội dung thông tin và nguồn thông tin)

* Những hình ảnh mà em chia sẻ (trình chiếu)

* Ý kiến của em về vấn đề được bàn:

* Mong muốn của em và những giải pháp em đề xuất

* Trao đổi của em về các ý kiến thể hiện cách tiếp cận khác về vấn đề:

b. Tập luyện

- Khi tập luyện một mình, có thể thực hiện qua hai bước: nhìn vào bản dàn ý để nói và nói không cần sử dụng bản dàn ý. Đặc biệt, cần chú ý kiểm soát thời gian trình bày bài nói theo quy định hoặc theo dự kiến của bản thân.

- Khi tập luyện theo nhóm, cần luân phiên vào vai người nói hoặc người nghe, góp ý cho nhau về nội dung bài nói và cách biểu đạt bằng nét mặt cùng các động tác hình thể. Đặc biệt, cần tập nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi.

2. Trình bày bài nói

a. Mở đầu

- Nêu vấn đề mà em muốn trình bày ; nói khái quát lí do vì sao em chọn vấn đề đó.

- Có thể bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc một hình ảnh, câu chuyện, tình huống, … để tạo không khí sôi động, hào hứng.

b. Triển khai

- Lần lượt trình bày các ý được chuẩn bị sẵn trong dàn ý bài nói.

- Tránh quá tập trung vào một ý nào đó làm bố cục của bài nói bị mất cân đối, gây khó khăn cho việc đảm bảo thời gian nói theo quy định.

- Cần sử dụng ngôn ngữ nói tự nhiên (chỉ nên nhìn vào dàn ý khi phải dẫn nguyên văn một ý kiến nào đó hay khi phải nêu các số liệu khó nhớ).

- Cần quan sát những phản ứng của người nghe để tập trung vào một khía cạnh nào đó của vấn đề đang được người nghe đặc biệt chú ý và có thể có ý kiến khác.

- Sử dụng cử chỉ, điệu bộ và biểu lộ cảm xúc phù hợp với nội dung trình bày.

- Các thao tác sử dụng bản trình chiếu (nêu có) phải được thực hiện gọn gàng, dứt khoát.  

c. Kết luận

- Tóm lược nội dung đã trình bày.

- Hướng người nghe vào các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống.  

* Đoạn văn nói mẫu tham khảo:

Vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại là một chủ đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang từng bứo hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, văn hoá truyền thống có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Ở trường học, vào những dịp đặc biệt như trung thu, tết nguyên đán, … em được tham gia rất nhiều những hoạt động văn hoá truyền thống đa dạng và phong phú. Điều đó giúp cho em hiểu về những giá trị xưa cũ và tinh thần giữ gìn truyền thống văn hoá của nhân dân ta. Bên cạnh đó, trên ti vi cũng nói và truyền thông rất nhiều về những nét đẹp văn hoá truyền thống trên nhiều vùng miền trên đất nước ta. Một trong số những hoạt động: thú chơi tranh dân gian, sưu tầm các sản phẩm thủ công truyền thống, trò chơi dân gian, … Bên cạnh đó, một số nét văn hoá truyền thống cũng đang bị mài mòn do ý thức kém và lòng tham lam của con người. Gần đây, báo chí cũng rất rầm rộ vụ hàng loạt tượng phật trong một ngôi chùa linh thiêng bị đánh cắp. Khi biết được thông tin, người dân đã không khỏi hoang mang và phẫn nộ, quyết tâm truy tìm để lên án, tố cáo những cá nhân, tập thể đã làm điều đó. Dù có một số trường hợp không có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được giá trị lâu bền của những nét đẹp văn hoá truyền thống. Chính những hoạt động đó khiến cho con người sống văn minh và yêu cái đẹp, yêu quê hương, dân tộc nhiều hơn.

3. Sau khi nói

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nghe

Người nói

- Huy động trải nghiệm của bản thân để hiểu thấu đáo vấn đề được người nói đề cập.

- Tập trung nhận xét, trao đổi về những ý chính của bài nói.

- Nêu những ưu điểm nổi bật về nội dung và cách trình bày bài nói.

- Nêu những điều em thấy chưa hợp lí trong nội dung và cách trình bày bài nói (chú ý nêu bằng chứng)

- Bổ sung những nội dung cần thiết mà em cho là bài nói còn thiếu.

- Lắng nghe, tiếp thu mọi trao đổi với thái độ bình tĩnh và tinh thần cầu thị.

- Giải thích ngắn gọn về một số vấn đề mà người nghe có thể hiểu nhầm hoặc băn khoăn.

- Trao đổi về những đánh giá mà em cho là chưa thoả đáng, qua đó, củng cố thêm nội dung trình bày của mình (chú ý thể hiện thái độ nhã nhặn trong trao đổi).

- Tự rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc chuẩn bị nội dung và trình bày bài nói.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 126

Soạn bài Thực hành đọc: Những khuôn cửa dấu yêu

Soạn bài Đọc mở rộng trang 129

Soạn bài A. Ôn tập kiến thức (Ôn tập học kì 1)

Soạn bài Phiếu học tập số 1

1 7,632 26/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: