Soạn bài Những đứa trẻ | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Những đứa trẻ lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 570 lượt xem
Tải về


Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) (ngắn nhất)

Soạn bài Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) ngắn gọn:

Câu 1 (trang 233 sgk ngữ văn 9 Tập 1)

Bố cục:

+ Phần một ( từ đầu đến ấn em nó cúi xuống): sự gắn bó giữa những đứa trẻ.

+ Phần hai (tiếp theo cho đến không được đến nhà tao): sự ngăn cản bất ngờ.

+ Phần ba (còn lại): sự bền chặt của tình bạn.

Những chi tiết lặp lại: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích người dì ghẻ, người bà hiền hậu.

Soạn bài Những đứa trẻ | Ngắn nhất Soạn văn 9 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 233 sgk ngữ văn 9 Tập 1)

- Hoàn cảnh của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ: đều là những đứa trẻ mồ côi, khao khát tình thương hạnh phúc gia đình.

- Hoàn cảnh giữa hai gia đình: ông đại tá là người có địa vị trong xã hội thuộc tầng lớp thượng lưu. Còn ông bà ngoại của A-li-ô-sa là những người thuộc tầng lớp thấp trong xã hội nên ông đại tá cấm những đứa con của mình không được chơi với A-li-ô-sa.

Câu 3 (trang 233 sgk ngữ văn 9 Tập 1)

Hình ảnh ba đứa trẻ:

+ “Cả ba đứa trẻ có nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại… Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con; hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu góoi rồi cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó”

+ “Chưa bao giờ chúng tôi nói một lời nào về bố và dì ghẻ, thằng lớn thường thở dài và nói một cách buồn bã… nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thơ”.

Ý nghĩa:

+ Thể hiện sự trong trắng, ngây thơ, dịu dàng cam chịu rất mực của những đứa trẻ.

+ Thể hiện sự ngưỡng mộ, lòng tin yêu và sự cảm thông một cách sâu sắc của chú bé

A-li-ô-sa đối với những đứa trẻ đáng yêu và đáng thương.

Câu 4 (trang 233 sgk ngữ văn 9 Tập 1)

- Đoạn trích thể hiện nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của tác giả đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích tạo nên sự sinh động hấp dẫn cho câu chuyện, tạo nên mạch dẫn gắn liền các yếu tố; dùng hình ảnh người dì ghẻ trong truyện cổ tích để nói tới người dì ghẻ trong hiện tại, rồi từ hình ảnh người bà trong cổ tích ngợi ca về những người bà nhân từ đôn hậu của những đứa trẻ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

1 570 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: