Soạn bài Chiếc lược ngà | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Chiếc lược ngà lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 1453 lượt xem
Tải về


Soạn bài Chiếc lược ngà (ngắn nhất)

Soạn bài Chiếc lược ngà ngắn gọn:

Câu 1 (trang 202 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Tóm tắt:

Ông Sáu đi kháng chiến xa nhà suốt 8 năm trời, khao khát mong mỏi được dịp về thăm con gái, Thế nhưng khi được về thăm bé Thu, con gái ông lại không nhận ra cha mình vì vết sẹo trên má làm cho ông không giống như trong tấm hình chụp chung với má nó. Đến lúc bé Thu nhận ra cha cũng là lúc oong Sáu phải trở lại khu căn cứ. Nhớ lời con dặn trong những ngày ở khu căn cứ ông Sáu đã cố gắng làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cho con. Nhưng chưa kịp đưa cho con thì ông Sáu đã hi sinh trong một trần càn, Trước khi nhắm mắt ông Sáu đã dùng hết sức lực còn lại để nhờ người bạn đưa chiếc lược về cho con gái.

Tình huống biểu cảm:

+ Đối với bé Thu: lúc ông Sáu chào bé Thu ra đi, bé đã kêu lên tiếng gọi ba và lao tới ôm chặt ông Sáu.

+ Đối với ông Sáu: cảnh trước lúc hi sinh, ông Sáu móc chiếc lược đưa cho người bạn, không đủ sức để nói nên lời, ông chỉ có thể gửi gắm bằng ánh mắt.

Soạn bài Chiếc lược ngà | Ngắn nhất Soạn văn 9 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 202 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

* Diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu:

- Trước khi nhận ra cha:

+ Ngơ ngác sợ hãi khi mới gặp cha: bé Thu lại tròn mắt ngơ ngác lạ lùng như nhìn người xa lạ, mặt tái đi chạy đi kêu má làm cho ông Sáu rất đau khổ.

+ Bướng bỉnh, ương ngạnh khi ở nhà với ba: con bé nói năng cộc lốc, cư xử vùng vằng, ăn nói trống không, bị ba đánh bỏ nhà qua bên ngoại chứ nhất quyết không chịu nhận ba.

- Khi nhận ra cha:

+ Thao thức trằn trọc suy nghĩ: sau khi hiểu chuỵện, bé Thu trăn trở, thở dài như người lớn và quyết định sáng hôm sau kêu ngoại đưa về.

+ Chạy tới ôm ba khi ba ra đi: bé Thu lao tới siết cổ cha bật ra tiếng kêu nghẹn ngào xé ruột. Đó là giây phút hạnh phúc nhất của cuộc đời ông Sáu.

* Nhận xét về nhân vật và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

- Tính cách nhân vật: mặc dù còn nhỏ nhưng Thu là một cô bé rất kiên quyết và mãnh liệt trong tình cảm.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: sâu sắc, tinh tế, nhà văn đã lột tả diễn biến tâm lí của một cô bé tám tuổi một cách chân thực, xúc động,

Câu 3 (trang 202 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

* Tình cảm của ông Sáu đối với con:

- Nôn nóng được gặp con

- Khao khát được nghe tiếng con gọi “Ba ơi!”

- Tìm kiếm kỉ vật tặng cho con: ông đã cố công tìm được khúc ngà để làm cho con gái một chiếc lược thật đẹp, ông còn cẩn trọng tỉ mỉ để cưa từng chiếc răng lược và khức lên đó dòng chữ đầy yêu thương.

* Nét đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng:

- Họ không chỉ là những người thiết tha yêu quê hướng đất nước, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc mà còn là những người sâu nặng nghĩa tình cảm gia đình, thương con cái hết mực với một tình thương vô cùng đẹp đẽ, cao thượng.

Câu 4 (trang 202 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Ngôi kể thứ nhất

- Tác dụng: tạo cho câu chuyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.

Luyện tập

Câu 1 (trang 203 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Bé Thu khi không nhận ra cha thì hết sức lạnh lùng, bướng bỉnh, nhưng khi nhận ra cha thì tình cảm như xong lũ trào dâng. Điều đó thể hiện sự yêu ghét sạch rồi phân minh, một tính cách bản lĩnh vững vàng của một cô bé chỉ mới tám tuổi.

Câu 2 (trang 203 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Hôm sau tôi theo ngoại về nhà, nhưng nhìn ba chuẩn bị xong đồ đạc chuẩn bị rời đi, tôi chỉ biết đứng nép ở một góc. Trước khi đi, ba đến bên và nói: “Thôi, ba đi nghe con!” Trong khoảnh khắc ấy, tôi thốt lên một tiếng: “Ba!” . Tôi vừa khóc vừa ôm lấy ba không muốn rời.

Trước khi đi, tôi còn đòi ba mua cho một cái lược. Trong một lần chiến đấu, ba bị bắn trọng thương và hy sinh. Bác Ba đồng đội của ba đã gặp và trao cho tôi t chiếc lược ngà - kỉ vật mà ba tôi để lại, bên trên có khắc dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:
  •  
    •  

1 1453 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: