Soạn bài Rừng xà nu hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Rừng xà nu Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Rừng xà nu để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 2,615 23/02/2022
Tải về


Soạn bài Rừng xà nu - Ngữ văn 12

A. Soạn bài Rừng xà nu ngắn gọn:

Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

a. Nhan đề Rừng xà nu mang ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng:

 - Nghĩa tả thực: là lại cây có rất nhiều ở Tây Nguyên. Là nhân chứng chứng kiến những khó khăn gian khổ của người dân Tây Nguyên trong chiến tranh.

 - Nghĩa tượng trưng: là hình tượng về những thế hệ người dân núi rừng Tây Nguyên

à Nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng to lớn cho cuộc sông và con người nơi đây.

b. Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác:

Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu nằm dưới tầm đại bác là đoạn mở đầu thiên truyện. Đoạn văn mở đầu này đã tạo một không khí  ấn tượng về câu chuyện làng Xô man chống Mỹ được kể trong tác phẩm. Đại bác đã bắn hàng vạn cây xà nu nhưng những cây xà nu mới lại mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Trong đau thương, xà nu vẫn sinh sôi nảy nở, trường tồn, bất diệt như sức sống của người làng Xô man đánh Mỹ và bọn tay sai để bảo vệ buôn làng góp phần bảo vệ đất nước. Như vậy là cả "làng" và "xà nu" đều là đối tượng hủy diệt trực tiếp và tàn bạo của bom đạn kẻ thù, sự sống đẹp đẽ, an lành và bình dị đang bị đập trong tư thế đối đầu với sự hủy diệt phi lý, phi nhân tính, với cái chết phi tự nhiên; những sự sinh tồn vĩ đại, đẹp đẽ của cả thiên nhiên và con người đang đứng trước mối đe dọa của sự diệt vong. Sự tàn phá mang tính hủy diệt của bom đạn kẻ thù đã khiến "cả rừng xà nu hàng vạn cây, không có cây nào không bị thương". Đoạn văn đã tô đậm, khắc sâu ý nghĩa nhan đề và góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm. 

c. Hình ảnh những cánh rừng xà nu trải ra tít tắp tận chân trời trở đi trở lại:

- Ngợi ca sức sống mãnh liệt, không gì có thể hủy diệt của cây xà nu Tây Nguyên

Thể hiện sự tin tưởng, khẳng định sự trường tồn của nhân dân, của đất nước.

Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

a. Người anh hùng mà cụ Mết kể là Tnú, nhân vật chính của tác phẩm.

* Tnú có những phẩm chất đáng quý sau:

- Trung thực, ngay thẳng một lòng

- Gan góc, kiên cường, dũng cảm, mưu trí: khi làm liên lạc tìm đường khó đi để tránh giặc, khi bị bắt nuốt thư xuống bụng…

- Yêu vợ con tha thiết: xông ra giữa kẻ thù để bảo vệ mẹ con Mai.

- Yêu quý và gắn bó sâu nặng với làng Xô Man, với quê hương Tây Nguyên.

- Sớm giác ngộ và tuyệt đối trung thành với cách mạng, vượt lên nỗi mất mát cá nhân để cầm súng chiến đấu vì tự do của buôn làng, của đất nước.

* Điểm mới của nhân vật Tnú so với A Phủ:

- Tnú ngay từ nhỏ đã được giác ngộ cách mạng, có lí tưởng và mục tiêu chiến đấu rõ ràng.

- Trong Tnú chứa đựng chân lý đấu tranh của thời đại: dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.

à Khi được Đảng soi sáng sẽ có ý thức lí tưởng đúng đẵn ngay từ đầu.

b. Cụ Mết nhắc đến 4 lần việc Tnú không cứu được vợ con rồi mới đưa ra câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” vì nhằm muốn nhấn mạnh rằng nếu chỉ có hai bàn tay trắng chúng ta sẽ không thể chiến thắng được bàn giặc tàn bạo, sẽ dẫn đến những mất mát, đau thương vô cùng lớn. Vì vậy khi “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”

c. Câu chuyện của Tnú và dân làng Xô Man phản ánh chân lý thời đại: Phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.

Cụ Mết muốn chân lý đó phải được truyền cho con cháu bởi chân lý ấy đã được đúc kết từ biết bao xương máu, mất mát của dân làng và vì đó là con đường duy nhất để bảo vệ buôn làng, quê hương.

d. Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng: Thể hiện sự tiếp nối truyền thống anh hùng cách mạng của dân làng Xô Man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung trong cuộc kháng chiến trường kỳ. Trong đó, cụ Mết là thế hệ đi trước, Mai và Dít thuộc thế hệ hiện tại và bé Heng là những măng non kế tục sự nghiệp cứu nước của cha ông.

Câu 3 (trang 49 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* Hình ảnh cánh rừng xà nu và nhân vật Tnú có sự gắn bó khăng khít:

- Thời thơ ấu ("khói xà nu hun tấm bảng đen để học chữ")

- Khi trưởng thành:

+ Ở bên Tnú trong những biến cố đau đớn, những bài học xương máu ("nhựa xà nu cháy trên mười đầu ngón tay Tnú, chứng kiến Tnú không cứu được vợ con")

+ Xà nu cùng dân làng chào đón Tnú trở về sau mấy năm đi lực lượng ("đuốc xà nu soi sáng đêm anh đoàn tụ với buôn làng ở nhà cụ Mết").

- Xà nu và Tnú luôn được miêu tả ứng chiếu làm nổi bật lẫn nhau, Tnú như một cây xà nu đã trưởng thành mạnh mẽ và đầy sức sống. Phẩm chất kiên cường, sức sống bất diệt của xà nu cũng là phẩm chất bất khuất, anh hùng của Tnú.

- Xà nu là biểu tượng cho làng Xô Man, người Xô Man, cho quê hương Tây Nguyên. Rừng xà nu là bức phông nền kỳ vĩ làm nổi bật hình tượng Tnú.

Câu 4 (trang 49 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm:

- Đề tài có ý nghĩa lịch sử: sự vùng dậy của dân làng Xô man chống Mỹ Diệm.

- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng. Rừng xà nu làm nền cho bức tranh về cuộc đấu tranh chống giặc (Cả rừng ... ào ào rung động, lửa cháy khắp rừng).

- Các nhân vật tiêu biểu được miêu tả trong bối cảnh trang nghiêm, hùng vĩ, vừa mang phong cách Tây Nguyên vừa mang phẩm chất của anh hùng thời đại.

- Kết cấu vòng tròn: Mở đầu, kết thúc là hình ảnh của rừng xà nu, cùng với sự trở về của Tnú sau ba năm xa cách.

- Cách trần thuật: Chuyện về sự nổi dậy của dân làng và cuộc đời Tnú được kể lại trong một đêm anh về thăm làng, qua lời cụ Mết, bên bếp lửa bập bùng - Giọng kể trang trọng như truyền cho thế hệ con cháu những trang sử bi thương và anh hùng của cộng đồng. Chuyện về thời hiện tại được kể bằng giọng điệu và ngôn ngữ sử thi.

- Cảm hứng lãng mạn: tính lãng mạn thể hiện ở cảm xúc của tác giả bộc lộ trong lời trần thuật, thể hiện ở việc đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong thế đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù.

Phần Luyện tập

Câu 1 (trang 49 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm.

Câu 2 (trang 49 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

Trong truyện Rừng xà nu, chi tiết khiến tôi xúc động và ấn tượng nhất là hình ảnh đôi bàn tay của Tnú. Đôi bàn tay ấy biết kể cho chúng ta về số phận và tính cách của một con người. Khi còn vẹn nguyên, đó là đôi bàn tay tháo vát vừa lao động vừa xé rừng làm liên lạc cho cách mạng. Đó là đôi tay trung nghĩa chỉ vào bụng thách thức kẻ thù sau khi nuốt thư liên lạc khi bị giặc bắt, là đôi tay tình yêu khi nắm tay Mai, đôi tay che chở khi ôm lấy Mai những phút cuối đời. Khi bị đốt bằng nhựa xà nu, đôi bàn tay mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt đã trở thành đôi bàn tay căm thù, đôi bàn tay đau thương, đôi bàn tay bất lực, đôi bàn tay ghi dấu tội ác của kẻ thù. Vẫn đôi bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt ấy lại trở thành đôi bàn tay sức mạnh, để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Rừng xà nu:

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 tại Quảng Nam. Ông có bút danh là Nguyên Ngọc.

- Ông là nhà văn trưởng thành trong cả kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

- Ông gia nhập quân đội năm 1950, hoạt động chủ yếu và gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên.

- Sau Hiệp định Genever ông làm phóng viên và tập kết ra Bắc

- Năm 1962 ông trở về Nam vừa tham gia chiến đấu vừa hoạt động văn nghệ

- Sau chiến tranh ông làm Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam và Tổng Biên tập báo văn nghệ.

- Hiện nay ông vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục và đã dịch một số tác phẩm lý luận văn học.

Soạn bài Rừng xà nu hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp sáng tác 

a. Phong cách nghệ thuật

Các tác phẩm của ông mang đậm âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn:

- Ở đó, chất thơ hoà quyện với độ hoành tráng của núi rừng Tây Nguyên, của những người anh hùng cách mạng bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước.

- Sức sống bất diệt và khả năng trỗi dậy phi thường của con người, sự sống luôn được đề cao trong tác phẩm của ông.

b. Tác phẩm chính

Đất nước đứng lên (1954-1955); Mạch nước ngầm (1960); Rẻo cao (1961); Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1961); Đất Quảng; Rừng xà nu (1965); Cát cháy...

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

Nguyễn Trung Thành là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị và ghi dấu ấn đậm nét trong nền văn học nước nhà.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết năm 1965 và in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.

- Truyện được viết khi tác giả đang tham gia chiến đấu chống Mỹ cứu nước và hoạt động trên chiến trường Tây Nguyên anh hùng.

2. Thể loại: Truyện ngắn

3. Bố cục

- Phần 1 (phần chữ nhỏ): Tnú sau ba năm theo cách mạng giờ về thăm làng.

- Phần 2 (còn lại): cụ Mết kể câu chuyện về cuộc đời của Tnú và người dân làng Xô Man.

4. Tóm tắt:

Truyện ngắn là lời kể của cụ Mết về cuộc đời của Tnú cho dân làng Xô Man nghe. Tnú từ khi còn nhỏ đã rất dũng cảm, băng rừng vượt núi để liên lạc, nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Khi lớn hơn, Tnú bị giặc bắt trong một lần làm nhiệm vụ nhưng vẫn quyết giữ bí mật và trốn được khỏi đó sau 3 năm. Tnú cưới Mai, thằng Dục đưa quân giặc đến để đe dọa dân làng, chúng giết mẹ con Mai, Tnú phẫn uất xông ra nhưng bị chúng bắt và tẩm nhựa xà nu thiêu đốt 10 đầu ngón tay. Sau đó, Tnú vẫn lên đường tham gia giải phóng quân và lập được nhiều chiến tích dù có đôi bàn tay không lành lặn. Truyện làm hiện lên hình ảnh bất khuất cũng như vẻ đẹp kiên cường của những cánh rừng xà nu hùng vĩ, của người dân làng Xô Man và của Tnú. Qua đó cho thấy tinh thần quả cảm của những người dân trong thời kì chiến tranh.

Soạn bài Rừng xà nu hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

Đây là chuyện của một đời người được kể trong một đêm. Đồng thời đó cũng là chuyện về những con người ở một bản làng Tây Nguyên, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận. Qua đó, tác giả đặt vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của nhân dân và đất nước mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Đặc sắc, đậm đà chất sử thi hùng tráng:

+ Đề tài có ý nghĩa lịch sử: Cuộc chiến đấu của dân làng Xô Man

+ Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng. Rừng xà nu làm nền cho bức tranh về cuộc đấu tranh chống giặc “Cả rừng ... ào ào rung động, lửa cháy khắp rừng”, ....

+ Các nhân vật tiêu biểu được miêu tả trong bối cảnh trang nghiêm, hùng  vĩ, vừa mang phong cách Tây Nguyên vừa mang phẩm chất của anh hùng  thời đại: Tnú, Dít, Heng,...

+ Giọng điệu và ngôn ngữ trang trọng, mang đậm sắc màu Tây Nguyên.

 - Kết cấu vòng tròn: mở đầu, kết thúc là hình ảnh rừng xà nu.

 - Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết (già làng), kể bên bếp lửa gợi nhớ lối kể " khan"- giống sử thi của các dân tộc Tây Nguyên.

Bài giảng Ngữ văn 12 Rừng xà nu

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Những đứa con trong gia đình

Trả bài tập làm văn số 5

Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học

Chiếc thuyền ngoài xa

1 2,615 23/02/2022
Tải về