Soạn bài Ông già và biển cả hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ông già và biển cả Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ông già và biển cả để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 1,157 23/02/2022
Tải về


Soạn bài Ông già và biển cả - Ngữ văn 12

A. Soạn bài Ông già và biển cả ngắn gọn:

Câu 1 (trang 135 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Đáp án:

- Đây là ngày thứ ba của chuyến câu, ông lão đã phải níu giữ con cá, còn con cá thì mắc câu đang cố vùng vẫy để cố thoát thân, cả hai đều không được ăn uống. Chỉ ra sự tương quan lực lượng giữa hai bên.

- Sự lặp đi lặp lại của các vòng lượn cho thấy cuộc giằng co giữa hai bên đang ở giai đoạn gay go, quyết liệt, tạo nên tình thế cả hai đối thủ phải nỗ lực hết mình, cuộc chiến không cân sức.

- Con cá cố gắng để thoát hiểm, qua đó cho thấy phẩm chất kiên cường của nó. Ông lão cũng cố hết sức để bảo vệ thành quả của mình bằng kinh nghiệm và chút sức lực còn lại.

Câu 2 (trang 135 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

- Bằng sự nhạy bén của ông già nhiều năm kinh nghiệm, ông đã huy động mọi khả năng vào cuộc chiến

+ Về thị giác: phán đoán con cá thông qua đường bơi nghiêng, sức căng của sợi dây

+ Về xúc giác: Cảm nhận được từng cử động của nó qua sợi dây. Ông lão còn cảm nhận con cá bằng nỗi đau thể xác vì phải nỗ lực, gắng sức để giữ cho bằng được thành quả lao động của mình. Con cá hiện ra như một nhân vật trong đoạn trích.

+ Ông lão đâm trúng con cá, nó vụt lên khỏi mặt nước, phô hết vẻ khổng lồ, sức lực

=> Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự cuộc chinh phục cá kiếm, từ quan sát, cảm nhận khi con cá cố vùng vẫy để thoát rồi sau đó tới gần hơn.

Câu 3 (trang 135 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

- Trong đoạn trích: ông lão không chỉ cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ mà còn coi nó như đối thủ xứng tầm người bạn, người anh em, cảm phục nó.

- Chi tiết:

+ Lời đối thoại với con cá kiếm: "đừng nhảy", "cá ơi", "tao chưa từng thấy ... anh em ạ". => coi con cá như con người.

+ "Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó". Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng hiếm thấy.

- Mối liên hệ:

+ Người đi câu – con mồi được câu

+ Vượt lên trên quan hệ đó, đây là quan hệ giữa hai kì phùng địch thủ (quan hệ ngang hàng, cân tài cân sức, cả hai đều nỗ lực hết mình)

+ Hai người bạn chí cốt

+ Cái đẹp, người thưởng thức cái đẹp

+ Cách đối xử con người với môi trường

+ Hành trình chinh phục tự nhiên của con người

+ Con người và hành trình chinh phục ước mơ

+ Hành trình sáng tạo văn học của nhà văn

Câu 4 (trang 135 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

- So sánh hình ảnh con cá trước và sau khi ông lão chiếm được nó:

+ Trước: to lớn, xinh đẹp, đuôi lớn hơn hai lưỡi hái lớn, màu tím hồng, thân hình đồ sộ; phẩm chất khôn ngoan, kiên cường => mang vẻ đẹp sức mạnh oai phong, kì vĩ.

+ Sau: không chấp nhận cái chết, phóng vút lên mặt nước phô diễn vẻ đẹp; con cá bạc trắng, thẳng đơ.

- Hình ảnh con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng:

+ Thiên nhiên => thể hiện vẻ đẹp, sức mạnh, tính chất kiêu hùng, kì vĩ của tự nhiên.

+ Cuộc sống => những chông gai, thử thách của cuộc đời.

+ Con người: ước mơ về thành quả lao động.

+ Nghệ thuật: ước mơ sáng tạo.

Phần Luyện tập

Câu 1 (135 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

- Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc "đối thoại" giữa ông lão với con cá kiếm.

Có lúc nó là độc thoại nội tâm, có lúc là đối thoại với con cá kiếm:

+ "Đừng nhảy, cá" - Lão nói - "Đừng nhảy!"

+ "Cá ơi" - ông lão nói - "Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chất. Mày muốn tao cùng chết nữa à?".

+ "Mày đừng giết tao, cá à?" - ông lão nghỉ - "Mày có quyền làm thế!". "Tao chưa từng thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ!".

-  Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

+ Khiến người đọc cảm thấy như đang trực tiếp chứng kiến sự việc

+ Hình thức đôi thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô chiêm ngưỡng, coi con cá kiếm như một con người.

+ Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.

Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình để vươn tới và đạt được ước mơ, khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lý "tảng băng trôi" của Hê-minh-uê.

Câu 2 (trang 135 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

Cách dịch Ông già và biển cả hay hơn lối dịch nguyên văn Ông già và biển bởi nó tạo nên sự cân đối về số tiếng giữa hai đối tượng ngăn cách bởi từ “và”. Mặt khác, từ “biển cả” có tác dụng gợi hình, gợi cảm (trù phú, mênh mông, bí ẩn) hơn hẳn cách gọi ngắn gọn “biển”.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ông già và biển cả:

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Hemingway (1899 – 1961), ông sinh ra trong một gia đình trí thức tại một vùng ngoại ô của Chicago.

- Sau khi tốt nghiệp trung học ông làm phóng viên.

- Năm 19 tuổi ông gia nhập quân y Hội chữ thập đỏ trong Thế chiến I, trên chiến trường Italia ông bị thương và được chuyển về Hoa Kỳ.

- Sau chiến tranh ông quay trở lại công việc tại tòa báo nhưng không hòa nhập được với xã hội đương thời nên ông tìm bình yên trong men rượu.

- Sau đó ông sang Pháp, vừa làm báo vừa sáng tác văn chương.

Tài liệu VietJack

2. Sự nghiệp văn học

a. Quan điểm sáng tác

- Dù viết về đề tài nào ông cũng nhằm mục đích: “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

- Ông là người đề ra nguyên lý tảng băng trôi.

b. Tác phẩm chính

Ông để lại di sản văn học đồ sồ, gồm các tác phẩm tiêu biểu như: Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Vườn địa đàng, Ông già và biển cả,....

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

Hemingway là nhà văn Mĩ nổi tiếng thế kỉ XX, người góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều nhà văn trên thế giới. Năm 1954, ông được trao giải thưởng Nô-ben về văn học.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

Ra đời năm 1952, sau 10 năm ông sống ở Cu-Ba. Đây là cuốn tiểu thuyết ngắn nhưng có ý nghĩa quan trọng nhất trong sự nghiệp của Hê-minh-uê, có ý nghĩa như di chúc nghệ thuật của ông.

- Đoạn trích nằm ở cuối tác phẩm, kể về việc ông lão Xan-ti-a-gô đuổi theo và bắt được con cá kiếm.

2. Thể loại: Tiểu thuyết

3. Bố cục:

Phần 1: Từ đầu đến "chú bé đang nghịch cát đấy": Trước khi Xô-cô-lốp và Va-ni-a gặp nhau

Phần 2: Tiếp theo đến "chợt lóe lên như thế": Cuộc gặp gỡ giữa Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a

Phần 3: Còn lại: Số phận của Xô-cô-lốp và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga.

4. Tóm tắt:

Mùa xuân 1946, “tôi” gặp cha con Sô-cô-lốp đang trên hành trình đến Ka-sa-rư. Trên chuyến đò, Sô-cô-lốp kể cho “tôi” cuộc đời bất hạnh của anh. Sô-cô-lốp bước vào chiến tranh để lại vợ và ba con nhỏ. Anh bị thương, bị bắt làm tù binh và bỏ trốn khỏi nhà tù Đức nhờ một lần được chúng huy động lái xe. Khi trở về, anh hay tin vợ và hai con gái đã chết. Niềm hi vọng cuối cùng là cậu con trai A-na-tô-li, một đại úy pháo binh, cũng bị phát xít Đức bắn chết. Sô-cô-lốp rơi vào cảnh không nhà cửa, không gia đình. Anh đến nhà một người bạn cũ ở U-riu-pin-xcơ và làm lái xe ở đây. Để chống chọi với nỗi mất mát, Sô-cô-lốp chìm trong men rượu mỗi tối. Cuộc đời anh thay đổi khi gặp và nhận nuôi cậu bé Va-ni-a mồ côi tội nghiệp. Việc này đã khiến cả hai cha con hạnh phúc và sung sướng vô cùng. Để nuôi con, anh bỏ rượu, khắc phục nhiều khó khăn trong công việc và nỗi đau đớn trong trái tim mình. Nhưng Sô-cô-lốp gặp xui xẻo khi đâm phải con bò, anh bị tước bằng lái. Sô-cô-lốp quyết định cùng con trai đến Ka-sa-rư nhờ một người bạn để tìm công việc mới và tiếp tục chăm lo cho con.

Tài liệu VietJack

5. Giá trị nội dung:

Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn chính là sự thể hiện nguyên lý “tảng băng trôi”.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”

- Hình tượng được lựa chọn kĩ lưỡng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa.

- Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm.

Bài giảng Ngữ văn 12 Ông già và biển cả

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Diễn đạt trong văn nghị luận

Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)

Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Phát biểu tự do

1 1,157 23/02/2022
Tải về