Soạn bài Thực hành về hàm ý hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Thực hành về hàm ý Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Thực hành về hàm ý để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 1011 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thực hành về hàm ý - Ngữ văn 12

A. Soạn bài Thực hành về hàm ý ngắn gọn:

Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

a. Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ với câu hỏi của Pá Tra thì:

- Lời đáp đó thiếu thông tin về số lượng bò bị mất 

- Lời đáp đó thừa thông tin về việc A Phủ về lấy súng đi bắt hổ.

- Cách trả lời của A Phủ chứa hàm ý và thể hiện sự khôn khéo: thừa nhận việc làm mất bò và đưa ra giải pháp lấy công chuộc tội, đồng thời ngầm hé mở rằng giá trị của con hổ còn lớn hơn giá trị của con bò đã mất.

b.

- Khái niệm: Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

- Trong đoạn hội thoại trên, A Phủ cố ý vi phạm phương châm về lượng (vừa thừa vừa thiếu thông tin) nhằm mục đích hướng Pá Tra đến lợi ích lớn hơn con bò bị mất, lợi ích ấy A Phủ có thể mang lại để lấy công chuộc tội.

Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

a. Câu nói của Bá Kiến “Tôi không phải cái kho”:

- Từ chối đề nghị xin tiền của Chí Phèo

- Câu nói vi phạm phương châm cách thức vì thiếu sự rõ ràng.

b. Hành động nói và hàm ý trong hai lượt lời đầu tiên của Bá Kiến:

- Lượt lời 1: "Chí Phèo đấy hở?"

=> Hành động chào - Hàm ý ngao ngán, chán ghét.

- Lượt lời 2: "Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?"

=> Hành động yêu cầu, thúc giục – Hàm ý: Chí Phèo phải tự lo lấy thân mình, Bá Kiến không thể chu cấp mãi.

c.

- Hàm ý của lượt lời 1 và 2 của Chí Phèo được tường minh hóa ở lượt lời 3: "Tao muốn làm người lương thiện".

- Cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng và về cách thức vì thiếu rõ ràng, thiếu thông tin: Không nói rõ Chí Phèo đến để đòi cái gì.

Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

a.

- Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động: khuyên ông đồ chuyển sang viết trên giấy khổ to.

- Lượt lời thứ hai: lượt lời đầu có thêm hàm ý khác: không tin tưởng vào tài văn chương của ông, ý nói văn chương ông viết kém.

b. Bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện nhằm giữ thể diện cho ông đồ và thể hiện ý kiến một cách tế nhị, khéo léo.

Câu 4 (trang 81 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Đáp án D

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành về hàm ý:

- Hiểu được kiến thức cơ bản về hàm ý

- Cách tạo lập được hàm ý, tác dụng của hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ

- Có kĩ năng lĩnh hội được hàm ý, kĩ năng nói và viết câu có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Mùa lá rụng trong vườn

Một người Hà Nội

Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

Thuốc

Số phận con người

1 1011 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: