Soạn bài Thuốc hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Thuốc Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Thuốc để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 920 23/02/2022
Tải về


Soạn bài Thuốc - Ngữ văn 12

A. Soạn bài Thuốc ngắn gọn:

Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:

Nghĩa đen: chỉ phương thuốc dân gian cổ hủ, quái đản nhiều người Trung Quốc lúc bấy giờ dùng để chữa bệnh lao.

- Nghĩa bóng:

+ Căn bệnh mê muội, lạc hậu của quần chúng.

+ Bi kịch của người chiến sĩ cách mạng tiên phong.

+ Mối quan hệ xa lạ giữa quần chúng và người làm cách mạng bấy giờ.

=> Với hiện tượng chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi sinh. Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.

Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* Hình tượng người cách mạng Hạ Du:

- Người bị xử chém mà ông Cả Khang đã lấy máu tẩm bánh bao bán cho lão Hoa

- Nhà nghèo, chỉ có một mẹ già.

- Trong nhà lao tử tù: vẫn hiên ngang tuyên truyền cách mạng chống nhà Mãn Thanh.

=> Hạ Du: người chiến sĩ tiên phong dám xả thân vì lý tưởng cách mạng, trung thành với lý tưởng đến chết dù bị hiểu lầm, bị tra tấn, bị hành hình.

* Bi kịch của Hạ Du:

- Chiến đấu vì lý tưởng giành lại nước Trung Hoa cho người Trung Hoa nhưng không được ai thấu hiểu và đồng hành;

- Bị người thân bán đứng (cụ Ba đưa Hạ Du ra đầu thú để lấy bạc); bị người mẹ thấy xấu hổ khi có người nhìn thấy đi thăm mộ con, bị quần chúng dùng chính máu của anh để mua bán và tẩm bánh bao chữa bệnh.

* Qua cuộc trò chuyện ở quán trà, Hạ Du bị quần chúng đánh giá là “thằng khốn nạn”, “thằng nhãi con”, là kẻ “điên thật rồi”. Qua đó, Lỗ Tấn muốn chỉ ra thực trạng:

- Mối quan hệ giữa Hạ Du (người làm cách mạng) và quần chúng nhân dân vô cùng lạc lõng, xa lạ và không chút thấu hiểu nhau. Quần chúng không hiểu anh, không thương xót thông cảm cho anh. Thậm chí, họ lấy máu anh để tạo ra phương thuốc quái đản.

- Giải pháp cấp bách lúc bấy giờ là phải tìm một phương thuốc thực sự làm nhân dân giác ngộ cách mạng và làm cách mạng gắn bó với quần chúng.

Câu 3 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa:

- Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du: “Vòng hoa nhỏ…không phải từ dưới đất mọc lên”.

- Chi tiết vòng hoa trên mộ: hé mở đã có người thấu hiểu lý tưởng của Hạ Du, tri ân và tưởng nhớ đến anh; dấu hiệu lạc quan về con đường của cách mạng ở phía trước.

- Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng, tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong đồng thời cũng thể hiện niềm tin tưởng lạc quan vào cách mạng Trung Quốc trong tương lai.

- Hình ảnh vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới - chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.

Phần Luyện tập

Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* Ý nghĩa của các chi tiết:

- Nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải: những người làm cách mạng bị quy về một bên với những người tù tội, sai quấy và bị kì thị, bị phân biệt rõ rệt với dân thường.

- Con đường mòn: biểu trưng cho tư tưởng cũ, cho tập quán lạc hậu cần gây nên sự ngăn cách giữa con người → cần xóa bỏ, bước qua.

Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

- Câu hỏi của mẹ Hạ Du “Thế này là thế nào?” có ý nghĩa:

+ Thể hiện thái độ ngạc nhiên, khó hiểu của mẹ Hạ Du khi thấy có người viếng mộ con mình. Bởi bà vẫn xấu hổ và vẫn nghĩ về hành động cùng cái chết của Hạ Du như một sai lầm. Bà cũng là một trong số quần chúng không hiểu gì về lý tưởng của Hạ Du.

+ Câu hỏi khởi đầu cho sự băn khoăn của quần chúng về ý nghĩa cái chết của Hạ Du. Tín hiệu này thắp lên niềm hi vọng rồi đây quần chúng sẽ thấu hiểu lý tưởng cách mạng, thấu hiểu những người chiến sĩ và chữa trị căn bệnh u mê của chính mình.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thuốc:

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Lỗ Tấn (1881 – 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng Trung Quốc

- Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề với những mục đích khác nhau (hàng hải, khai mỏ, y, văn nghệ)

Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

a. Mục đich sáng tác

Dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” và kêu gọi mọi người tìm phương thuốc chữa chạy, không được “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

b. Quan điểm sáng tác

Phê phán những căn bệnh tinh thần khiến quốc dân mê muội, tự thỏa mãn, "ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ".

c. Tác phẩm chính

Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại, AQ chính truyện,...

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

Thuốc được viết vào năm 1919, đúng lúc phong trào Ngũ Tứ bùng nổ. Tác phẩm được in trong tập Gào thét.

- Năm 1919, đây là giai đoạn đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Quốc biến thành xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn mà những người cách mạng hoàn toàn xa lạ với nhân dân.

2. Bố cục

- Phần I (Mua thuốc): Thuyên mắc bệnh lao được lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu người về cho ăn.

- Phần II (Ăn thuốc): Vợ chồng Hoa Thuyên cho con ăn bánh bao tẩm máu người nhưng con vẫn ho dữ dội.

- Phần III (Bàn về thuốc): Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao và tên “giặc” Hạ Du.

- Phần III (Hậu quả của thuốc): Nghĩa địa vào tiết Thanh minh, mẹ của Hạ Du và Thuyên bắt gặp nhau và bàng hoàng khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.

3. Tóm tắt:

Vợ chồng lão Hoa, chủ một quán trà, có thằng con trai tên Thuyên bị bệnh lao rất nặng. Được lão Cả Khang mách, vợ chồng lão Hoa dốc tiền đến Cổ Đình Khẩu từ mờ sáng để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa bị hành hình đem về cho con ăn. Buổi sáng, khi thằng Thuyên ăn chiếc bánh tẩm máu người rồi đi nghỉ thì quán trà cũng dần đông khách, mọi người râm ran khẳng định thằng Thuyên sẽ khỏi bệnh rồi bàn tán về Hạ Du, người chiến sĩ vừa bị hành hình lúc sáng sớm. Ai nấy đều cho Hạ Du là “thằng khốn nạn”, “thằng nhãi con” và “điên thật rồi”. Cuối cùng, chiếc bánh tẩm máu người cũng không cứu được thằng Thuyên. Một ngày vào tiết Thanh minh, bà Hoa buồn rầu ra thăm mộ con nhìn thấy mẹ Hạ Du cũng đến viếng mộ. Đồng cảnh ngộ mất con, bà Hoa bước qua con đường mòn sang an ủi mẹ Hạ Du, cả hai cùng ngạc nhiên trước vòng hoa đặt trên mộ “Thế là thế nào nhỉ?”. Truyện kết thúc với tiếng quạ kêu và hình ảnh con quạ nhún mình bay vút về phía trời xa.

Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

Chủ đề tư tưởng của tác phẩm cũng chính là quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn: ông đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”, người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Truyện có lối viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: chiếc bánh bao tẩm máu người, vòng hoa trắng, con đường mòn,...

- Cách xây dựng nhân vật đặc biệt: Không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí trung tâm mà đặt sau các nhân vật quần chúng, nhằm nhấn mạnh vào chủ đề tư tưởng: Thức tỉnh quần chúng.

- Cách kể truyện theo ngôi thứ ba nhưng nhiều đoạn lại chuyển điểm nhìn sang trần thuật nhân vật làm cho truyện sinh động hơn.

Bài giảng Ngữ văn 12 Thuốc

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Số phận con người

Trả bài làm văn số 6

Ông già và biển cả

Diễn đạt trong văn nghị luận

Hồn Trương Ba, da hàng thịt

1 920 23/02/2022
Tải về