Soạn bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 4034 lượt xem
Tải về


Soạn bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm - Ngữ văn 12

A. Soạn bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo) ngắn gọn :

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

- Phần 1: cơ sở pháp lý và chính nghĩa.

- Phần 2: tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khái quát công cuộc nổi dậy giành chính quyền của dân tộc ta.

- Phần 3: lời tuyên bố độc lập.

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Việc trích dẫn bản “Tuyên ngôn Độc lập” (1776) của nước Mĩ và bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” có ý nghĩa:

- Đảm bảo tính khách quan, chính xác của dẫn chứng, làm tiền đề cơ sở pháp lý để tăng sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn

- Khéo léo xác lập cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc cho bản Tuyên ngôn.

- Dùng thủ pháp gậy ông đập lưng ông.

- Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc khi để ba bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp và Việt Nam ngang hàng, bình đẳng với nhau.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Trong phần thứ hai của bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác đã đưa ra lý lẽ khẳng định quyền độc lập, dân tộc Việt Nam:

- Nếu thực dân Pháp tỏ ra đê hèn, bạc nhược và tàn ác, thì nhân dân Việt Nam lại tỏ thái độ khoan hồng và nhân đạo. Hành động của nhân dân Việt Nam hợp với lời lẽ của tổ tiên người Pháp, người Mĩ đã ghi lại trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên.

- Bác đã gợi ra những nét đẹp tư tưởng của dân tộc ta bao đời nay luôn bao dung, độ lượng với kẻ thù.

- Nếu thực dân Pháp phản bội đồng minh, đầu hàng Nhật, thì Việt Nam đứng về phía đồng minh, chống Nhật.

- Nhân dân Việt Nam cũng cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng và giành thắng lợi to lớn, đánh đuổi xiềng xích thực dân, lật đổ chế độ quân chủ để có một nước Việt Nam độc lập chế độ dân chủ cộng hòa.

=> Bác kết luận dân tộc đó phải được tự do, phải được độc lập.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

* Lập luận chặt chẽ:

- Mở đầu tác phẩm Bác nêu cơ sở pháp lý dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc khác trên thế giới được hưởng quyền độc lập là một lẽ phải, không ai chối cãi được. Điều đó được ghi trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mĩ và nước Pháp.

- Kế đến Bác nêu cơ sở thực tiễn, một hệ thống xác thực để chứng minh hoạt động của thực dân Pháp với dân tộc ta hơn 80 năm nay là trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

- Trên cơ sở pháp lý, kết hợp chặt chẽ với cơ sở thực tiễn, Bác tuyên bố trước đồng bào và nhân dân thế giới về một nước Việt Nam độc lập: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập”.

* Lý lẽ sắc bén:

- Bác khẳng định quyền độc lập của dân tộc Việt Nam bằng chính lời lẽ của tổ tiên người Pháp và người Mĩ.

- Lý lẽ khẳng định quyền độc lập của dân tộc Việt Nam:

- Lý lẽ ràng buộc đồng minh và việc công nhận độc lập dân tộc Việt Nam.

=> Hệ thống lý lẽ ấy không chỉ giàu tính luận chiến mà còn thể hiện sắc nét đặc điểm phong cách văn chính luận của người, lối tư duy sắc sảo, nhạy bén giàu tri thức văn hóa.

* Ngôn ngữ hùng hồn:

 - Trong Tuyên ngôn độc lập Bác dùng từ rất chính xác, tinh tế

 - Đanh thép, sắc sảo: biểu hiện tính chiến đấu không khoan nhượng, thái độ dứt khoát thể hiện bản lĩnh vững vàng, phi thường, lối luận chặt chẽ, sắc bén.

Phần luyện tập

Bài tập (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Vì bản “Tuyên ngôn Độc lập” đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh. Tấm lòng đó đã truyền vào từng lời văn khi da diết, khi tự hào, khi hùng hồn đanh thép gây xúc động mạnh mẽ đối với người đọc.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm:

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Thế giới:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.

+ Nhật đầu hàng Đồng minh.

- Trong nước: Cả nước giành chính quyền thắng lợi.

+ 26 - 8 - 1945: Hồ chủ tịch về tới Hà Nội.

+ 28 -8 1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.

+ 2 - 9 - 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

2. Thể loại: Văn chính luận

3. Bố cục:

- Đoạn 1: Từ đầu... "không ai chối cãi được” => Nêu nguyên lý chung của bản tuyên ngôn độc lập.

- Đoạn 2: Từ “Thế mà" …. "phải được độc lập” => Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Đoạn 3: (Còn lại) => Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập.

Soạn bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

- Dựng nên một hàng rào vững chắc cho những lập luận, lí lẽ của mình bằng việc tạo ra cơ sở pháp lí cho nền độc lập của Việt Nam nói riêng và các nước, các dân tộc khác nói chung

- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên mảnh đất của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn đối lập với giọng điệu xảo trá mà thực dân Pháp đã rao giảng với thế giới. Đồng thời cũng khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

- Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

5. Giá trị nghệ thuật:

Tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh:

- Lập luận: chặt chẽ, sắc bén, thống nhất quan điểm chính trị từ đầu đến cuối bản tuyên ngôn độc lập.

- Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải đã được nhân dân thế giới công nhận và từ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa trong lịch sử nhân loại.

- Dẫn chứng: xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính xác được lấy từ sự thực lịch sử.

- Ngôn ngữ: hùng hồn, chan chứa tình cảm, cách xưng hô của Bác tạo được sự gần gũi với nhân dân cả nước trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc.

- Giọng điệu nghị luận rất đanh thép, cứng rắn và giàu tính luận chiến.

- Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.

Bài giảng Ngữ văn 12 Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (tiếp theo)

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

Đọc thêm: Mấy ý nghĩa về thơ (trích)

Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki (trích)

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

1 4034 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: