Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn (tiếp thep) | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn (tiếp thep) lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 831 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn (tiếp thep) (ngắn nhất)

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo) ngắn gọn:

Câu 7 ( trang 220 sgk ngữ văn 9 tập 1)

- Giống nhau: Văn bản tự sự ở lớp 9 và các lớp dưới đều lấy tự sự là phương thức biểu đạt chính: có cốt truyện, nhân vật, sự kiện.

- Khác nhau: 

+ Các lớp dưới thường các bài văn tự sự chủ yếu tập trung vào các sự kiện, chi tiết.

+ Đến chương trình Ngữ văn 9 giới thiệu các thành phần khác được kết hợp trong văn bản tự sự như miêu tả (tả cảnh, tả nội tâm), nghị luận, đối thoại, độc thoại, người kể chuyện. Các sự việc cũng không nhất thiết phải sắp xếp theo trình tự thời gian tuyến tính mà có thể đảo lộn (kể về hiện tại trước xong mới quay lại kể vè quá khứ)

Câu 8 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Trong một văn bản tự sự, dù có đủ miêu tả, biểu cảm, nghị luận nhưng nếu tự sự là chính thì vẫn là văn bản tự sự bởi vì tự sự quy tụ, chi phối các thành phần khác. Các thành phần khác phụ trợ cho tự sự.

- Trong một văn bản, rất ít khi chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.

Câu 9 (trang 220 sgk ngữ văn 9 tập 1)

STT

Kiểu văn bản hành chính

Các yếu tố kết hợp với văn bản hành chính

Tự sự

Miêu tả

Biểu cảm

Nghị luận

Thuyết minh

Điều hành

1

Tự sự

 

X

X

X

X

 

2

Miêu tả

X

 

X

 

X

 

3

Biểu cảm

X

X

 

X

   

4

Nghị luận

X

X

X

     

5

Thuyết minh

X

X

 

X

   

6

Điều hành

           

 

Câu 10 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 đến lớp 9 không phải bảo giờ cũng phân biệt bố cục rõ ràng ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài vì:

+ Mỗi tác phẩm là một sự sáng tạo của nhà văn, gây sự hứng thú cho người đọc và tạo nét riêng cho tác phẩm. Họ đều là người có kinh nghiệm viết lách và có thâm niên làm việc với ngôn ngữ.

+  Học sinh vẫn đang trong giai đoạn “tập” tạo lập văn bản, cần tuân thủ bố cục cơ bản của một bài văn, để có thể diễn đạt nội dung một cách trọn vẹn nhất.

Câu 11 (trang 220 sgk ngữ văn 9 tập 1)

- Những kiến thức và kĩ năng của phần Tập làm văn giúp ích rất nhiều cho việc học các văn bản tự sự trong phần Đọc – hiểu văn bản vì chúng giúp chúng ta nhận diện được các yếu tố cấu thành nên một bài văn tự sự: cốt truyện, sự kiện, nhân vật để từ đó ta đi sâu phân tích các nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.

- Ví dụ: 

+ Các yếu tố về miêu tả trong văn bản Lão Hạc đã giúp cho trong việc phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc.

+ Người kể chuyện trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng giúp làm rõ hơn nội dung tư tưởng và làm tăng thêm chất chân thực của tác phẩm.

Câu 12 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phẩn Đọc - hiểu văn bản tiếng Việt tương ứng đã giúp em có thể: Xác định rõ ràng các bước để làm bài văn tự sự; Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, cách kể chuyện phù hợp; kết hợp các biện pháp tu từ trong bài viết để tăng sức gợi hình, gợi cảm.

- Ví dụ: Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Tác phẩm cũng được kể lại dưới điểm nhìn của ông họa sĩ già cũng đồng thời là nhân vật trong truyện.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

1 831 12/03/2022
Tải về