Soạn bài Phát biểu theo chủ đề hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Phát biểu theo chủ đề Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Phát biểu theo chủ đề để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 1,434 23/02/2022
Tải về


Soạn bài Phát biểu theo chủ đề - Ngữ văn 12

A. Soạn bài Phát biểu theo chủ đề ngắn gọn:

I. Các bước chuẩn bị phát biểu

Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

- Những nội dung cơ bản trong hội thảo:

+ Những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông đối với cuộc sống con người

+ Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông

+ Những giải pháp góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

- Tuỳ theo ý thích của từng học sinh. Chẳng hạn, có thể chọn nội dung thứ ba: Những giải pháp góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông vì đó là trọng tâm của chủ đề được mọi người chú ý.

Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Đề cương gợi ý:

1. Mở bài: Nêu vấn đề

- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và việc đi ẩu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.

2. Thân bài:

- Giải thích: Đi ẩu có thể được hiểu là đi không tuân theo luật lệ giao thông, lạng lách, đánh võng trên đường gây nên tình trạng mất trật tự giao thông, gây ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác cũng đang lưu thông trên đường.

- Thực trạng đi ẩu đặc biệt là ở giới trẻ hiện nay.

+ Hiện tượng đi ẩu thường xảy ra ở những lứa tuổi vị thành niên, không chấp hành luật giao thông, bất chấp luật lệ mà ngang nhiên làm bừa ngay ở nơi công cộng.

+ Những lối sống ẩu, đi xe ẩu trên đường của rất nhiều thanh niên thành thị trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tai nạn giao thông.

+ Nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do những phần tử thanh niên đi ẩu gây ra là tình trạng đáng báo động đối với cơ quan chức năng hiện nay.

+ Hiện tượng rú ga ầm ĩ, lạng lách từ bên này sang bên kia, không chịu chú ý đến những người xung quanh sẽ làm mất đi nề nếp của văn hóa giao thông.

- Hậu quả nghiêm trọng của việc đi ẩu: gây mất trật tự an toàn giao thông, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác, nguy cơ trực tiếp hoặc gián tiếp gây tai nạn giao thông,...

- Bàn về những giải pháp góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông do đi ẩu:

+ Các cơ quan chức năng cần nặng tay xử lý những người vi phạm luật, phóng nhanh vượt ẩu để có thể hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra.

+ Tuyên truyền ý thức tự giác chấp hành luật giao thông cho mọi người.

+ Phối kết hợp với các cấp chính quyền trong việc xử lí những người cố tình vi phạm luật giao thông.

+ Tăng cường công tác giáo dục về luật an toàn giao thông trong nhà trường.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại một lần nữa hiện tượng đi ẩu là một việc làm không tốt, bởi nó có những hậu quả khôn lường cho chỉnh bản thân người đi ẩu và cả những người xung quanh.

II. Phát biểu ý kiến

- Giới thiệu khái quát nội dung phát biểu

- Trình bày nội dung theo đề cương

- Nói lời kết thúc và cảm ơn

- Điều chỉnh thái độ, cử chỉ, giọng nói cho hợp lí và thuyết phục.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Giới thiệu: Tuổi trẻ có nhiều quan niệm về hạnh phúc

Giải thích khái niệm hạnh phúc là gì?

– Đưa ra một số quan niệm trong giới trẻ về hạnh phúc.

+ Hạnh phúc khi được làm theo sở thích, không bị phụ thuộc vào người nào và điều gì

+ Hạnh phúc sống cống hiến và hưởng thụ một cách hợp lí

+ Sự hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc cộng đồng

+ Hạnh phúc khi mang đến niềm vui, tốt đẹp cho mọi người

+ Hạnh phúc khi có bạn tốt, người chia sẻ

– Định hướng, đề xuất những quan niệm hạnh phúc

Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

- Xác định chủ đề: Con đường lập thân của học sinh THPT.

- Bày tỏ ý kiến của mình về quan niệm “Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên”.

- Vào đại học là ước mơ, là nguyện vọng chính đáng của học sinh thanh niên.

- Tuy nhiên không phải vào đại học là cách lập thân duy nhất bởi:

+ Không phải mọi thanh niên đều có khả năng vào đại học.

+ Sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh có thể không theo học đại học mà có thể theo học ở các trường dạy nghề, tùy theo năng lực, sở trường của mình.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Phát biểu theo chủ đề:

Để phát biểu ý kiến theo chủ đề có hiệu quả, cần lưu ý:

- Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung và tình hình thảo luận.

- Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp nhanh thành đề cương phát biểu

- Có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự.

Các bước chuẩn bị phát biểu

- Xác định đúng nội dung cần phát biểu:

+ Chủ đề của buổi hội thảo.

+ Những nội dung chính của chủ đề.

+ Lựa chọn nội dung cần phát biểu.

- Dự kiến đề cương phát biểu:

+ Mở bài (mở đầu): giới thiệu chủ đề phát biểu.

+ Nội dung phát biểu: Xác định nội dung sẽ phát biểu và sắp xếp nội dung phát biểu theo trình tự hợp lí.

+ Kết thúc: khái quát lại nội dung đã phát biểu, nhấn mạnh nội dung chính.

Phát biểu ý kiến

- Cần giới thiệu khái quát những nội dung mà mình sẽ phát biểu

- Trình bày nội dung theo đề cương dự kiến

- Nói lời kết thúc và cảm ơn sau khi đã trình bày xong.

- Trong quá trình phát biểu cần lưu ý điều chỉnh thái độ, cử chỉ, giọng nói cho hợp lí và thuyết phục.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Luật thơ (tiếp theo)

Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

1 1,434 23/02/2022
Tải về