Soạn bài Quê hương- Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Quê hương Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7

1 16,129 26/08/2022
Tải về


Soạn bài Quê hương

Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Quê hương

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Quê hương”: Suy nghĩ cảm cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp quê hương làng chài ven biển. Đồng thời, qua những câu thơ đầy chân thành, giản dị, tác giả gửi gắm nỗi nhớ quê hương của mình.

Soạn bài Quê hương- Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm trong bài thơ những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển.

Trả lời:

- Những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển:

+ Nghề chài lưới

+ Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông

+ Bơi thuyền đi đánh cá

+ Chiếc thuyền nhẹ băng trên mặt nước.

+ Dân làng tấp nập đón ghe về

+ Cá đầy ghe

+ Cá tươi ngon thân bạc trắng

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra hiệu quả của một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi.

Trả lời:

- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá và so sánh để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi. Hiệu quả của các biện pháp đó là làm nổi bật hình ảnh con thuyền hùng vĩ trước biển khơi, và nói lên khí thế lao động đầy hăng say của người dân làng chài.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau:

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Trả lời:

- Hình ảnh người dân chài có làn da ngăm rám nắng: “Dân chài lưới làn dan ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” là một hình ảnh tiêu biểu cho con người ở làng chài ven biển. Hàng ngày, người dân chài phải đội mưa, đội nắng ngoài biển khơi để mang về được những mẻ cá tươi ngon. Chính vì vậy, cả thân hình của họ đều bị cháy nắng và thấm đẫm nước biển. Có thể nói, tác giả đã mô tả một cách rất chân thực nhưng không kém phần lãng mạn thân hình của những người dân chài.

- Từ “im” và “trở về” trong câu “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm đã tạo lên một liên tưởng thú vị. Tác giả đã sử dụng biện pháp tư từ nhân hoá, khiến cho chiếc thuyền trở nên gần gũi như con người. Giống như mọi người dân chài, sau một ngày làm việc hăng say và mệt mỏi, chiếc thuyền quay trở về bến nghỉ ngơi.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đọc bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài?

Trả lời:

- Vẻ đẹp của con người: khoẻ khoắn, hăng say lao động.

- Vẻ đẹp của cuộc sống: tấp nập, náo nhiệt, vui vẻ.

Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Trả lời:

Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện qua việc tác giả nhớ lại vẻ đẹp con người và cuộc sống nơi đây.

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Chắc hẳn, tác giả phải là một người có tình yêu quê hương sâu nặng thì ông mới có thể cảm nhận một cách tinh tế đến vậy.

Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Quê hương

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83

Soạn bài Thực hành đọc: Trong lòng mẹ

Soạn bài Đọc mở rộng trang 87

1 16,129 26/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: