Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 991 lượt xem
Tải về


Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc - Ngữ văn 12

A. Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ngắn gọn:

Phần Đọc – hiểu văn bản.

Câu 1 (162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể của đời sống vật chất và tinh thần bao gồm:

- Các khía cạnh của đời sống vật chất:

+ Sinh hoạt (ăn, ở, mặc)

- Các khía cạnh của đời sống tinh thần:

+ Tôn giáo

+ Ứng xử

+ Nghệ thuật (văn hóa, hội họa, văn học)

Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

- Đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tạo văn hóa của Việt Nam là hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, nhân bản, có quy mô vừa phải. Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa, bình ổn.

- Thế mạnh của nền văn hóa dân tộc: tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh, nhân bản; hướng con người đến lối sống hiền lành, tình nghĩa, chuộng hòa bình.

- Ví dụ cụ thể:

+ Về tôn giáo: linh hoạt dung hòa nhiều tôn giáo tín ngưỡng trong cuộc sống (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, các tín ngưỡng dân gian cùng song song tồn tại).

+ Các công trình kiến trúc nhỏ xinh, duyên dáng, thanh lịch, không có công trình nào đồ sộ, tráng lệ: chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, hoàng thành Thăng Long,…

+ Nghệ thuật tinh tế, khéo léo: múa rối nước, chèo, quan họ, chầu văn…

Câu 3 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* Hạn chế của vốn văn hóa dân tộc nằm ở các đặc điểm sau:

- An phận thủ thường, không có khát vọng hướng đến những sáng tạo lớn lao.

- Tôn giáo, nghệ thuật: Ít quan tâm đến tôn giáo nên tôn giáo không phát triển, không có các công trình kỳ vĩ, tráng lệ. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kỹ.

- Quan niệm về lý tưởng: không có khát vọng và sáng tạo lớn trong cuộc sống, chấp nhận cái gì vừa phải, không ca tụng trí tuệ mà đề cao sự khôn khéo.

Câu 4 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* Ảnh hưởng của các tôn giáo đến văn hóa Việt Nam:

- Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố phù hợp với nền văn hóa bản địa.

- Phật giáo: không được tiếp cận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát.

- Nho giáo: không được tiếp cận ở khía cạnh lễ nghi khắc nghiệt, tủn mủn

- Tư tưởng Lão – Trang ảnh hưởng nhiều đến lớp trí thức cao cấp.

Ví dụ: Tiếp thu Phật giáo ở khía cạnh đề cao sự từ bi: "Phật từ bi hỉ xả, thánh một ly một lai cũng chấp". Nhiều người Việt đến chùa không phải để hướng tới sự giải thoát hay cầu trí tuệ học thuyết nhà Phật mà để cầu bình an, sức khỏe và tài lộc, ví như tục đi chùa đầu năm, giải hạn…

Câu 5 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

Nhận định “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa” nhằm nêu lên đặc điểm của văn hóa Việt, đặc điểm này đem lại cả yếu tố tích cực. Đó không phải là sự sáng tạo, tìm tòi, khai phá nhưng nó khẳng định được sự khéo léo, uyển chuyển của người Việt trong việc tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại để tạo nên những nét độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Câu 6 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* Có thể khẳng định “Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc… Việt Nam có bản lĩnh” vì:

- Về lịch sử: dân tộc ta đã trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức, đồng hóa nên chúng ta không thể trông cậy vào khả năng tạo tác (sự sáng tạo của dân tộc).

- Về chữ viết: Sáng tạo chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán.

- Về văn học: Sáng tạo các thể thơ dân tộc đi đôi với việc vận dụng, Việt hóa các thể thơ Đường luật của Trung Quốc, thể thơ tự do, phóng khoáng của phương Tây...

=> Chúng ta tiếp thu nhưng không hề rập khuôn máy móc văn hóa của quốc gia khác.

Phần Luyện tập

Câu 1 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

HS chọn một trong ba đề để viết bài luận. Ở mỗi đề đều cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:

- Giải thích vấn đề (VD: thế nào là tôn sư trọng đạo? Tết Nguyên đán là gì? Hủ tục là gì?).

- Bày tỏ quan điểm cá nhân, bàn bạc, đánh giá, mở rộng về vấn đề:

+ Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đến nay còn tồn tại không? Truyền thống ấy có vai trò gì trong nhà trường và xã hội hiện nay? Cần nhìn nhận như thế nào về hàng loạt những vụ việc sai phạm và đau lòng trong giáo dục thời gian gần đây?

+ Lựa chọn một nét văn hóa anh/chị ấn tượng nhất trong dịp Tết. Lý giải vì sao chọn nét văn hóa ấy, so sánh với các nét văn hóa khác hoặc ở các quốc gia khác.

+ Lựa chọn một hủ tục anh/chị cảm thấy nhức nhối nhất trong lễ, Tết nước ta và phân tích các khía cạnh của hủ tục (tác hại, nguyên nhân…).

- Rút ra bài học nhận thức và hành động, đưa ra các giải pháp cho từng vấn đề.

Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

Có thể lựa chọn một trong những nét đẹp sau.

- Luộc bánh chưng: cả gia đình đoàn tụ quây quần thể hiện tinh thần đoàn kết, hướng về cội nguồn.

- Đi chúc tết: thể hiện mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với người thân, bạn bè.

- Đi lễ chùa cầu may đầu năm: cầu mong sức khỏe, thuận lợi, may mắn, hạnh phúc.

=> Những nét đẹp văn hóa trên đều là những truyền thống văn hóa cần được bảo tồn và phát huy.

Câu 3 (trang 192 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

Nạn cờ bạc

- Nạn rượu chè

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc:

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Trần Đình Hượu(1927 – 1995), quê ở Thanh Chương, Nghệ An.

- Năm 1945, ông tham gia thanh niên cứu Quốc và Uỷ ban khởi nghĩa ở quê nhà.

- Năm 1959 – 1963, ông là nghiên cứu sinh ở Đại học tổng hợp Lô-mô-nô-sôp

- Năm 1963 – 1993, ông là giảng viên môn Ngữ văn tại Đại học tổng hợp Hà Nội.

- Năm 1994, ông giảng dạy tại Đại học Prô  - văng - xơ thuộc Cộng hòa Pháp.

Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Ông chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung, cận đại.

- Các công trình chính: “Văn học Việt Nam gia đoạn giao thời 1900 – 1930” (1988), “Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại” (1995), “Đến hiện đại từ truyền thống” (1996), “Các bài giảng về tư tưởng phương Đống” (2001), …

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2000

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Xuất xứ: trích từ phần II, bài tiểu luận “Vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc”, in trong cuốn “Đến hiện đại từ truyền thống.

- Nhan đề do người biên soạn đặt.

2. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến “chắc chắn có liên quan gần gũi với nó”): Nêu một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc

- Phần 2 (tiếp đó đến “để lại dấu vết khá rõ trong văn học”): Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

- Phần 3 (còn lại): Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

3. Tóm tắt

Đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc trích từ phần II, bài “Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc”, in trong cuốn “Đến hiện đại từ truyền thống”. Từ những hiểu biết sâu sắc về vốn văn hóa dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống. Trước hết, tác giả nêu ra những hạn chế của văn hóa truyền thống dân tộc. Văn học Việt chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng ảnh hưởng đến các nền văn học khác. Điều đó được thể hiện qua các phương diện sau: Thần thoại không phong phú; tôn giáo, triết học, khoa học kĩ thuật, âm nhạc, hội họa, không phát triển; thơ ca thì chưa có tác giả nào có tầm vóc lớn lao... Bên cạnh mặt hạn chế, văn hóa Việt Nam cũng có thế mạnh: thiết thực, linh hoạt, dung hòa, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch; con người hiền lành, tình nghĩa. Việt Nam có nhiều tôn giáo nhưng không xảy ra xung đột. Người Việt Nam sống tình nghĩa, khôn khéo và hài hòa với thiên nhiên. Về nghệ thuật, người Việt sáng tạo tác phẩm tinh tế, không mang vẻ vĩ mô, tráng lệ, phi thường. Về quan niệm sống, người Việt luôn mong ước thái bình, sống thanh nhàn, thong thả. Văn hóa Việt ảnh hưởng sâu sắc bởi học thuyết Phật giáo, Nho giáo và tư tưởng Lão – Trang nhưng cái gốc của văn hóa Việt Nam là tính nhân bản và tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa.

Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

Bài học cho bản thân: mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản hân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, cần có những hành động đúng đắn, phù hợp….

5. Giá trị nghệ thuật:

- Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc

- Bố cục rõ ràng, rành mạch

- Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc bén.

Bài giảng Ngữ văn 12 Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Phát biểu tự do

Phong cách ngôn ngữ hành chính

Văn bản tổng kết

Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Ôn tập phần làm văn

1 991 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: