Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 522 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học (ngắn nhất)

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 ngắn gọn:

Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố).

*Dàn ý:

Mở bài:

Giới thiệu khái quát tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm "Tức nước vỡ bỡ".

Giới thiệu về nhân vật Chị Dậu

Thân bài:

+ Hoàn cảnh:

Gia đình khó khăn, bị thế lực quan trên chèn ép, chịu sưu cao thuế nặng, phải đóng sưu cho người em đã chết, khó khăn chồng chất khó khăn

Tính cách:

+ Đảm đang và thương yêu chồng con:

- Lo lắng khi chồng bị đánh đập trở về

- Xin được bát gạo, nấu cháo để chồng ăn và chăm sóc cho chồng, múc cháo phần cho con

- Nhún nhường trước sự hống hách của bọn cai lệ chỉ mong bảo vệ được chồng mình

+ Biết đấu tranh trước những bất công, đàn áp của bọn cai lệ:

- Khi những lời lẽ chịu đựng không khiến chúng tha cho chồng mình, chị đứng lên đấu tranh, phản ứng mạnh mẽ bằng sự kiên quyết trong cả lời nói và hành động của mình.

Kết bài:

Khẳng định lại vẻ đẹp của chị Dậu thể hiện trong tác phẩm

* Bài làm tham khảo

Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn xuôi Việt Nam. Ông có rất nhiều các tác phẩm hay, đặc sắc, trong đó tác phẩm nổi trội hơn cả, đó là tác phẩm “tắt đèn”. Tác phẩm như một lời tố cáo nặng nề đến giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa. Chị Dậu là người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công ấy, một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều

vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh đòi lại quyền được sống.

Chị Dậu là người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con và vô cùng đảm đang. Khi gia đình chưa có tiền nộp sưu, bọn quân lính đã bắt anh Dậu ra đình để chịu những đòn roi, đánh đập dã man của chúng. Đón chồng trở nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo. Chị tất tả chạy đi vay hàng xóm được nắm gạo để nấu nồi cháo loãng cho chồng. Trong lúc khó khăn, túng quẫn như vậy, chồng không muốn ăn, chị nhẹ nhàng giỗ dành, đút từng thìa cháo nhỏ cho anh ăn. Chị thấy chồng như vậy, chị đau cả bản thân mình nữa.

Trong lúc khốn khó, túng quẫn chị Dậu một mình xoay sở chống đỡ, chị trở thành trụ cột trong gia đình, mọi gánh nặng từ cuộc sống đè nặng lên vai chị. Khi chồng bị bắt đi, một mình chị thân gái phải chạy vạy khắp nơi để vay mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Chị phải mang cả đàn chó mới đẻ chưa mở mắt để gom đủ tiền. Và người mẹ đó phải mang đứa con của mình đi bán, có nỗi đau nào hơn nỗi đau này, khi con chị xin van chị ở lại mà chị phải dứt lòng bán con đi. Nỗi đau ấy ai thấu hiểu được đây.

Chị Dậu là con người vô cùng nhẫn nhục. Khi bọn cai lệ xông đến bắt anh Dậu, thúc ép nộp sưu, chị Dậu đã van xin, lời lẽ vô cùng kính trọng, chị nhỏ nhẹ xưng “ông” với “con”. Lúc đầu, chị nhẫn nhục van xin tên cai lệ để hắn tha cho anh Dậu. Khi bọn chúng sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị xám mặt tức giận nhưng vẫn cố gắng chịu đựng, níu tay tên cai lệ, van xin. Chị tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ chồng mình khỏi nguy hiểm. Vì ngoài cách đấy ra chị không biết mình có thể làm được gì nữa. Một người vợ chỉ có thể cố gắng như vậy thôi. Nhưng khi cái danh dự của chị bị chúng nó coi thường lời van xin ấy, khi tên cai lệ ấn vào ngực chị cái bịch và sấn đến chỗ anh Dậu thì chị chuyển thái độ lớn tiếng cảnh báo hắn.

Từ vị thế của kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị trí của người trên để mắng chửi chúng cho hả giận. Từ “ông- con” sang “bà- mày” thì chứng tỏ cơn giận đã lên đến đỉnh điểm. Chị Dậu không còn nhún nhường sợ hãi bọn cường hào gian ác nữa. Khi bị đặt vào tình thế như chị Dậu, thì không ai là không thể tức giận, ép quá thì núi lửa cũng phải phun trào chống lại. Chị cũng chỉ vì muốn bảo vệ cái gia đình nhỏ của chị. Một người phụ nữ phải chịu quá nhiều điều gò bó từ cuộc sống, bị chèn ép, bị bóc lột, bị làm cho khổ quá rồi thì người ta sẽ không chịu được nữa.

Sau lời cảnh báo, chị nhảy vào đánh lại bọn tay sai tàn ác: “Rồi chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm tên cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, đến lượt tên người nhà lí trưởng thì chị xông vào giằng co đu đẩy”. Chị ức quá rồi, chị bán sống, bán chết, không sợ gì nữa, có nhẫn nhục thì cuối cùng cũng sẽ chết thôi. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa, mà thay vào đó giới hạn của sự chịu đựng đã làm chị trở nên mạnh mẽ, không còn một tên tay sai nào có thể đánh lại, chúng phải bỏ đi. Chị không bảo vệ gia đình của mình thì sẽ không một ai bảo vệ cả. Tất cả những hành động đều là bộc phát từ trái tim của chị chứ chưa được giác ngộ bởi cách mạng.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của người phụ nữ trong xã hội xưa. Chị là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.

Đề 2: Số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

* Dàn ý:

Mở bài:

Giới thiệu về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên

Thân bài:

+ Hoàn cảnh của Lão Hạc:

- Vợ lão mất sớm, một mình nuôi con

- Cậu con  trai vì bất mãn vì không có tiền cưới vợ mà bỏ đi làm đồn điền cao su mấy năm trời không về

- Lão sống cùng con chó mà lão gọi với cái tên yêu thương là cậu Vàng, sớm hôm vui vầy cùng nó

- Làm thuê kiếm sống

+ Nhân cách:

- Yêu thương con, hết lòng lo lắng cho con

- Đến chết cũng không nỡ bán mảnh vườn vì muốn để lại cho con

- Khổ đau, day dứt, xót xa khi bán đi cậu Vàng vì không có gì cho nó ăn

- Là người rất có lòng tự trọng, không muốn làm phiền tới những người hàng xóm, chấp nhận cái chết đớn đau bằng bả chó

Kết bài:

Khẳng định về ý nghĩa của hình tượng nhân vật Lão Hạc.

* Bài làm tham khảo

Nhắc đến Nam Cao- một cây bút hiện thực bậc thầy của văn học Việt Nam, chúng ta nghĩ ngay tới “Chí Phèo” nhưng nếu nói: Nam Cao – nhà văn của tình thương, ta nghĩ ngay tới “Lão Hạc”. Số phận cuộc đời và vẻ đẹp, tính cách của Lão Hạc chính là thông điệp về tình thương của tác giả.

“Lão Hạc” là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân trong xã hội phong kiến cũ, đăng báo lần đầu năm 1943. Khi thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đem đến nhiều thay đổi, biến động cho xã hội Việt Nam. Người nông dân trong xã hội phong kiến đã chẳng dễ sống nay còn phải chịu cảnh “Một cổ hai tròng”. Nhân vật chính câu chuyện là người nông dân – người cha góa vợ, chỉ còn đứa con trai và chú chó Vàng được đặt trong cái nhìn của ông giáo. Vì phẫn chí không có tiền lấy vợ mà con lão bỏ đi đồn điền cao su, để lại mình lão với con chó. Lão coi Vàng như một người con trong nhà mà chăm sóc nhưng mất mùa, rồi lại đói kém, nhịn ăn không được lão quyết định bán Cậu Vàng và chọn cho mình cái chết vì không muốn phạm vào tiền để cho con. Câu chuyện là cái nhìn chân thực, đau đớn nhất về số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ, đồng thời làm sáng ngời vẻ đẹp của tình yêu thương, lòng tự trọng và tình người.

Trước hết, Lão Hạc hiện lên là nạn nhân của cái nghèo, cái đói của xã hội cũ. Toàn bộ tài sản của người nông dân ấy chỉ có một mảnh vườn và con chó. Vì nghèo mà lão không có đủ tiền để lo đám cưới cho con, để đứa con phải phẫn chí đi làm xa. Cái nghèo khiến lão không làm tròn trách nhiệm của một người cha cần phải làm. Cái nghèo bắt lão phải sống cảnh cô đơn, hiu quạnh trong tuổi xế chiều. Rồi cái đói ập đến, nó khiến lão phải sống khổ sở. Mảnh vườn thì còm cõi, xơ xác chỉ đủ cho lão bòn mót. Lão phải làm thuê, làm mướn để đổi lấy miếng ăn nhưng chẳng thể so với người trẻ. Rồi lại một trận ốm làm “lão yếu đi ghê lắm. tiền bấy lâu dành dụm đều cạn kiệt”. Cái nghèo, cái đói còn bủa vây khiến có lúc lão phải thốt lên rằng: “Cái kiếp chỉ nhỉnh hơn kiếp một con chó”.

Lão Hạc còn là nạn nhân của những khổ đau. Vợ mất sớm, sợi dây tình cảm với người con trai cũng chẳng giữ được. Không thể làm tròn chức trách một người cha, để rồi mỗi lần nhắc về con là mỗi lần nước mắt lại rơi: “Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi nữa?”. Chỉ còn mỗi con chó Vàng làm bạn, làm người thân. Nhưng còn gì đau đớn hơn khi phải bán đi chính thứ mình đã coi là một phần máu thịt, là con của mình. Đến cuối hành trình, vẫn là cái chết bi thảm và dữ dội: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.” Lão đang ở đỉnh cao của sự hành xác. Làm sao quên được cái chết đau đớn ấy, khác nào cái chết của một con vật! Hiện tại thì tối tăm, tương lai thì mờ mịt và bế tắc. Liệu còn khì khổ đau hơn những điều người nông dân xưa phải chịu?

Nhưng Nam Cao không phải chỉ là nhà hiện thực lạnh lùng, ông còn là sứ giả của tình thương. Ông đã dùng tấm lòng nhân đạo của mình để thấy được vẻ đẹp trong tính cách của Lão Hạc. Trước hết, đó là người cha giàu tình yêu thương con. Khi không đủ tiền để cưới vợ cho con: “lão thương con lắm nhưng biết làm sao được”. Câu nói đầy bất lực của một tấm lòng chan chứa yêu thương. Nhìn con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su mà lão “chỉ biết khóc chứ còn biết làm thế nào nữa”. Tiếng khóc bất lực của người cha khi để con tuột khỏi tay mình. Ở nhà, lão tự tước đi quyền sở hữu mảnh đất. Bởi “vườn của mẹ nó tậu thì nó hưởng” và “tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu. Tiêu lắm chỉ tổ chết nó”. Cũng vì thế mà lão đã bán đi đứa con tinh thần của mình- cậu Vàng. Để rồi, cái chết cuối truyện cũng chỉ là để bảo toàn hạnh phúc cho đứa con. Không được học hành, cũng chẳng được dạy chữ nghĩa nhưng chính những điều lão làm là minh chứng cảm động nhất về tình phụ tử nguyên sơ, mộc mạc mà thiêng liêng.

Lão Hạc còn là một người nông dân nghèo giàu lòng tự trọng. Đó là khi dẫu bị cái đói, cái nghèo làm khổ sở, phải ăn những món tự chế nhưng chưa một lần ông nhận sự giúp đỡ của ai. Đó là khi còn tiền nhưng lão vẫn gửi tiền ông giáo để có tiền làm ma, để không phải làm phiền hàng xóm. Cái chết của lão cũng là minh chứng cho câu nói: “đói cho sạch, rách cho thơm”. Lòng tự trọng ấy, không cần phải dữ dội như sự phản kháng mạnh mẽ của chị dậu nhưng lại là lòng tự trọng phải đánh đổi dữ dội nhất. Khi đứng trước miếng ăn, có những con người đã gục ngã: Binh Tư, bà cái Tí hay trượt dài trên con đường tha hóa: Chí Phèo thì Lão Hạc vẫn có thể giữ vững mình trên bờ vực, trước ranh giới của sự tha hóa. Đó chính là vẻ đẹp, phẩm giá của con người Việt Nam, người nông dân Việt Nam.

Đặc biệt, Nam Cao đã khám phá ở Lão Hạc một phẩm cách rất đặc biệt, tính người và tính đồng loại. Với người khác, chó chỉ là một vật nuôi, vật trao đổi hay cùng lắm là một người bạn mua vui. Nhưng với lão, đó không đơn giản như vậy. Lão gọi nó là cậu Vàng như “bà mẹ hiếm hoi gọi đứa con cầu từ”, rồi lão bắt rận, mắng yêu nó, tắm cho nó. Và khi bán chó, lão chìm xuống đáy của bi kịch. Lòng lão đau nhói, những giọt nước mắt như rỉ ra từ đó: “những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra” rồi lão hu hu khóc như con nít. Con người ta tự bao giờ phân định mình tách biệt với tự nhiên, là bậc cao hơn với động vật? Chỉ có lão Hạc coi cậu Vàng như là một sinh linh, một mạng sống. Những giọt nước mắt đưa con người về thời nguyên sơ, thuần khiết nhất, trở về với bản tính của mình, hòa nhập cùng thiên nhiên. Bởi thế, Nam Cao mới coi giọt nước mắt là “giọt châu của loài người”, thể hiện tính người.

Như vậy, bằng tài năng của một cây bút văn học trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, tạo dựng chi tiết và tình huống bất ngờ, Nam Cao đã vẽ lên bức tranh số phận và vẻ đẹp của người nông dân trong xã hội đen tối qua hình ảnh cuộc đời lão Hạc.Bằng tác phẩm của mình, tác giả không chỉ tố cáo hiện thực mà còn thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình. Với ông, văn học chính là một loại hình của yêu thương mà mỗi tác giả phải là sứ giả của tình thương, mỗi tác phẩm là thông điệp của tình thương.

Bởi những giá trị và tầm tư tưởng ấy, “Lão Hạc” chưa và không bao giờ rời khỏi một góc yêu thương của người đọc mọi thế hệ.

Đề 3: Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.

*Dàn ý:

 Mở bài:

Giới thiệu về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Ô-hen-ry

Nếu vấn đề về tình người trong tác phẩm

Thân bài:

+ Tình bạn của Xiu và Giôn -xi:

- Cùng sống chung, giúp đỡ nhau trong công việc

- Giôn-xi ốm, Xiu hết lòng chăm sóc cho bạn

- Xíu lo lắng khi thấy tinh thần của bạn ngày một suy sụp gắn số phận của mình vào những chiếc lá thường xuân

- Động viên Xiu mỗi ngày cùng cố gắng

+ Sự yêu thương, hy sinh của cụ Bơ-men dành cho Xiu và Giôn-xi:

- Xem Xiu và Giôn- xi như những cô con gái

- Thương xót khi Xiu có những suy nghĩ ngu ngốc về chiếc lá

- Cố gắng vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió để mang lại hy vọng sống cho cô gái trẻ

- Đổi lấy hy vọng sống cho cô gái trẻ bằng chính mạng sống của mình

Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của tình người trong tác phẩm và ý nghĩa trong đời sống.

* Bài làm tham khảo

TÌNH ĐỜI TRONG CHIẾC LÁ

Nếu là con chim, chiếc lá,

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

Những câu thơ vang lên như lời khẳng định về mối quan hệ giữa con người với con người, về sự chia sẻ và hi sinh. Phần cuối truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri  cũng khiến ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau giống như thế.

Tác phẩm là câu chuyện kể về sự thay đổi của Giôn-xi, một nữ họa sĩ trẻ tuổi. Là một người có tài, khao khát được sống hết mình với nghệ thuật. Thế nhưng căn bệnh sưng phổi và sự nghèo túng đã khiến cô tuyệt vọng và không muốn sống nữa. Giôn-xi đã sống một chuỗi những ngày đen tối, không niềm tin, không hi vọng thậm chí là tàn nhẫn với những người yêu quý cô khi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ đến khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng buông xuôi, lìa đời.

Câu chuyện có lẽ đã dừng lại với cái chết được dự báo trước của Giôn-xi khi trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng suốt cả đêm qua, khiến cho những cây thường xuân cũng rã rời, lá của chúng sẽ rụng hết xuống. Nhưng không, vẫn còn một chiếc lá cuối cùng trên cây, được tác giả miêu tả “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”. Chiếc lá ấy vẫn kiên cường bám chặt vào cành cây cách mặt đất khoảng chừng hai mươi bộ, hôm sau, hôm sau nữa chiếc lá ấy vẫn như thế. Từ một con người tuyệt vọng chỉ chực chờ chết, hình ảnh của chiếc lá thường xuân kiên cường đã làm thay đổi suy nghĩ của Giôn-xi, cô khao khát được sống và mong mỏi “một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”. Điều ấy cũng có nghĩa, chiếc lá cuối cùng đã khiến cho tâm hồn một con người hồi sinh, khiến cho cô gái sống lại với khao khát và đam mê nghệ thuật của mình. Cuối cùng thì Giôn-xi cũng qua cơn nguy hiểm và dần dần khỏe trở lại.

O Hen-ri đã sử dụng rất nhiều tình tiết hấp dẫn, sự sắp xếp chặt chẽ khéo léo và kết cấu đảo ngược tình huống hai lần khiến cho người đọc đi hết từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Hóa ra, chiếc lá cuối cùng kiên cường bám trụ lại trên cành ấy lại là “kiệt tác của cụ Bơ-men”. Hóa ra, người ốm yếu, tuyệt vọng bên bờ vực của cái chết lại đang dần khỏe lại, còn người khỏe mạnh như cụ Bơ-men lại chết vì sưng phổi, dù mới chỉ ốm có hai ngày. Điều đáng nói ở đây chính là tinh thần hi sinh cao cả của cụ Bơ-men, một người họa sĩ già với khao khát cả cuộc đời là “vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được”, cụ đã đánh đổi cả mạng sống của mình níu giữ tâm hồn và sự sống cho cô họa sĩ trẻ Giôn-xi. Xiu đã kể lại với Giôn-xi về cụ Bơ-men một cách đầy xúc động “...cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt...người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắm sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau...”. Bức tranh của cụ đã làm thức dậy khao khát sống cũng đã khơi dậy trong lòng người đọc sự thương cảm, trân trọng với nghĩa cử cao đẹp của cụ Bơ-men. Đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời, cụ vẫn sống với đam mê hội họa của mình. Và phải chăng, chính vì câu chuyện đầy tình người đằng sau bức họa chiếc lá cuối cùng ấy đã biến nó thành một kiệt tác đúng như di nguyện của cụ Bơ-men lúc còn sống. Nghệ thuật suy cho cùng cũng là cách khiến cho con người cảm thấy thỏa mãn, khiến con người thay đổi và sống tốt hơn. Và, cụ Bơ-men đã mang tình người để làm nên giá trị vĩnh hằng cho tác phẩm cuối cùng - kiệt tác trong cuộc đời họa sĩ của mình.

Có thể nói, đoạn trích Chiếc lá cuối cùng trích trong truyện ngắn cùng tên của O Hen-ri đã khiến người đọc rung động trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ, giữa Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men. Câu chuyện ấy cũng nhắc nhở chúng ta về tấm lòng lương thiện, sự chia sẻ giữa người với người trong xã hội ngày nay.

Đề 4 : Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go

* Dàn ý:

Mở bài:

Giới thiệu về tác phẩm Mây và sóng của Ta- go

Thân bài:

+ Vẻ đẹp mộng mơ:

- Hình ảnh thiên nhiên, bầu trời cao có áng mây gọi mời bé thơ, dưới biển rộng, có sóng nước mời gọi bé.

- Những trò chơi hấp dẫn lạ lùng nên thơ trên mây, dưới sóng đều rất đẹp, rất thu hút, gợi tả bằng những hình ảnh kiều diễm, lung lĩnh

+ Ý nghĩa sâu sắc bài thơ gửi gắm:

- Thiên nhiên đẹp lạ thường cần được nâng niu, gìn giữ

- Tình cảm mẹ con sâu nặng, bền chặt, không một ai có thể chia cắt, luôn bất diệt và cháy mãi.

Kết bài:

Khẳng đinhn lại vẻ đẹp và ý nghĩa sâu xa mà bài thơ mang lại.

* Bài làm tham khảo

Tagore là một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ. Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẹ con vốn là tình cảm thiêng liêng và là đề tài quen thuộc trong văn chương, nghệ thuật nhưng mỗi nhà văn, nhà thơ lại có cách cảm nhận của riêng mình. Đến với bài thơ “Mây và sóng”, Tago lại nói về tình mẫu tử qua những hình ảnh và sự tưởng tượng của đứa con. Bài thơ mang vẻ đẹp mộng mơ và có ý nghĩa sâu sắc.

Bài thơ có âm vang như một khúc đồng dao, là câu chuyện kể của em bé cho mẹ nghe được chia làm hai phần chính là lời của người trên mây và lời của người trong sóng.

Trước hết, vẻ đẹp mộng mơ của bài thơ thể hiện qua lời của người trên mây “ Bọn tớ chơi từ sáng sớm cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. Nhà thơ Ấn Độ hình dung rằng em bé đang nói chuyện với một người ở trên mây. Cách hình dung tưởng tượng này đầy lãng mạn. Mây được nhân hóa để trở thành một con người sống động. Lời mời gọi của mây rất hấp dẫn, có đầy những hình ảnh thơ mộng như trăng, rồi lại được chơi rất nhiều “chơi từ sáng sớm cho đến chiều tà”. Khi em bày tỏ thắc mắc con đường có thể lên mây chơi thì người đó đã cho em câu trả lời là hãy đi đến tận cùng của cuối trời "đưa tay lên" và em sẽ được "nhấc bổng lên". Chỉ cần thế thôi, em bé đã có thể tận hưởng cảm giác hòa cùng trời, du dương trong làn gió mát, vi vu qua những cảnh sắc dưới trần gian. Một cách thức lên mây đượm màu của những phép thần thông. Thế nhưng trong giờ phút ấy em đã nghĩ đến mẹ "buổi chiều mẹ luôn đợi mình ở nhà". Vì thế mà em tự thấy mình không thể rời mẹ đi được. Dù không được lên mây, em bé vẫn nghĩ ra một trò chơi vui hơn nhiều. Đó là "con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng". Chúng ta sẽ cùng ngao du trên vùng trời bao la, gắn bó chẳng tách rời. Đậm thơ trong sáng tựa như tâm hồn con trẻ thể hiện ước muốn thần tiên và cũng là tình cảm hồn nhiên nhưng nồng ấm của con dành cho mẹ.

Lời mời gọi, rủ rê của người trong sóng còn mộng mơ quyến rũ hơn nhiều: "Bọn tớ ca hát sáng sớm đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ không biết khi nào dừng". Lời thơ khiến người đọc hình dung ra những con sóng cứ nối đuôi nhau xô bờ rì rào rì rào rồi lại dạt xa biển xa tít tắp đến chân trời. Khi em bé hỏi cách nào để ra được nơi đại dương sâu thẳm đã có tiếng trả lời "hãy đến rìa biển cả con sẽ được sóng nâng đi". Câu từ thật nhẹ thật dịu êm như nâng cảm xúc của con người hòa cùng trời đất của biển cả. Nhưng rồi em bé lại nhớ ra mẹ luôn muốn em ở nhà với em. Một lần nữa người mẹ lại níu kéo em trước lời rủ rê của sóng.

Mây và sóng suy cho cùng là những cám dỗ của đời người mà chúng ta chẳng thể tránh khỏi, thậm chí một vài lần đã xao động trước hoa thơm bướm lượn ấy. Nhưng luôn có một điểm tựa vững vàng, một bến đỗ nhắc ta tỉnh táo. Đó chính là tình yêu thương nói chung và tình mẫu tử nói riêng. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp níu giữ chúng ta trước những ranh giới. Qua bài thơ "Mây và sóng" của Tago, chắc hẳn mỗi người đọc cũng nhận ra hạnh phúc không phải ở những gì xa xôi, hào nhoáng mà ở ngay bên cạnh chúng ta, trong những người thân yêu. Chỉ cần chúng ta biết yêu quý và trân trọng những gì chúng ta đang có, thì mọi điều tưởng chừng giản dị bình thường cũng trở thành hạnh phúc quý giá.

"Mây và sóng" không chỉ đượm màu sắc mộng mơ, xoa dịu trái tim con người mà còn kết đọng những tầng sâu triết lý có ý nghĩa với muôn đời.

Đề 5: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.

* Dàn ý:

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về Tức cảnh Pác Pó và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Thân bài:

+ Vẻ đẹp trong cách sống Bác Hồ:

- Sinh hoạt bình dị, gần gũi với thiên nhiên: sáng- bờ suối; tối - vào hàng

- Những thức ăn đạm bạc, sẵn có: cháo bẹ, rau măng

+ Vẻ đẹp trong công việc và lý tưởng của Bác:

- Nơi làm việc còn thiếu thốn, khó khăn: bàn ghế chông chênh

- Kiên trì với việc nghiên cứu cách mạng: dịch sử Đảng

- Lạc quan với lý tưởng của cách mạng cao đẹp giải phóng dân tộc

Kết bài:

Khẳng định lại vẻ đẹp trong nhân cách và lối sống của Bác Hồ thể hiện trong bài thơ.

* Bài làm tham khảo

Bác Hồ không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Bác còn là một đại thi gia của dân tộc. Những tác phẩm mà người để lại cho kho tàng văn học dân tộc tuy không cầu kì, chau chuốt nhưng đều là những viên dạ minh châu không thể thay thế, là niềm tự hào của nước nhà. Một trong số những bài thơ như thế là “Tức cảnh Pác- bó” được viết vào tháng 2 năm 1941, tại hang Pác- bó(Cao Bằng), khi Người trở về Việt Nam hoạt động và làm việc sau hơn ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

Đến với bài thơ ta đã nhận thấy một sự vô tư từ ngay trong cách diễn đạt:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang”

