Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Luật thơ (tiếp theo) Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Luật thơ (tiếp theo) để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 1,136 23/02/2022
Tải về


Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) - Ngữ văn 12

A. Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) ngắn gọn:

I. Luyện tập

Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Sóng là bài thơ ngũ ngôn hiện đại, Mặt trăng là bài thơ ngũ ngôn truyền thống, hai bài thơ có những điểm giống và khác nhau.

a.  Giống nhau:

-   Mỗi câu có năm chữ (tiếng)

-   Đều dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vần cách...

-  Các thanh bằng trắc cũng đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.

b.  Khác nhau:

Sóng - Xuân Quỳnh

Mặt trăng - khuyết danh

- Vần: sử dụng linh hoạt, có vần cách (thế, trẻ), có vần chân (trẻ, bể, lớn, lên)

- Số câu không hạn định

- Nhịp lẻ linh hoạt: 1/2/2, 2/3, 3/2

- Thơ hiện đại không bắt buộc phải đôi thanh bằng/trắc nếu như có vị trí đó không ảnh hưởng nhiều đến sự thuận tai.

- Vần: một vần (độc vận), vần cách.

- Số câu hạn định (tứ tuyệt: 4 dòng; bát cú: 8 dòng)

- Nhịp : nhịp lẻ 2/3

- Hài thanh: yêu cầu nghiệm ngặt về đối thanh, đối nghĩa.

Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống:

* Gieo vần:

- Vần chân cuối các dòng 1,2,4 giống thơ truyền thống: sông, lòng, trong

- Sử dụng vần lưng (lòng- không) để hỗ trợ => sáng tạo

* Ngắt nhịp: Linh hoạt hơn

- Câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2/5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.

- Câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp 4/3 của thất ngôn truyền thống;

* Hài thanh: cả luật và niêm đều linh hoạt, không gò bó:

- Dòng 1 và 4: B-B-B/ B-B-T

- Dòng 2 và 3: T-T-B/ B-T-B

Câu 3 (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1): 

T B B T / T B Bv

B T B B / T T Bv

T T B B / B T T

B B B T T / B Bv

Câu 4 (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới trong đoạn mở đầu Tràng giang (Huy Cận):

- Vần, nhịp, hài thanh đều giống thơ thất ngôn tứ tuyệt.

+ Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (B)

+ Ngắt nhịp: 4-3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú)

+ Hài thanh: theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú: tiếng 2: gợn, thuyền, về, một: T-B-B-T; tiếng 4: giang, mái, lại, khô:  B-T-T-B; tiếng 6: điệp, song, trăm, mấy: T-B-B-T

- Tuy nhiên, cái khác là ở chỗ không áp dụng phép đối một cách nghiêm ngặt như thơ Đường luật.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Luật thơ (tiếp theo):

- Ôn lại khái niệm về luật thơ. Luật thơ của thể thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định.

- Thể thơ Việt Nam  được chia thành 3 nhóm:

+ Các thể thơ dân tộc gồm: lục bát, song thất lục bát và hát nói.

+ Các thể thơ Đường luật gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).

+ Các thể thơ hiện đại gồm: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi…

- Sự hình thành các luật thơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng và cách  tân các thể thơ đều phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng. Số tiếng và các đặc điểm của tiếng và cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… là các nhân tố cấu thành luật thơ.

Ví dụ: Đoạn thơ:

Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

- Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (B).

- Cách ngắt nhịp: hai câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp của thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2-5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Dọn về làng

Tiếng hát con tàu

Đò Lèn

1 1,136 23/02/2022
Tải về