Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tổng quan văn học Việt Nam để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 832 lượt xem
Tải về


Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Ngữ văn 12

A. Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ngắn gọn:

Luyện tập:

Câu 1 (trang 181 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

- Hoạt động giao tiếp trong đoạn trích diễn ra giữa hai nhân vật: lão Hạc và ông giáo. Trong đó, ông giáo có 4 lượt lời và lão Hạc có 5 lượt lời, các lượt lời này luân phiên xen kẽ nhau, ông giáo và lão Hạc cũng luân phiên vai nói và vai nghe với nhau.

- Đặc điểm của giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua các chi tiết sau:

+ Ngữ cảnh giao tiếp cụ thể (nhà ông giáo), các yếu tố phi ngôn ngữ kèm theo các lượt lời (cử chỉ, nét mặt, thái độ của hai nhân vật), ngữ điệu phong phú của các lượt lời (ngữ điệu của lão Hạc từ thông báo đến đau khổ, chua chát, tuyệt vọng; ngữ điệu của ông giáo từ lơ đãng không quan tâm đến an ủi, bùi ngùi).

+ Sử dụng ngôn ngữ chung của toàn xã hội. Từ ngữ trong các lượt lời thân mật, mang tính khẩu ngữ, sử dụng câu tỉnh lược.

Câu 2 (trang 181 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

* Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và sự chi phối đến nội dung, cách thức nói trong lượt lời đầu tiên của lão Hạc:

- Vị thế xã hội: Ông giáo (người dạy học) có vị thế cao hơn lão Hạc (nông dân)

- Tuổi tác: ông giáo kém lão Hạc nhiều tuổi.

- Quan hệ thân sơ: hai người là hàng xóm láng giềng lâu năm

=> Về tuổi tác thì lão Hạc ở vị thế trên, nhưng về nghề nghiệp và thành phần xã hội thì ông giáo lại ở vị thế cao hơn. Do vậy, hai người luôn nể trọng, quý mến nhau.

- Sự chi phối của những điều đó đến nội dung và cách thức nói trong lượt lời đầu tiên của lão Hạc:

+ Dù hơn tuổi ông giáo nhưng để bày tỏ tình cảm quý mến, sự trân trọng đối với nhân vật này, lão Hạc gọi nhân vật này bằng “ông’ – “ông giáo”.

+ Sự thân mật, gần gũi được thể hiện qua việc khi bán chó xong, lão Hạc chạy sang nhà ông giáo để “báo ngay”.

Câu 3 (trang 181 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

- Nghĩa sự việc: Cậu Vàng biết mình bị hại.

- Nghĩa tình thái: thái độ mỉa mai đau đớn của lão Hạc với chính mình (thương xót cậu Vàng đã quá tin tưởng lão Hạc).

Câu 4 (trang 181 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

- Ngoài hoạt động giao tiếp dạng nói giữa các nhân vật, đoạn trích còn có hoạt động giao tiếp dạng viết giữa nhà văn và người đọc. Sự khác biệt giữa hai hoạt động trên:

+ Hoạt động giao tiếp dạng nói: có sự luân phiên lượt lời liên tục, tức thì, sự hỗ trợ của các yếu tố phi ngôn ngữ, các nhân vật dễ dàng điều chỉnh thái độ và lời nói khi quan sát đối phương.

+ Hoạt động giao tiếp dạng viết: giao tiếp gián tiếp, không tức thì, thông tin và thông điệp tác giả truyền tải không phải lúc nào cũng được người đọc hiểu hết và có nhiều sự tiếp nhận của người đọc nằm ngoài dự tính của tác giả, không có sự hỗ trợ của yếu tố phi ngôn ngữ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:

1. Giao tiếp là gì?

Giao tiếp là hoạt động trao đổi bằng thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức hành động, tình cảm.

2. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động bao gồm 2 quá trình: quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện, quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện. Hai quá trình này có thế diễn ra đồng thời tại cùng một địa điểm (hội thoại), cũng có thể ở các thời điểm và khoảng không gian cách biệt (qua bài viết).

3. Phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng ở 2 dạng nói và viết. Hai dạng đó có sự khác biệt:

- Về điều kiện đế tạo lập và lĩnh hội văn bản

- Về đường kênh giao tiếp

- Về loại tín hiệu (âm thanh hay chữ viết).

- Về các phương tiện phụ trợ (ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ đối với ngôn ngữ nói và dấu câu, các kí hiệu văn tự, mô hình bảng biểu đối với ngôn ngữ viết)

- Về cách dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản.

4. Ngữ cảnh

Hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong ngữ cảnh nhất định.

- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập văn bản đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản.

- Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa), bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống, hiện thực được đề cập đến và văn cảnh).

5. Nhân vật giao tiếp 

- Nhân vật giao tiếp là nhân tố quan trọng nhất trong ngữ cảnh. Các nhân vật giao tiếp đều phải có năng lực tạo lập và năng lực lĩnh hội văn bản. Trong giao tiếp ở dạng nói, họ thường đổi vai cho nhau hay luân phiên lượt lời.

- Các nhân vật giao tiếp có những đặc điểm và phương diện: vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, vốn sống, văn hóa. Những đặc điểm đó luôn chi phối nội dung và cách thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.

6. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội và lời nói là sản phẩm của cá nhân

Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra lời nói - những sản phẩm cụ thể của cá nhân. Trong hoạt động đó, các nhân vật giao tiếp vừa sử dụng những yếu tố của hệ thống ngôn ngữ chung và tuân thủ theo qui tắc, chuẩn mực chung, đồng thời biểu lộ những nét riêng trong năng lực ngôn ngữ của cá nhân. Cá nhân sử dụng tài sản chung đồng thời làm giàu thêm cho tài sản ấy

7. Nghĩa của câu

Trong hoạt động giao tiếp, mỗi câu đều có nghĩa.

- Nghĩa của câu là nội dung mà câu diễn đạt.

- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái, nghĩa sự việc ứng với sự việc mà câu đề cập đến, nghĩa tình thái thể hiện thái độ, tình cảm, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.

8. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp cần có ý thức, thói quen và kĩ năng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

- Mỗi cá nhân cần nắm vững các chuẩn mực ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực.

- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo các phương thức chung.

Khi cần thiết có thể tiếp nhận những yếu tố tích cực của các ngôn ngữ khác, tuy nhiên cần chống lạm dụng tiếng nước ngoài.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Ôn tập phần làm văn

Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ

Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 2

Kiểm tra tổng hợp cuối năm Lớp 12

1 832 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: