Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chiếc thuyền ngoài xa để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 1,890 23/02/2022
Tải về


Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa - Ngữ văn 12

A. Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn:

Câu 1 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

+ Vẻ đẹp tuyệt bích, đẹp đẽ: "bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ" với màu sắc "bầu sương mù trắng như sữa… ánh mắt trời chiếu vào", hình ảnh chấm phá với "vài bóng người… một con dơi".

+ Vẻ đẹp hài hòa, toàn bích: "từ đường nét đến ánh sáng… bóp thắt vào".

Cảm nhận và đánh giá của Phùng: "cảnh “đắt” trời cho", "vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh…"

Tâm trạng và thức nhận của Phùng: xúc động tột độ ("bối rối", "trái tim như có cái gì bóp thắt vào"), khám phá thấy chân lý của sự toàn thiện, cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn, cái đẹp chính là đạo đức; tận hưởng niềm hạnh phúc tràn ngập tâm hồn.

Phát hiện tuyệt vời về cái đẹp khiến Phùng có được những rung động, khám phá sâu sắc trong tâm hồn nghệ sĩ

Câu 2 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

- Phát hiện thứ hai của nhiếp ảnh gia Phùng: Cảnh bạo lực gia đình chồng đánh vợ

+ Vẻ đẹp ngoại cảnh tuyệt đỉnh ban đầu >< cảnh nghèo khổ, nheo nhóc, rách rưới, xấu xí của gia đình hàng chài.

+ Người đàn ông thô lỗ, tàn bạo ("trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà…") >< người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục ("không kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn").

- Phản ứng, thái độ của nhân vật Phùng:

+ Kinh ngạc, trong mấy phút đầu "cứ đứng há mồm ra mà nhìn".

+ Vứt chiếc máy ảnh, chạy nhào tới định can thiệp giúp người đàn ông.

+ Ngơ ngác, bần thần khi chiếc thuyền cùng gia đình hàng chài đi mất.

Câu 3 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

- Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện đã nói:

+ Khiến cho Phùng và Đẩu hiểu được bản chất vấn đề, hiểu được những khó khăn toan lo vất vả của người phụ nữ.

+ Thấy được tình mẫu tử thiêng liêng có thể giúp ta vượt qua mọi đau đớn trong cuộc sống

+ Người đàn bà tưởng chừng cam chịu, ngu dốt, yếu đuối hóa ra lại là người bản lĩnh, thấu hiểu lẽ đời, giàu đức hi sinh và sống cho con chứ không sống cho mình.

+ Không thể nhìn đời, nhìn người một cách giản đơn, dễ dãi mà phải có cái nhìn đa chiều đa diện để hiểu đúng bản chất của đối tượng và phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn sâu xa sau lớp vẻ ngoài xù xì, thô nhám của cuộc sống.

Câu 4 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* Cảm nghĩ về các nhân vật:

- Người đàn bà vùng biển:

+ Ngoại hình: trạc tuổi 40, xấu xí, thô kệch, khuân mặt rỗ.

+ Không có tên tuổi cụ thể.

+ Cuộc đời chị lam lũ, vất vả về cả vật chất và tinh thần thường xuyên phải chịu cảnh bạo hành của người chồng

+ Là một người phụ nữ hi sinh cam chịu: Chị yêu thương con vô bờ bến, đức hi sinh cao cả, thấu hiểu cho người chồng vũ phu nhưng khốn khổ, chị trân trọng, nâng niu hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn sơ.

- Người đàn ông hàng chài:

+ Ngoại hình: Tấm lưng rộng và cong, tóc tổ quạ chân đi chữ bát, hai con mắt đầy vẻ độc dữ, hàng lông mày cháy nắng.

+ Thoạt nhìn ta thấy người đàn ông la người thô bạo, tàn nhẫn khi đánh đập vợ

à Bản chất anh ta không xấu, nhưng cuộc sống cực nhọc, lam lũ đã biến người đàn ông hiền lành chất phác trở nên hung tợn, vũ phu

- Chị em thằng Phác:

+ Những nạn nhân đáng thương của một bi kịch gia đình: đói khát và bạo hành.

+ Tình thương mẹ sâu sắc nhưng còn bồng bột: Phác đánh trả lại bố để bảo vệ mẹ, người chị vật lộn để tước con dao khỏi tay em trai…

- Nghệ sĩ Phùng:

+ Người nghệ sĩ say mê cái đẹp có trách nhiệm với công việc.

+ Người nghệ sĩ – chiến sĩ chân chính: căm ghét bất công, sẵn sàng can thiệp dẹp bỏ chuyện bất bình (chuyện gia đình người đàn bà hàng chài); có những phát hiện đắt giá và những rung động nhạy cảm đầy nghệ sĩ về cái đẹp.

+ Tuy nhiên anh vẫn chưa hiểu bản chất thật sự của nghệ thuật. Chỉ sau khi lắng nghe cuộc trò truyện với người đàn bà ở tòa án huyện anh mới hiểu ra bản chất vấn đề

Câu 5 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

- Cốt truyện độc đáo được xây dựng trên những phát hiện liên tục nối tiếp nhau:

+ Phát hiện thứ I của Phùng vẻ đẹp trời cho.

+ Phát hiện thứ II cảnh bạo lực ra đình

+ Cuộc trò chuyện ở tòa án.

àĐó là những tình huống mang tính nhận thức, chiêm nghiệm vừa phản ánh được cốt truyện vừa bày tỏ được triết lý nhân sinh của nhà văn.

Câu 6 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

* Nhận xét, đánh giá về ngôn ngữ trong tác phẩm:

+ Người kể chuyện là nhân vật Phùng nên ngôn ngữ kể chuyện rất khách quan, tự nhiên, chân thực. Ngôn ngữ ấy vừa giàu sức thuyết phục, tính khám phá qua điểm nhìn sắc sảo của Phùng vừa giúp nhà văn bày tỏ tư tưởng của mình.

+ Ngôn ngữ nhân vật: sống động, tự nhiên phù hợp với tính cách và đặc điểm của từng nhân vật.

Phần Luyện tập

Câu hỏi (trang 78 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

+ Mỗi HS đưa ra lựa chọn và lý giải riêng.

+ Ví dụ: nhân vật thằng Phác.

• Những nỗi đau của bi kịch gia đình in hằn trên tính cách, hành động, vẻ ngoài của Phác dù em mới chỉ là một đứa trẻ. Phác đại diện cho biết bao trẻ em đáng thương, bất hạnh phải sống trong đói khổ và bạo hành.

• Tính cách gan góc, mạnh mẽ và quyết tâm bảo vệ mẹ dù phải đánh lại bố càng tô đậm tình thương sâu nặng em dành cho mẹ. Tình thương ấy càng biểu lộ qua hành động bột phát bao nhiêu càng khiến người đọc xót xa, thương cảm bấy nhiêu.

• Câu chuyện chưa có kết thúc, cuộc đời phía trước của Phác cũng còn để ngỏ. Cần phải hành động và có những hướng đi đúng đắn và quyết liệt để cứu lấy cuộc đời của những đứa trẻ như Phác trước khi quá muộn.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa:

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Năm 1945 ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế.

- Năm 1950 ông gia nhập Quân đội và học trường Sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn.

- Từ năm 1952 đến năm 1958 ông làm việc tại Sư đoàn 320.

- Năm 1962 ông công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.

- Năm 1972 ông là thành viên Hội nhà văn Việt Nam.

Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách nghệ thuật

Phong cách của ông là phong cách tự sự - triết lí đậm nét.

b. Tác phẩm chính

Các tác phẩm chính của ông là: Sau một buổi tập (1960); Cửa sông (1966), Dấu chân người lính (1972), Miền cháy (1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê ( 1985), Phiên chợ Giáp(1989), ….

3. Vị trí, tầm ảnh hưởng

- Cây bút văn xuôi tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Trước những năm tám mươi, ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình, lãng mạn. Sau đó, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, triết lí nhân sinh.

- Là người mở đường tinh anh, cây bút tiên phong trong văn học thời kì đổi mới.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

-  Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. 

- Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).

2. Bố cục

Có nhiều cách chia, ta có thể chia làm 2 đoạn lớn:

- Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó đã biết mất"). Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

- Đoạn 2: (Còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.

3. Thể loại: Truyện ngắn

4. Tóm tắt:

Chiếc thuyền ngoài xa là một câu chuyện gửi gắm nỗi niềm trăn trở giữa nghệ thuật và cuộc sống đạo đức. Phùng - một nhiếp ảnh đã đến vùng biển miền Trung để săn được những bức ảnh đẹp của thiên nhiên. Sau nhiều ngày chờ đợi, anh cũng đã có được bức ảnh đắt giá. Nhưng đằng sau bức ảnh ấy là một hiện thực mà Phùng phải suy ngẫm, người đàn bà bị chồng hành hạ và đánh đập nhưng lại không bỏ chồng vì cuộc sống của họ còn có nhiều điều người ngoài không thể biết được. Phùng nhận ra rằng luật pháp và chánh án cũng không thể giúp đỡ cuộc sống của người đàn bà này. Anh nhận ra giá trị sâu sắc về cuộc sống, rằng mình phải nhìn nhận sự vật nhiều chiều chứ không phải chỉ qua một cái nhìn đầy cảm quan từ vẻ bề ngoài của nó.

Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp tiềm ẩn của con người.

- Đề cao vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đầy chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.

- Điểm nhìn là nhân vật Phùng(sự hóa thân của tác giả) nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực những cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.

- Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật.

Bài giảng Ngữ văn 12 Chiếc thuyền ngoài xa

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Thực hành về hàm ý

Mùa lá rụng trong vườn

Một người Hà Nội

Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

Thuốc

1 1,890 23/02/2022
Tải về