Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 1,150 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp (ngắn nhất)

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp ngắn gọn:

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

a. Trong đoạn văn này, người viết sử dụng phép lập luận phân tích trong bài Thu điếu như sau

- Câu văn đầu tiên nêu nhận xét khái quát về thơ hay "thơ hay là hay của hồn lẫn xác… đọc lại"

   - Phân tích cái hay của bài thơ Thu điếu:

      + Tác giả liệt kê các điệu xanh: xanh bờ, xanh ao, xanh sóng, …

      + Tác giả liệt kê những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo,..

       +Cách dùng từ: tử vận hiểm hóc, kết hợp với từ, với nghĩa chữ, gieo vần tự nhiên, không gò ép,…

b. Trong đoạn văn này, người viết chủ yếu sử dụng phép lập luận phân tích, kết hợp tổng hợp:

- Đoạn đầu tiên, tác giả liệt kê một loạt những nguyên nhân được cho là dẫn đến thành đạt và kết luận những nguyên nhân đó chỉ có thể diễn ra khi có sự tác động của nguyên nhân chủ quan.

- Tiếp theo, tác giả sử dụng phép lập luận phân tích để làm rõ những nguyên nhân liệt kê ở đoạn đầu tiên:

+ Với gặp thời, có cơ hội nhưng không có sự chủ động nắm bắt thì cũng không thể biến cơ hội thành thành công được.

+ Hoàn cảnh khó khăn cũng không tạo nên thành công nếu đó là người bi quan, thiếu ý chí.

+ Điều kiện học tập tốt nhưng mải chơi thì kết quả thấp.

+ Tài năng thì cũng chỉ là yếu tố tiềm ẩn, nếu không cố gắng trau dồi thì tài năng cũng bị uổng phí

- Từ đó, tác giả sử dụng phép lập luận tổng hợp để kết luận lại rằng: “ Rút cục mấu chốt thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp”.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):  

+ Phần đầu: cần nêu lên thực trạng việc học qua loa, đối phó của học sinh hiện nay.

+ Phần 2: Phân tích bản chất của việc học đối phó bao gồm trả lời hai câu hỏi:  học đối phó là lối học như thế nào và nguyên nhân tại sao học sinh lại lựa chọn lối học đối phó.

+ Phần 3: Phân tích tác hại của việc học đối phó

- Bài mẫu:

Trong môi trường giáo dục hiện nay đang tồn tại hiện tượng có rất nhiều học sinh học bài qua loa, đối phó.

Đầu tiên cần hiểu rõ như thế nào là học qua loa, đối phó? Học đối phó là cách học không trên tinh thần tự nguyên, không xuất phát từ tinh thần ham học mà học chỉ với mục đích để đạt điểm cao trong các kì thi do vậy học sinh thường không hiểu những gì mình học. Học sinh hiện nay thường có thói quen học tủ, học dạng nhằm kiếm điểm cao mà không chịu khó tư duy. Vì vậy dẫn đến hiện tượng làm bài tập kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu mà không suy nghĩ. Hoặc ngày mai có bài kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém.

Tình trạng này diễn ra có thể do hai nguyên nhân. Thứ nhất là nguyên nhân khách quan do lượng kiến thức phổ thông hiện nay quá nặng, học sinh phải học nhiều môn nên việc có thể học sâu, hiểu sâu các môn là khó. Hơn nữa, có thể do cách dạy máy móc từ giáo viên, cơ sở vật chất nhà trường khó thể đáp ứng được. Đặc biệt là nguyên nhân chủ quan từ học sinh, do tâm lý lười học nhưng thích điểm cao hoặc do áp lực về thành tích.

Chính vì thế khi tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản, thi xong là quên hết, không lưu lại được kiến thức lâu dài. Bên cạnh đó còn tạo tâm lý thiếu thành thật, ỷ lại ở học sinh.

 Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):  

 Sách là kho tàng đúc kết tri thức của toàn nhân loại trong suốt tiến trình lịch sử. Mỗi quyển sách đều ít nhiều chứa đựng những tri thức về các lĩnh vực nhất định hay truyền tải những tư tưởng, triết lý của các bậc vĩ nhân trên thế giới. Chỉ qua sách, ta mới có thể sống trọn vẹn với từng nền văn hóa, tôn giáo, sắc màu dân tộc, ta sống cuộc đời ở nhiều thời đại, nhiều giai đoạn khác nhau.  

Với những cuốn sách thường thức đời sống, ta có thể có những hiểu biết cơ bản về cuộc sống, qua đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu chuyên ngành qua việc đọc những cuốn sách chuyên môn. Như vậy, đọc sách chính là con đường ngắn nhất để tìm hiểu các tri thức về khoa học.

Bên cạnh đó, sách còn là một phương tiện giúp con người thư giãn hơn, vượt qua khỏi những stress trong cuộc sống quá nhiều bon chen, tấp nập.

Từ những lý do trên, có thể thấy đọc sách rất có ích cho con người.

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):  

Trong Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm đã bàn về việc đọc sách qua ba luận điểm chính: ý nghĩa của việc đọc sách, khó khăn trong việc chọn sách và từ đó rút ra những cách thức chọn sách hiệu quả.Đầu tiên tác giả trình bày ý nghĩa của việc đọc sách. Sách là di sản tinh thần quý báu của loài người, được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử. Đọc sách là cách nhanh nhất để tiếp thu kinh nghiệm của nhân loại, là hành trang chuẩn bị cho cuộc sống. Chỉ dựa trên những nền tảng tri thức đó thì ta mới có thể tiến xa hơn. Bên cạnh đó, đọc sách còn giúp ta trở thành người có hiểu biết, có khí chất.Từ đó tác giả khẳng định phải biết lựa chọn sách để đọc, đặc biệt là trong tình hình sách được phát hành tràn lan, không có chọn lọc và kiểm duyệt chặt chẽ về thông tin và nội dung như hiện nay dẫn đến người đọc bị loãng kiến thức hoặc tiếp thu những thông tin vô bổ, độc hại. Độc giả không nên tham đọc nhiều hay chỉ liếc qua, đọc hời hợt mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển sách giá trị và phù hợp với mình. Độc giả nên vừa đọc kĩ các cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên ngành của mình nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó cũng không nên xem thường những loại sách thường thức để tăng hiểu biết xã hội, làm nền tảng cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn. Đọc sách không phải câu chuyện ngày một ngày hai mà cần sự kiên trì, đọc nhưng cần phải ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm từ đời thực thì đọc sách mới ý nghĩa. Tóm lại, tác phẩm "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm đã có những kiến giải sâu sắc về việc chọn sách và đọc sách.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

 

1 1,150 12/03/2022
Tải về