Nhịp thơ 3/3 với dấu phẩy ở giữa dòng chia câu thơ làm hai vế cân xứng như là một lời kể tự nhiên về nhịp sống thường ngày của Bác nơi núi rừng Pác- bó. Hoạt động và sinh sống ở nước ngoài nhiều năm, Bác vốn đã quen với một nếp sống có kỉ luật, ở tại hang Pác- bó cũng vậy, Bác sinh hoạt và làm việc điều độ theo thời gian phân bố. Sáng thì ra suối, để sinh hoạt, để làm việc rồi đến tối trở về hang để nghỉ ngơi. Bác sinh hoạt có nề nếp và đồng thời ăn uống cũng đạm bạc:

“Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”

Hai từ “sẵn sàng” thốt lên nghe thì có vẻ như gợi ra một sự đủ đầy, muốn là có ngay mà không hề thiếu thốn một điều gì. Nhưng thực chất, bữa cơm hàng ngày của người chỉ có bẹ chuối và măng rừng, những thức rất đỗi là giản dị, nếu không muốn gọi là kham khổ. Ở nơi núi rừng Pác- bó này không thể tìm đâu ra một thứ gì tốt hơn là cháo bẹ, là rau măng, điều này đã chứng tỏ Bác đang phải làm việc và sinh hoạt trong một hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn, ăn uống chỉ có thể gọi là đủ no. Nhưng những khó khăn ấy lại được Hồ Chủ Tịch thốt lên bằng giọng nhẹ nhàng sảng khoái chứng tỏ, Bác đối với những khó khăn vật chất tầm thường đều không coi là quan trọng. Đối với Bác, việc quan trọng nhất lúc này là dân, là nước, là đánh đuổi quân xâm lược:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng quay về nước, Bác Hồ vẫn ngày ngày tiếp tục con đường tìm ánh sáng cho dân tộc. Trong cái lạnh của núi rừng, trong sự thiếu thốn của vật chất, trên một chiếc bàn đá không mấy chắc chắn, Người đang tỉ mẩn dịch lịch sử Đảng Cộng Sản Liên Xô làm tài liệu cho các chiến sĩ cách mạng học tập. Hai hình ảnh đối lập, một bên là chiếc bàn đá “chông chênh” bấp bênh, không chắc chắn với một bên là công việc trọng đại mà Bác đang làm: mở đường cho tri thức cách mạng đến với những người chiến sĩ cách mạng. Điều này càng làm nổi bật lên sự thiếu thốn trong hoàn cảnh sống và làm việc của Bác đồng thời nổi bật được trọng trách to lớn mà Bác đang gồng gánh trên vai. Sau bao nhiêu những những khó khăn về vật chất, những điều quan trọng phải làm, Bác Hồ đã kết thúc bài thơ:

"Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Chỉ một từ “sang” làm cho tư tưởng bài thơ vụt sáng. Phải chăng người đọc thắc mắc vì sao Bác gọi cuộc đời cách mạng gian khổ là “sang”. Cái sang ở đây không phải là cái sang về vật chất mà mà giàu có về rất nhiều điều khác. “Sang” là ở một cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, tuy không xa hoa nhưng giản dị, hòa hợp với thiên nhiên khiến cho tâm hồn tươi tắn thanh thản. “Sang” ở đây là một tấm lòng hạnh phúc khi được hoạt động và làm việc vì nhân dân, vì đất nước, làm công việc có ý nghĩa cho cuộc đời. “Sang” ở đây là tuy thiếu về vật chất nhưng tinh thần thì luôn tràn trề đủ đầy một niềm lạc quan vào ngày giải phóng dân tộc đang dần tới.

Với lời thơ giản dị, tự nhiên, giọng thơ sảng khoái mang đầy tinh thần lạc quan, Hồ Chủ Tịch đã cho ta thấy cái “thú lâm tuyền” của Người nhưng không phải là cái thú vui của Nguyễn Trãi, Nguyễn BỈnh Khiêm năm xưa “lánh đục về trong” mà là sự tạo nhã, hòa hợp với thiên nhiên ngay trong cuộc đời người lính. Ở Hồ Chí Minh, niềm vui hòa hợp với thiên nhiên vẫn gắn với cuộc đời cách mạng, cuộc đời hoạt động sôi nổi không ngừng nghỉ vì dân vì nước.

Bài thơ là sự diễn tả những hoạt động thường nhật của Bác Hồ trong những ngày hoạt động cách mạng ở hang Pác- bó, Cao Bằng. Qua bài thơ, hình ảnh Bác Hồ trong lòng người đọc càng thêm đẹp, thêm sáng lấp lánh trong sự giản dị, lạc quan, tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tinh thần cách mạng và tài năng thơ ca tuyệt diệu. Nhân cách cao khiến của Người còn sáng mãi trong lòng mọi con dân nước Việt.

Đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. 

*Dàn ý:

 Mở bài:

Giới thiệu khái quát về bài thơ và khổ cuối tác phẩm "Ánh trăng" của Nguyễn Duy

Thân bài:

+ Ánh trăng vẫn cứ xinh đẹp, dịu hiền và tròn đầy trên bầu trời cao dẫu cho thời gian chảy trôi, con người thay đổi, vô tình và lãng quên

+ Ánh trăng không trách móc, chẳng hờn giận hay buông lời nặng lòng, vậy mà vẫn khiến lòng người day dứt khó tả

+ Trăng đã thức tỉnh con người, thức tỉnh những kẻ dại khờ dễ dàng quên đi quá khứ ân tình, để con người thấy ăn năn, " giật mình" nhận ra những lỗi lầm của bản thân

Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ

* Bài mẫu tham khảo:

Trăng là một đề tài không còn xa lạ trong thơ ca. Trong các tác phẩm văn học, vầng trăng luôn xuất hiện như một người bạn tâm tình gắn bó với thi sĩ. Đặc biệt trong những năm tháng kháng chiến, vầng trăng như người đồng đội cùng kề vai sát cánh chiến đấu như nhà thơ Chính Hữu đã xây dựng hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Thế nhưng khi chiến tranh qua đi, khi con người dần quen với ánh điện sáng trưng thì lại quên đi vầng trăng, quên đi quá khứ nghĩa tình. Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã khắc họa thành công điều đó đặc biệt là khổ thơ cuối gây cho ta nhiều điều đáng suy ngẫm:

Trăng cứ im phăng phắc

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình.

Nguyễn Duy đã mở ra một câu chuyện trước mắt người đọc. Những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ gắn liền với hình ảnh ánh trăng. Trăng khi ấy là bạn, luôn cùng ta tạo nên những kỉ niệm êm đềm. Đến khi đất nước gặp chiến tranh, khi ta cầm súng bảo vệ quê hương, trăng như người đồng chí cùng kề vai sát cánh chiến đấu, soi tỏ những đêm tối âm u. Thế nhưng khi đất nước được hòa bình, trở về với thành phố nhộn nhịp, với ánh sáng rực rỡ của đèn điện, ta lại dần quên đi ánh sáng dịu dàng của vầng trăng, coi trăng như người dưng qua đường. Và rồi một tình huống đột ngột xảy ra cả tòa nhà mất điện. Khi ấy mở tung cửa sổ, thấy vầng trăng sáng vẫn lặng lẽ ở đó, ta mới thấy ngỡ ngàng.

Không hề trách móc sự quên lãng của người lính, vầng trăng vẫn tròn vành vạnh, tỏa sáng dịu hiền. Thế nhưng sự im lặng không tiếng động ấy càng làm cho ta cảm thấy sự bạc bão của mình trong năm tháng qua. “tròn vành vạnh” đâu phải chỉ là vẻ đẹp vầng trăng thiên nhiên trong sáng viên mãn, đó còn làbiểu tượng cho sự thủy chung, cho tình nghĩa đã từng có trong những hồi ức vẫn không hề có chút đổi thay, không bao giờ phai nhạt. Thế nhưng càng miêu tả vầng trăng tình nghĩa, nhà thơ giống như đang tự trách mình lỡ vô tình quên đi những hồi ức tốt đẹp ấy, trách mình quên đi người bạn không bao giờ rời bỏ mình. Sự tự trách đo đã khẳng định một tâm hồn đẹp, một vẻ đẹp của nhân cách nhà thơ.

“Ánh trăng im phăng phắc” là hình ảnh tuyệt đối lặng yên, không mảy may lay động. Sự tình nghĩa của ánh trăng sẽ mãi không đổi thay, luôn thủy chung cho dù cuộc sống có biến động như thế nào. Qua ánh trăng ta thấy những kỉ niệm của quá khứ sẽ luôn sống cùng với thời gian năm tháng cho dù con người có thể đổi thay, quên lãng nó để rồi đến một lúc nào đó nó sẽ gợi nhắc con người nhớ lại. Thành công lớn nhất của Nguyễn Duy trong khổ thơ này đó là đã sử dụng rất tinh tế từ “ giật mình”. Đó là một phản xạ tâm lí của nhân vật trữ tình khi nhận ra được sự vô tình bạc bẽo trong cách sống của mình trước sự uy nghi, tĩnh lặng của vầng trăng. Đó là cái “giật mình” thức tỉnh để nhân vật trữ tình tự nhắc mình phải luôn nhớ tới quá khứ nghĩa tình đã qua. Trong cuộc sống nhộn nhịp, xô bồ, cần lắm những cái giật mình như vậy. Nó sẽ hướng con người về những cái tốt đẹp, níu giữ con người trước cám dỗ cuộc đời, không bị chìm nghỉm trong cái lo toan bộn bề của cuộc sống. Câu thơ cuối chính là sự thức tỉnh lương tâm mãnh liệt, một bài học triết lý đáng suy ngẫm.

Khổ thơ cuối cùng bài thơ “Ánh trăng” đã đem đến những triết lí nhân sinh sâu sắc. Nó như một lời cảnh tỉnh chúng ta trên từng chặng đường đời để mỗi người biết sống sâu sắc, nhân văn và ý nghĩa hơn.

Đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. 

* Dàn ý:

Mở bài:

Giới thiệu về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Bằng Việt

Thân bài:

+ Bếp lửa gắn với những kỉ niệm lúc ấu thơ những ngày còn khó khăn của tuổi thơ tác giả

+ Bếp lửa gắn với những kỉ niệm bên bà, những ân cần bảo ban dạy dỗ, chăm sóc của bà dành cho cháu

+ Bếp lửa đã thắp lên ngọn lửa của niềm tin yêu, của hy vọng trong trái tim cháu

+ Bếp lửa đã truyền cho cháu những ước mơ, khát vọng và là hành trang trọng mỗi bước đường trưởng thành của cháu

+ Bếp lửa là biểu tượng của tình thân, của tình yêu gia đình, quê hương và tình yêu đất nước.

Kết bài:

Khẳng định lại ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa

* Bài làm tham khảo

Với giọng thơ mượt mà, trẻ trung mà mang đậm tính triết lí sâu sắc, nhà thơ Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Chúng ta đã từng biết đến một "Tre Việt Nam" với lối viết giản dị mà thấm đẫm cảm giác tự hào, đã từng biết đến "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" với bao tình cảm gửi đến người mẹ, và giờ đây là "Ánh trăng".

Bài thơ "Ánh trăng" ghi lại một thoáng giật mình của thi sĩ trước vẻ đẹp ân tình của vầng trăng. Trước cuộc sống bận rộn, con người đã quên đi những kỉ niệm của quá khứ. Thế nhưng vầng trăng vẫn vẹn nguyên, thuỷ chung ân tình mà sâu sắc.Bài thơ đã để lại cho người đọc biết bao bài học thấm thía và sâu sắc, đặc biệt, khổ thơ cuối đã mang lại nhiều dư vị và cảm xúc khó quên.

"Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình."

Bài thơ được viết năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi mà những người lính từ chiến trường trở về sống giữa thành phố xa hoa mà hiện đại, bỏ lại sau lưng quá khứ hào hùng. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh ánh trăng - hình ảnh tượng trưng cho quá khứ và vẻ đẹp vĩnh hằng, trường tồn mãi mãi. Hình ảnh của quá khứ càng tươi đẹp thì nhà thơ tự trách mình, cảm thấy có lỗi. Những khổ thơ trước là hình ảnh khu phố mất điện và đột nhiên đèn điện vụt tắt. Trong phút giây đó, nhà thơ mới nhận ra mình đã lãng quên đi quá khứ. Với giọng điệu nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu lắng câu thơ đầu đã mang đến cho người đọc nhiều suy ngẫm:

"Trăng cứ tròn vành vạnh"

Trăng là một trong những biểu tượng thanh bình tượng trưng cho hồi ức kỉ niệm xưa. Trăng đã cùng người chiến sĩ trải qua biết bao gian truân, khó nhọc, từ hồi nhỏ cho đến khi đã trở thành một chiến sĩ bảo vệ độc lập của dân tộc. Nếu như với Hồ Chí Minh, trăng như người bạn tâm tình với nhà thơ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Nhưng giờ đây trăng là biểu tượng của quá khứ nhưng không bao giờ lãng quên. Cụm từ "tròn vành vạnh" đã mang đến một sắc thái vẹn nguyên và luôn ghi nhớ mãi không quên. Vẻ đẹp đó tưởng chừng như vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, cái đẹp luôn làm lòng người mê đắm. Vầng trăng là hiện thân của những hồi ức và chắc chắn những hồi ức đó luôn không thay đổi. Những dòng suy nghĩ của nhà thơ là cách gợi dẫn để nhà thơ tự trách mình:

"Kể chi người vô tình"

"Người vô tình" - cụm từ như một lời trách móc đối với chính nhà thơ. Trách khi bản thân mình đã quên đi những hồi ức, những kỉ niệm của tuổi trẻ sao lại quá vô tình, sao lại bị cuộc sống hiện đại nơi phố thị làm lãng quên đi quá khứ. Sự tự trách đó thể hiện vẻ đẹp của nhân cách. Vốn là người luôn biết tôn trọng và nhớ về quá khứ nhưng rồi lãng quên, chỉ khi được ánh trăng thức tình, nhà thơ mới dâng trào cảm xúc:

"Ánh trăng im phăng phắc"

Nếu như khổ thơ trước là "trăng" thì đến khổ thơ này xuất hiện "ánh trăng". Là biểu tượng của thiên nhiên, của hoà bình, ngoài ra trăng còn cho thấy sự bao dung của tình nghĩa thuỷ chung. Đây chính là phẩm chất cao quý mà chính tác giả muốn xây dựng. Sự im lặng của ánh trăng, chẳng phải là sự bất lực hay buông xuôi mà đó là lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với những con người lỡ quên đi quá khứ - một phần của cuộc đời. Kỉ niệm, kí ức - những điều tưởng chừng vô tri, vô giác nhưng lại có linh hồn và sức sống riêng. Con người có thể thay đổi nhưng những kí ức sẽ luôn trường tồn với thời gian, và rồi một thoáng bất chợt trong cuộc sống, ánh trăng lại thức tình người:

"Đủ cho ta giật mình"

Cái giật mình vì chợt nhận ra sự vô tình của chính mình. Giật mình vì hối hận, vì quên đi những tháng ngày gian khổ đói nghèo mà ân tình ân nghĩa. Chính sự thức tỉnh ấy đã làm cho tác giả phải nhìn nhận lại chính bản thân mình và những người xung quanh. Câu kết của khổ thơ cũng như toàn bài là một bài học nhận thức sâu sắc. Phải chăng, mỗi người trong chúng ta khi đọc đến câu thơ này đều đặt cho chính bản thân mình một câu hỏi? Đó chính là vẻ đẹp của nhân cách trong mỗi chúng ta.

Bằng thể thơ năm chữ được vận dụng linh hoạt sáng tạo cùng giọng điệu tâm tình mà nhẹ nhàng, sâu lắng, bài thơ "Ánh trăng" đã mang đến cho độc giả những phút giây sống chậm lại suy nghĩ về những gì mình đã và đang làm. Và khổ thơ cuối chính là khổ thơ mạng lại dấu ấn đậm nét trong chúng ta. Tình cảm và thái độ ghi nhớ công ơn của những người đã đi trước chính là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Và chính chúng ta cần giữ gìn và phát huy chúng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Bến quê

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt

Soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi

Soạn bài Trả bài tập làm văn số 7

1 522 12/03/2022
Tải về