Soạn bài Tự do hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Tự do Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tự do để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tự do - Ngữ văn 12
A. Soạn bài Tự do ngắn gọn:
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 trang 173 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
- Chủ đề của tác phẩm thể hiện ngay trong nhan đề: Tự do. Chủ đề này xuyên suốt bài thơ và xuất hiện liên tục trong cách viết tên tự do lên khắp nơi khắp chốn (11 khổ đầu) và suốt đời gắn bó với tự do (khổ cuối).
- Cách liệt kê các hình ảnh: mỗi khổ thơ đều xuất hiện liên tiếp các hình ảnh thu được bằng thị giác như trang vở, bàn học, cây xanh, đất cát, tuyết, trang sách, tro tàn, gươm đao, mũ áo , sa mạc, rừng hoang, tổ chim, hoa trái, khoanh bánh trắng, trời xanh, vầng trăng, tàu thuyền…, bằng cảm giác về màu sắc (trời trong xanh, khoanh bánh trắng, rực vàng son) không theo trật tự hay logic nào
=> Những hình ảnh được liệt kê trong bài thơ là những hình ảnh giản di, gần gũi, chân thực trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh này không làm mất đi sự thiêng liêng của tự do mà ngược lại nó làm cho Tự Do được mở rộng ra nhiều nghĩa: Tự Do hóa thân vào mọi nơi, mọi chỗ và hóa thân vào cuộc sống.
Câu 2 trang 173 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
- Kiểu kết cấu “Tôi viết tên em” của mỗi khổ thơ: tạo nhạc điệu cho bài thơ và để tác giả nhấn mạnh tình yêu tự do của mình.
- Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn: tạo nhạc điệu cho bài thơ, nhấn mạnh sự lan tỏa triền miên, không dứt của cảm giác tự do và khát vọng hạnh phúc
- Cách sử dụng đại từ “em”: dùng em để gọi tự do. Nhà thơ sử dụng biện pháp nhân hóa để hữu hình hóa khái niệm trừu tượng này. Qua đó, tác giả cho thấy tình yêu tha thiết, chân thành của mình đối với tự do
Câu 3 trang 173 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
- Từ trên:
+ Khi là trạng ngữ chỉ không gian (sa mạc, rừng hoang, đất, tuyết), khi thì là những vật cụ thể, hữu hình (trang vở, bàn học, cây xanh, những trang sách đã đọc, hình ảnh rực vàng son, gươm đao người lính chiến, ...),
+ Khi thì là những vật trừu tượng, vô hình (thời thơ ấu âm vang, điều huyền diệu đêm đêm, …).
- Từ trên chỉ thời gian, khi thì đang ngồi học, khi đang chơi, khi đang đọc sách, khi đang viết, khi còn nhỏ, khi mơ, khi ăn, khi ngắm bầu trời…
=> Từ trên được sử dụng linh hoạt, mềm dẻo giúp bày tỏ tình yêu thiết tha và đáng quý trọng của nhà thơ dành cho tự do.
Câu 4 trang 173 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
- "Tôi" có thể hiểu là tác giả, cũng có thể hiểu là độc giả, những con người yêu tự do khác.
- Từ viết có thể hiểu là ghi/chép hoặc là bất kì hành động nào hướng tới tự do.
- Tự do có ý nghĩa rất lớn với con người: tự do là sức mạnh màu nhiệm, tái sinh cuộc đời. Tình yêu tự do cũng là lời kêu gọi hi sinh vì tự do.
=> Không thể sống nô lệ, tự do trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, là lương tâm của thời đại. Vì vậy bài thơ được xem là bài thánh ca của thơ kháng chiến Pháp.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tự do:
I. Tác giả
1. Cuộc đời
- Pôn Ê-luy-a (1895 -1952), nhà thơ Pháp, tên thật là Pôn Ơ-gien Granh-đen.
- Sinh ra ở Xanh Đơ-ni, một thị trấn nhỏ ở phía Bắc Pa-ri.
- Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông bị động viên vào lính và bị thương.
- Năm 1942, ông vào Đảng Cộng sản Pháp. Ông viết: “Mùa xuân 1942, tôi vào Đảng Cộng sản và bởi vì đó là Đảng của nước Pháp, tôi phụng sự bằng mọi sức lực và cả cuộc đời tôi. Tôi muốn cùng mọi người trong nước tôi tiến lên phía trước, đến tự do, đến hòa bình, cuộc sống chân chính.”
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Tập Thơ ca và chân lí
b. Phong cách nghệ thuật
- Pôn Ê-luy-a đã tạo ra một hình thức mới mẻ, giàu chất trí tuệ, tràn đầy khát vọng nhân văn.
- Thơ của ông không chú trọng xây dựng các hình ảnh như thơ truyền thống mà hàm chứa suy luận trữ tình triết lý.
- Dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực thể hiện đậm nét.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:
- Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1941, trong thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít Đức xâm lược.
- In trong tập Thơ ca và chân lý (1942) và được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp.
2. Bố cục:
- Phần 1 (11 khổ thơ đầu): hình thái của tự do
- Phần 2 (còn lại): khát vọng cháy bỏng tự do
3. Chủ đề
- Chủ đề của tác phẩm thể hiện ngay trong nhan đề: Tự do. Chủ đề này xuyên suốt bài thơ và xuất hiện liên tục trong cách viết tên tự do lên khắp nơi khắp chốn (11 khổ đầu) và suốt đời gắn bó với tự do (khổ cuối).
4. Giá trị nội dung:
- “Tự do” thể hiện tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc. Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để giành lấy tự do cho tất cả mọi người.
5. Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: trùng điệp, thủ pháp liệt kê hình ảnh, nhân hóa, lặp từ ngữ, cấu trúc... qua các khổ thơ.
- Mạch cảm xúc hướng tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ. Hình thức thể hiện đặc biệt với tầng lớp hình ảnh lặp lại, chồng lên nhau, nối tiếp nhau.
- Hình thức nhân hóa tự do thành một nhân vật có linh hồn thực sự, giàu biểu cảm "em", tạo cách nói gần gũi nhưng cũng thiêng liêng, sâu xa.
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12