Soạn bài Tổng kết về từ vựng | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Tổng kết về từ vựng lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 1,334 10/03/2022
Tải về


Soạn bài Tổng kết về từ vựng (ngắn nhất)

Soạn bài Tổng kết về từ vựng ngắn gọn:

I. Từ đơn và từ phức

Câu 1 (trang 122 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Khái niệm:

- Từ đơn: chỉ có 1 tiếng

- Từ phức: có 2 hay nhiều tiếng trở lên

+ Từ ghép: là từ mà các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Từ láy: là từ giữ những từ có sự láy lại âm thanh của nhau

Câu 2 (trang 122 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Xác định từ ghép và từ láy:

- Từ láy: ngặt nghèo, nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh

- Từ ghép:giam giữ, đưa đón, bó buộc, nhường nhịn, tươi tốt, rơi rụng, bọt bèo, cỏ cây, mong muốn

Câu 3 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Xác định từ láy giảm nghĩa và từ láy tăng nghĩa:

- Từ láy giảm nghĩa: Trăng  trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp

- Từ láy tăng nghĩa: Sạch sành sanh, sát sàn sạt

II. Thành ngữ

Câu 1 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Khái niệm: thành ngữ là tập hợp từ cố định, quen dùng biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Câu 2 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Thành ngữ :

+ Đánh trông bỏ dùi: phê phán những kẻ làm việc dở dang, thiếu trách nhiệm.

+ Được voi đòi tiên: phê phán tham lam, được cái này lại muốn có cái khác.

+ Nước mắt cá sấu: lên án những kẻ giả vờ thương xót của người khác nhằm che giấu tội lỗi.

- Tục ngữ :

+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng : Hoàn cảnh, môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến tính cách con người.

+ Chó treo mèo đậy : tùy từng loại vật, tùy từng con người mà có cách xử trí đối phó thích hợp.

Câu 3 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:

+ Ếch ngồi đáy giếng : những kẻ sống trong môi trường nhỏ hẹp, ít tiếp xúc mà cho là mình ghê gớm, kiêu căng, tự phụ.

VD: Hắn ta chưa bao giờ làm việc như thế này, cứ tưởng mình là thông thái lắm, đúng là ếch ngồi đái giếng

+ Cá chậu chim lòng: cảnh sống tù túng, ngột ngạt, việc kiểm soát mất tự do.

VD: Khi vào lầu xanh Thúy Kiều bị rơi vào cảnh cá chậu chim lồng

- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:

+ Dây cà ra dây muống: nói, viết rườm rà, dài dòng.

VD: Cậu ấy toàn nói dây cà ra dây muốn, rất khó hiểu.

+ : Người từng trải, lớn tuổi, có uy tín, có tài năng, có khả năng che chở cho người khác được cộng đồng trọng vọng, ngưỡng mộ.

VD: Anh ta là cây cao bóng cả của cả tập thể, nói ai cũng nghe.

Câu 4 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Hai thành ngữ trong các tác phẩm văn chương:

- Một hai nghiêng nước nghiêng thành (trong “truyện Kiều” của Nguyễn Du)

- Bảy nổi ba chìm với nước non (trong Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương)

III. Nghĩa của từ

Câu 1 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...)

Câu 2 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Cách hiểu (a) đúng. Các cách hiểu khác không phù hợp (câu b), hoặc hiểu sai (câu c, d).

Câu 3 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

(a) là cụm danh từ, không thể lấy một cụm danh từ để giải thích cho một tính từ (độ lượng).

(b) là cách giải thích đúng là vì dùng các tính từ để giải thích cho một tính từ.

IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Khái niệm:

- Từ có thể có nhiều nghĩa do hiện tượng chuyển nghĩa tạo ra. Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển

+ Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu, làm cơ sở hình thành nghĩa chuyển

+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Trong 2 câu thơ thì từ hoa dùng với nghĩa chuyển (đẹp, sang trọng, tinh khiết)

- Từ hoa không phải là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nó chỉ là nghĩa lâm thời, không được giải thích trong từ điển.

V. Từ đồng âm

Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

* Khái niệm:

- Từ đồng âm là những từ có hình thức âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan đến nhau.

- Từ nhiều nghĩa: là từ có các nghĩa của từ có liên quan đến nhau.

* Phân biệt:

- Đồng âm: giống âm khác nghĩa.

- Nhiều nghĩa: giống nghĩa khác âm.

Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

a. Từ lá (1): được dùng theo nghĩa gốc chỉ bộ phận của cây.

Từ lá (2): được dùng theo nghĩa chuyển tạo nét nghĩa tạo ra chất nuôi cây

b. Từ đường (1): từ đồng âm chỉ đường đi.

Từ đường (2): từ đồng âm chỉ đường để ăn.

VI. Từ đồng nghĩa

Câu 1 (trang 125 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Khái niệm: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Câu 2 (trang 125 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Chọn cách hiểu (d). Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng.

Câu 3 (trang 125 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Cơ sở để xuân có thể thay thế cho từ tuổi ở câu văn trên là phương thức hoán dụ, lấy tên gọi của một mùa thay thế cho tên gọi của một năm.

- Việc thay thế từ như vậy có tác dụng thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời và xử lý giọng hài hước của Bác, đồng thời làm cho câu văn trở nên sinh động hơn.

VII. Từ trái nghĩa

Câu 1 (trang 125 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Khái niệm: là những từ có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau

Câu 2 (trang 125 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Cặp từ trái nghĩa: xấu - đẹp; xa - gần; rộng - hẹp

Câu 3 (trang 125 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Cặp từ trái nghĩa có tính chất loại trừ: chiến tranh - hòa Bình, chẵn - lẻ.

- Cặp từ trái nghĩa có tính chất đối lập: nông – sâu, giàu – nghèo, cao- - thấp, yêu - ghét.

VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Câu 1 (trang 126 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Nghĩa của một từ có thể hẹp hay rộng hơn nghĩa của từ khác gọi là cấp độ khái quát của từ ngữ.

Câu 2 (trang 126 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Từ (xét về đặc điểm cấu tạo:

+ Từ đơn

+ Từ phức: Từ ghép; Từ láy

++ Từ ghép: Từ ghép đẳng lập; từ ghép chính phụ

++ Từ láy: Từ láy hoàn toàn; Từ láy bộ phận

+++ Từ láy bộ phận : Từ láy âm, từ láy vần.

IX. Trường từ vựng

Câu 1 (trang 126 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Câu 2 (trang 126 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Các từ cùng trường từ vựng:

+ Yêu nước, thương nòi: những người có lòng yêu Tổ quốc.

+ Yêu nước, thương nòi, các cuộc khởi nghĩa: trưởng nghĩa về tinh thần yêu nước.

+ Tắm, bể: trường nghĩa về tính chất của vật.

+ Máu, chém giết: trường nghĩa về sự chết chóc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Trả bài tập làm văn số 2

Soạn bài Đồng Chí

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Soạn bài Kiểm tra về truyện trung đại

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

1 1,334 10/03/2022
Tải về