Soạn bài Thuý Kiều báo ân báo oán | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Thuý Kiều báo ân báo oán lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 604 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thuý Kiều báo ân báo oán (ngắn nhất)

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán ngắn gọn:

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

Nhận xét về nhân vật Thúy Kiều:

+ Qua lời nói của Thúy Kiều với Thúc Sinh ta thấy Thúy Kiều là một người rất nặng tình nặng nghĩa. Thúc Sinh tuy có ơn cứu nàng ra khỏi lầu xanh nhưng lại để mặc nàng cho Hoạn Thư hành hạ mà không cứu giúp được gì. Sau đó nàng bơ vơ, cô độc một mình chạy trốn khỏi quan tâm các màu Thúc Sinh vẫn không hay biết. Nhưng nàng vẫn tạ ơn và dành cho Thúc Sinh những lời tốt đẹp.

Lý do khi trả ơn Thúc Sinh kiểu lại nói về Hoạn Thư:

+ Trong cuộc đời Kiều đã từng bị nhiều kẻ hãm hại, nhưng hoạn Thư lại là kẻ có âm mưu thâm hiểm nhất khiến nàng đau đớn ê chề.

+ Nàng nói trước với Thúc Sinh về điều đó chứng tỏ rằng cuộc báo oán sẽ diễn ra khóc liệt.

+ Trong lời lẽ của nàng nói với Hoạn Thư thể hiện sự hạ thấp xem thường.

Soạn bài Thuý Kiều báo ân báo oán | Ngắn nhất Soạn văn 9 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Giọng điệu của Kiều khi nói với hoạn Thư: giọng điệu mỉa mai, châm biếm.

- Thái độ của Kiều: thể hiện thái độ quyết liệt chống trả thù, báo trước rằng những gì sắp sửa xảy ra với hoạn Thư sẽ rất dữ dội.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư:

+ Thứ nhất, Hoạn Thư xóa nhòa ranh giới kỷ thù giữa hai người lúc này, trở thành một phi phải.

+ Thứ hai, từ trong tội Hoạn Thư đã biến nó thành tội nhẹ.

+ Thứ ba, Hoạn Thư ngầm kể công riêng với Kiều, nhắc đến chuyện khi nàng ra khỏi Quan Âm Gác có mang theo một ít chuông vàng khánh bạc nhưng Hoạn Thư đã không cho người đuổi theo.

+ Thứ tư, Hoạn Thư bày tỏ thái độ khâm phục ngưỡng mộ của mình với Kiều.

+ Thứ năm, cao tay hơn như Hoạn Thư đã chấp nhận tất cả những lỗi lầm đó thuộc về mình và mong được Kiều tha thứ.

Sự tác động lý lẽ của Hoạn Thư đối với nàng Kiều:

+ Những lời bào chữa của Hoạn Thư đã làm cho con cơn giận của Kiều nguôi ngoai và đành tha bổng cho Hoạn Thư.

Nhận xét về tính cách nhân vật Hoạn Thư:

+ Qua những lời bào chữa, ta thấy đây là một con người khôn ngoan, lọc lõi.

Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

Lý do Kiều tha bổng Hoạn Thư:

+ Những lập luận lý lẽ mà hoạn Thư đưa ra chặt chẽ, có lý khó mà nắm bắt được.

+ Bản tính của Kiều vốn rất nặng tình nặng nghĩa, giàu lòng cảm thương.

Tính hợp lý của hành động: việc tha bổng cho Hoạn Thư hoàn toàn phù hợp với tính cách của Kiều. Bởi vậy không có gì đáng trách trong hành động của nàng.

Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

Qua đoạn trích ta thấy tính cách của Kiều và Hoạn Thư có những nét khác nhau:

+ Hoạn Thư khôn ngoan, lọc lõi, đầy mưu mô và thủ đoạn.

+ Kiểu giàu lòng vị tha, đa tình, đa nghĩa, đối với Thúc Sinh có trước có sau, ân cần thân mật; đối với Hoạn Thư thì dù có chì chiết giận dữ lúc ban đầu nhưng nàng vẫn rộng lượng tha thứ.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Thúy Kiều tình nghĩa, yêu ghét rõ ràng, rộng lượng : vẫn nhớ ơn và báo ơn Thúc Sinh đã cứu mình khỏi lầu xanh, nhớ thù Hoạn Thư nhưng khi nghe lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư thì vẫn rộng lượng tha bổng.

- Hoạn Thư : khôn ngoan, khéo nói : sợ hãi mà vẫn khéo léo bào chữa tội mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn)

Soạn bài Tổng kết về từ vựng

1 604 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: