Soạn bài Vợ chồng A Phủ hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Vợ chồng A Phủ Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Vợ chồng A Phủ để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 1774 lượt xem
Tải về


Soạn bài Vợ chồng A Phủ - Ngữ văn 12

A. Soạn bài Vợ chồng A Phủ ngắn gọn:

Câu 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

* Cảnh ngộ và bi kịch của cuộc đời Mị:

- Cảnh ngộ: Vì món nợ truyền kiếp Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí.

- Cuộc sống nhà thống lý Pá Tra: 

+ Bị bóc lột về thể xác, sức khỏe: Làm việc như con trâu, con ngựa, làm rất việc như người ở không công cho nhà thống lí

+ Bị bóc lột về tinh thần: mùa xuân không được đi chơi, suốt ngày bị ở trong nhà, trong căn buồng tối

Từ một cô gái trẻ trung, yêu đời Mị trở thành một người lầm lì, chịu đựng.

* Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân:

- Nghe tiếng sáo Mị bỗng thấy tâm hồn như phơi phơi trở lại. Mị uống ực từng bát như uống cho hết nỗi nhục số phận.

- Nghe tiếng sáo Mị nhớ lại kỉ niệm ngày trước

- Mị thấy mình còn trẻ và Mị muốn đi chơi.

- Mị vào buồng thắp sáng đèn như thắp sáng chính cuộc đời mình.

- Mị với tay lấy chiếc váy hoa chải lại đầu tóc để đi chơi. Nhưng A Sử ngăn cản hành động đó của Mị.

+ Bị A Sử trói vào góc nhà nhưng tâm hồn Mị vẫn mê mải theo tiếng sáo.

Sức sống trong Mị bắt đầu hồi sinh

* Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ:

- Nửa đêm Mị dậy để hơ lưng hơ tay cho đỡ lạnh

- Khi ấy Mị bắt gặp A Phủ đang bị trói, ban đầu Mị dửng dưng không thấy gì vì cảnh tượng này trong nhà thống lý đã quá bình thường

- Nhưng rồi bắt gặp ánh mắt của A Phủ với hai dòng nước mắt lấp lánh. Mị thương người, thương mình. Mị quyết định cắt dây trói thả A Phủ đi. Hành động cắt dây trói cứu A Phủ cũng chính là hành động cắt sợi dây trói vô hình của cuộc đời Mị ở nhà thống lý.

- Trong lúc sợ hãi Mị chạy theo A Phủ hướng đến cách mạng và sự tự do.

Sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong con người Mị đã trỗi dậy.

Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

* Tính cách của nhân vật A Phủ:

- Mồ côi cha mẹ, tính cách mạnh mẽ, lạc quan, yêu đời. Dù trong tay không có tài sản gì nhưng vẫn vui vẻ đi chơi hội để tìm người yêu.

- Dũng cảm, dám đánh nhau với quan nhà con để bảo vệ lẽ phải và công bằng.

+ Gan lỳ nhưng nhẫn nhục, cam chịu: “im như cái tượng đá” dù bị đánh đập dã man vì cuối cùng A Phủ cũng chỉ là một kẻ nghèo khổ, phải chịu đi ở gạt nợ cho thống lý.

+ Chăm chỉ, chất phác, vô tư: khi làm công gạt nợ cho thống lý, A Phủ làm phăng phăng mọi việc một cách tháo vát; mải bẫy nhím để hổ bắt mất bò…

A Phủ là chàng trai khỏe mạnh, tháo vát và tốt bụng

* Khác biệt trong bút pháp miêu tả nhân vật Mị và nhân vật A Phủ:

+ Nhân vật Mị được miêu tả chủ yếu qua diễn biến tâm lý.

+ A Phủ chủ yếu được miêu tả qua hành.

Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

* Sự độc đáo trong quan sát và diễn tả về đề tài miền núi của Tô Hoài:

- Am hiểu sâu sắc, miêu tả sinh động sinh hoạt và phong tục của người Mèo ở Hồng Ngài:

+ Cứ gặt hái xong là ăn tết không kể ngày tháng nào; chuẩn bị đón Tết, con gái Mèo phơi váy hoa trên các mỏm đá, lũ trẻ chơi quay đùa nghịch trước nhà.

Cảnh ăn tết vui xuân của người Mèo: bữa cơm bữa rượu nối tiếp bên bếp lửa; trai gái đánh pao, đánh quay, thổi sáo rồi đêm đêm hẹn hò nhau đi chơi;

Phong tục cướp vợ, cúng trình ma.

Cảnh xử kiện lạc hậu, tàn bạo thời kỳ trước cách mạng của bọn thống lý tàn ác.

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với nhũng chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ ("trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ... Đám trẻ con, chơi quay cười ầm trước sân nhà")

- Nghệ thuật dẫn truyện: tự nhiên, chân thực với ngôn ngữ mang đậm nếp cảm, nếp nghĩ, nếp diễn đạt của người dân miền núi.

Phần Luyện tập

Câu hỏi (trang 15 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Giá trị  nhân đạo

+ Cảm thông trước số phận của những người dân nghèo bị đè nén, áp bức, chịu sự thống trị của thần quyền và cường quyền.

+ Phát hiện, ca ngợi sức tầm tiềm tàng, mạnh mẽ ẩn sâu trong con người họ.

+ Tố cáo bọn thực dân, phong kiến miền núi sử dụng những hủ tục hà khắc, dã man để áp chế cuộc sống của con người.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Vợ chồng A Phủ:

I. Tác giả

1. Tiểu sử 

- Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Quê nội: thị trấn Kim Bài - huyện Thanh Oai - tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).

- Sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô - phủ Hoài Đức - tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - Hà Nội).

- Thời trẻ, ông phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề như: làm gia sư dạy kèm trẻ, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn,... và nhiều khi thất nghiệp.

- Năm 1943, gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.

- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc.

Soạn bài Vợ chồng A Phủ hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

Sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); O chuột (tập truyện, 1942); Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967); Ba người khác (tiểu thuyết, 2006),...

b. Phong cách nghệ thuật

- Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

Vợ chồng A Phủ được in trong tập “Truyện Tây Bắc”- tập truyện được giải Nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.

- Viết năm 1952, đây là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng.

2. Thể loại: Truyện ngắn

3. Chủ đề

Phản ánh số phận đau thương và quá trình đến với con đường tự do, con đường cách mạng của các dân tộc ít người ở Tây Bắc.

4. Bố cục

3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến ...bao giờ chết thì thôi) : Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị.

- Phần 2 (tiếp theo đến ...đánh nhau ở Hồng Ngài) : Hoàn cảnh của A Phủ.

- Phần 3 (còn lại) : Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ.

4. Tóm tắt:

Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái trẻ, đẹp. Cô bị bắt làm vợ A Sử - con trai thống lí Pá Tra để trừ một món nợ truyền kiếp của gia đình. Lúc đầu, suốt mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc, Mị định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha nên Mị không thể chết. Mị đành sống tiếp những ngày tủi cực trong nhà thống lí. Mị làm việc quần quật khổ hơn trâu ngựa và lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha Mị nhớ lại mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử bắt gặp và trói đứng Mị trong buồng tối. A Phủ là một chàng trai nghèo mồ côi, khoẻ mạnh, lao động giỏi. Vì đánh lại A Sử nên bị bắt, bị đánh đập, phạt vạ rồi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí. Một lần, do để hổ vồ mất một con bò khi đi chăn bò ngoài bìa rừng nên A Phủ đã bị thống lí trói đứng ở góc nhà. Lúc đầu, nhìn cảnh tượng ấy, Mị thản nhiên nhưng rồi lòng thương người cùng sự đồng cảm trỗi dậy, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài…

Soạn bài Vợ chồng A Phủ hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Giá trị hiện thực:

+ Phản ánh chân thực số phận của người dân nghèo miền Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến tàn bạo.

+ Thấy rõ sự tàn bạo, độc ác của kẻ thù mà tiêu biểu là cha con nhà thống lí Pá Tra. Chúng đã bóc lột , hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần người dân lao động nghèo, miền núi.

+ Thông qua cuộc đời của Mị và A Phủ, Tô Hoài đã diễn tả thật sinh động quá trình thức tỉnh vươn lên tìm ánh sáng cách mạng của người dân nghèo Tây Bắc.

- Giá trị nhân đạo:

+ Cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ cả về tinh thần và thể xác của những người lao động nghèo khổ như Mị, A Phủ.

+ Phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp đáng quý ở Mị, A Phủ. Đó là vẻ đẹp khỏe khoắn, cần cù, yêu tự do và đặc biệt là sức sống tiềm tàng, mãnh liệt ở họ.

+ Tố cáo ách thống trị phong kiến miền núi bạo tàn, lạc hậu đã chà đạp và bóc lột con người đến xương tủy.

+ Hướng người lao động nghèo khổ đến con đường tươi sáng là tự giải phóng mình, tìm đến cách mạng và cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề...).

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với những chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ.

- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. Truyện có kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lí; dẫn dắt những tình tiết đan xen, kết hợp một cách khéo léo, tạo sức lôi cuốn.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng rất thành công. Mỗi nhân vật được sử dụng bút pháp khác nhau để khắc họa tính cách khác nhau trong khi họ có số phận giống nhau. Tác giả tả ngoại hình, tả tâm lí với dòng kí ức chập chờn, những suy nghĩ thầm lặng để khắc họa nỗi đau khổ và sức sống của Mị, còn A Phủ thì tả ngoại hình, hành động và những mẩu đối thoại ngắn để thấy tính cách giản đơn.

-  Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi. Giọng điệu trần thuật có sự pha trộn giữa giọng người kể với giọng nhân vật nên tạo ra chất trữ tình.

Bài giảng Ngữ văn 12 Vợ chồng A Phủ

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Nhân vật giao tiếp

Vợ Nhặt

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Rừng xà nu

1 1774 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: