Soạn bài Người lái đò sông Đà hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Người lái đò sông Đà Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Người lái đò sông Đà để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 3055 lượt xem
Tải về


Soạn bài Người lái đò sông Đà - Ngữ văn 12

A. Soạn bài Người lái đò sông Đà ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 trang 192 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:

Sông Đà, tập bút kí đặc sắc trong đó Người lái đò sông Đà là thành quả của nghệ thuật có được từ chuyến đi gian khổ và hào hứng của nhà văn Nguyễn Tuân đến miền Tây Bắc.

- Tác phẩm từ chất liệu thực tế đầy sinh động, chân thực, cụ thể.

- Miêu tả cụ thể, chi tiết từ nhiều góc độ khác nhau.

=> Nhà văn đã quan sát rất công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà.

Câu 2 trang 192 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:

Tác giả dùng các biện pháp nghệ thuật để khắc họa hình ảnh của một con sông Đà hung bạo:

- Lối so sánh độc đáo: nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre,..

- Các cấu trúc câu trùng điệp: nước xô đá, đá xô sóng, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm.

- Phép nhân hóa: mặt nước hò la vang dậy.. ùa vào bẻ gãy cán chèo, cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè..

=> Sự kết hợp các thủ pháp nghệ thuật đã tái hiện cảnh tượng của một sông Đà hùng vĩ, dữ dội.

Câu 3 trang 192 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:

- Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được thể hiện qua những góc nhìn khác nhau khi thì từ trên cao xuống, lúc lại được quan sát từ xa đến gần, khi thì là quan sát cận cảnh.

- Miêu tả những nét trữ tình của sông Đà, Nguyễn Tuân có cách liên tưởng bất ngờ: con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai..

- Những hình ảnh dịu dàng trong sáng đầy thi vị: màu nắng tháng ba Đường thi, con hươu, tiếng còi sương, tiếng các đập nước..

- Tác giả viết những câu văn như thơ về mặt ý tưởng và thanh điệu, dùng chen câu thơ của Tản Đà “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương” rất gợi tả dòng sông dịu dàng, thơ mộng, gắn bó thân thiết với con người.

Câu 4 trang 192 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:

* Trong tác phẩm, người lái đò sông Đà được hiện lên như một con người lao động đồng thời như một nghệ sĩ.

- Ông bình tĩnh, ung dung đối đầu với sự hung bạo và nham hiểm của ghềnh thác sông Đà.

- Người lái đò như một viên tướng già xung trận, rất mực oai phong, tỉnh táo, tìm hiểu, nắm chắc đối phương ứng phó linh hoạt để giành phần thắng lợi.

- Cái chết kề bên nhưng mà khi vượt thác xong, người nghệ sĩ tài hoa vẫn: “ung dung đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ và dường như quên ngay cuộc chiến đấu với thác ghềnh ban nãy”.

=> Vừa có tư thế vị anh hùng vừa có phong cách của một nghệ sĩ tài hoa tài tử.

* Với sức tưởng tượng sáng tạo của Nguyễn Tuân, đoạn tả cuộc chiến đấu ác liệt giữa người lái đó và thác dữ hiện lên trước mắt người đọc như một đoạn phim sôi động, hấp dẫn và đầy kịch tính.

- Thác dữ như kẻ thù, như những con vật hung ác được nhà văn thể hiện sinh động bằng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa: rống lên như tiếng ngàn trâu mộng, rung tít lên như tuyến bin thủy điện; Như thể quân liều mạng, dòng thác hùm beo đang hồng hộc thế mạnh.

- Còn người lái đò như thể một viên tướng giả xông vào trận đồ bát quái với muôn vàn hiểm ác.

=> Con người trí dũng tài nghệ tuyệt vời.

=> Qua đó có thể thấy, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.

Câu 5 trang 193 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:

Ví dụ: Đoạn văn viết về về vẻ trữ tình sông Đà với những câu văn mềm mại:

“ Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân...”

=> Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân đa sắc màu, có hồn, có một không hai trong lịch sử văn học nước nhà. Sông Đà thơ mộng đến độ tuyệt mĩ, tuyệt vời.

Phần luyện tập

Câu 1 trang 193 SGK Ngữ văn 12 Tập 1: Tìm đọc trọn vẹn tùy bút Người lái đò sông Đà (Học sinh tự đọc)

Câu 2 trang 193 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:

Cảm nghĩ đoạn văn mà mình yêu thích, có thể chọn đoạn văn miêu tả về vẻ đẹp trữ tình của sống Đà: Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân...”

- Nguyễn tuân đã tạo nên một bức tranh sông Đà nên thơ, nên họa trong những câu văn giàu nhạc điệu kết hợp các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa..

=> Sông Đà có thể sánh ngang với công trình tuyệt mĩ của tạo hóa.

- Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân đa sắc màu, có hồn, có một không hai trong lịch sử văn học nước nhà. Sông Đà thơ mộng đến độ tuyệt mĩ, tuyệt vời.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Người lái đò sông Đà:

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một nhà nho nghèo khi Hán học đã tàn, quê gốc ở Hà Nội.

- Nguyễn Tuân học hết bậc Thành chung thì bị đuổi do tham gia một cuộc bãi khóa phản đối một số giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam.

- Sau đó một thời gian ông lại bị tù vì “xê dịch” qua biên giới không có giấy phép.

- Ra tù, ông bắt đầu viết văn, làm báo.

- Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị.

- Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.

Soạn bài Người lái đò sông Đà hay, ngắn gọn (ảnh 1)

 2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Vang bóng một thời (1940), Tùy bút sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972), ...

b. Phong cách nghệ thuật

- Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của ông gói gọn trọng một chữ Ngông. Ngông dựa trên sự tài hoa uyên bác và nhân cách hơn người.

- Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân đã có nhiều chuyển biến quan trọng, không còn cái ngông nghênh, khinh bạc. Ông tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quá khứ - hiện tại - tương lai, giọng văn trở nên tin yêu, đôn hậu, tìm thấy cái đẹp, chất tài hoa ở những con người lao động bình thường, giọng văn khinh bạc chủ yếu để ném vào kẻ thù dân tộc hay những mặt trái của xã hội.

=> Với phong cách rất riêng của mình, có thể nói Nguyễn Tuân chính là hiện thân của cái định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương nghệ thuật phải có phong cách độc đáo, mới lạ.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Người lái đò sông Đà in trong tập Sông Đà (1960), là tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân.

- Thành quả thu hoạch được sau chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi.

2. Thể loại: Tùy bút

3. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến "gậy đánh phèn"): Sự dữ dội, hung bạo của sông Đà.

- Phần 2 (tiếp đến "dòng nước sông Đà"): Cuộc sống con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò.

- Phần 3 (còn lại): Vẻ hiền hòa, trữ tình của sông Đà.

4. Tóm tắt:

Từ thượng nguồn sông Đà đã mang vẻ dữ dội của đại ngàn, bởi thác đá, ghềnh đá. Có lúc sông Đà cũng dịu dàng: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình.Trên vẻ đẹp của Tây Bắc ấy hình ảnh người lái đò hiện ra đầy nghệ sĩ, hùng dũng dù rất bình dị đời thường, Ông lái đò vượt qua ba thạch trận với nhiều cửa tử; dù ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, đêm trở về với những thứ bình dị, khiêm tốn.


Soạn bài Người lái đò sông Đà hay, ngắn gọn (ảnh 1) 

5. Giá trị nội dung:

Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

6. Giá trị nghệ thuật:

Tác phẩm đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Nét tài hoa thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, câu văn sáng tạo mới mẻ, vốn từ vựng phong phú, ngôn ngữ chính xác...

Bài giảng Ngữ văn 12 Người lái đò sông Đà

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Những ngày đầu của nước Việt Nam mới

Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Ôn tập phần văn học kì 1

1 3055 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: