Soạn bài Luyện tập có sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Luyện tập có sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 980 lượt xem
Tải về


Soạn bài Luyện tập có sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh (ngắn nhất)

Soạn bài Luyện tập sử dụng yêu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ngắn gọn:

I. Chuẩn bị ở nhà: Cho đề bài: “Con trâu ở làng quê Việt Nam”

1. Tìm hiểu đề

- Đề tài miêu tả: Con trâu trong đời sống nông thôn Việt Nam.

- Yêu cầu: Giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, vai trò của con trâu đối với đời sống con người và nghề nông của dân tộc Việt Nam.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu ở làng quê Việt Nam.

b. Thân bài: 

- Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu: 

+ Nguồn gốc: trâu rừng thuần hóa

+ Ngoại hình: Động vật thuộc lớp thú, lông màu xám, xám đen. Có cặp sừng hình lưỡi liềm, thân hình to, thấp, ngắn. Bụng phình to và đuôi phe phẩy.

+ Đặc điểm: Tầm vóc trâu khá lớn: khối lượng sơ sinh 28-30kg, trưởng thành 400-450 kg đối với con cái, 450-500 kg đối với con đực. Trâu chỉ đẻ mỗi lứa 1 con, 1-2 lứa mỗi năm.

- Lợi ích của trâu: 

+ Bạn của nhà nông.

+ Đối với kinh tế: Cung cấp thịt, sữa; Đồ sừng làm sản phẩm mĩ nghệ, da trâu làm trống.

+ Đối với đời sống văn hóa, tinh thần: Trâu trong lễ tế, trọi trâu; Biểu tượng cho sức mạnh: Sea game 22 Đông Nam Á; Trâu đi vào văn chương nghệ thuật: đặc trưng của vùng quê Việt Nam.

3. Kết bài.

Tổng kết cảm nghĩ và nhận định cá nhân về con trâu (loài vật có ích, thân thuộc, đóng vai trò quan trọng...). Đưa ra lời khuyên, lời kêu gọi, quyết tâm bảo vệ, gìn giữ loài vật này. 

II. Luyện tập trên lớp

Câu 1 (SGK Ngữ văn 29, Tập 1, trang 28)

- Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng: Loài trâu đã gắn bó với người nông dân Việt Nam bao đời nay, quanh năm làm lụng vất vả cực nhọc ngoài đồng ruộng. Hình ảnh "Con trâu đi trước, cái cày theo sau", trâu lầm lũi, gò lưng kéo cày, chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước... có lẽ đã không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam. Trâu là bạn của nhà nông, người nông dân đã coi "Con trâu là đầu cơ nghiệp", là người bạn tốt của mình.

- Hình ảnh con trâu ở làng quê rất quen thuộc: trâu còn là người bạn của những đứa trẻ, của những chú mục đồng. Hình ảnh chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo đã đi vào trong bao bài thơ, câu ca, bức tranh, là nguồn cảm hứng khơi gợi cho văn chương nghệ thuật.

- Con trâu trong một số lễ hội: Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng, lễ hội đâm trâu - Tây Nguyên

Câu 2 (SGK Ngữ văn 29, Tập 1, trang 28 )

Lễ hội chọi trâu thường được tổ thức vào đầu tháng tư hàng năm. Có câu: "Dù ai buôn bán trăm bề Ngày ba tháng bốn thì về chọi trâu", làng trên xóm dưới cùng lựa những chú trâu to thân mình nở nang, lực lưỡng và để tham gia cuộc thi. Hai chú trâu sẽ được bắt cặp và đấu như hai võ sĩ quyền anh, cùng đấu trong tiếng hò reo cổ vũ thật sôi nổi và hào hứng của người dân xem hội.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Soạn bài Xưng hô trong hội thoại

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương

1 980 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: