Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 896 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp (ngắn nhất)

Soạn bài  Phép phân tích và tổng hợp ngắn gọn:

I. Tìm hiểu về phép luận phân tích và tổng hợp

Câu hỏi (trang 10 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

a.

- Tác giả nêu ra các dẫn chứng về ăn mặc nhằm đặt ra vấn đề về tính thích hợp, phù hợp trong sử dụng trang phục với hoàn cảnh và văn hóa xã hội

     -  Hai luận điểm chính của bài văn là:

      + (1) Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức, giản dị và hoà mình với cộng đồng mới thể hiện được trình độ, hiểu biết của bản thân.

      + (2) Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và thích hợp với hoàn cảnh riêng của mình.

- Tác giả sử dụng phép lập luận phân tích để rút ra hai luận điểm đó

+ Về phép phân tích, trong bài viết khi bàn về quy tắc ăn mặc phù hợp  tác giả đã trình bày từng quy tắc ăn mặc cụ thể. Tác giả đã vận dụng biện pháp so sánh, đối chiếu. Ví dụ so sánh việc ăn mặc của một cô gái một mình trong hang sâu, một anh thanh niên đi tát nước để chứng minh rằng việc ăn mặc phải phù hợp với môi trường sống, với hoàn cảnh.

+ Về phép tổng hợp, từ những luận điểm đã phân tích tác giả rút ra kết luận “Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp".

b.

- Tác giả chốt lại “ những quy tắc ngầm về trang phục” bằng phép tổng hợp: "Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp".

- Phép tổng hợp này thường được đặt ở cuối bài.

 II. Luyện tập.

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): 

Để phân tích nhằm làm sáng rõ luận điểm trên, tác giả đã sử dụng hệ thống lập luận có trình tự chặt chẽ

- Đầu tiên học vấn là của nhân loại. Mỗi loại học vấn đến hôm nay đều là thành quả của nhân loại đã nghiên cứu, tích lũy ngày đêm mà có.

- Sách là phương tiện để tích lũy và lưu truyền học vấn, đánh dấu những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật

- Con người muốn tiến lên thì phải lấy những thành quả mà nhân loại đã tích lũy qua tiến trình lịch sử làm điễm xuất phát.

- Nếu xóa bỏ và từ chối hết những thành quả quá khứ của nhân loại đã được lưu truyền thì sẽ lạc hậu, tụt hậu, càng tiến càng khó.

 Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

- Đầu tiên tác giả nêu lên số lượng sách hiện nay quá nhiều khiến con người không chuyên sâu. Liếc qua thì nhiều mà kiến thức đọng lại trong đầu lại chẳng được bao nhiêu. Hơn nữa, những kiến thức được tiếp thu hời hợt, nông cạn như vậy không những không có lợi mà thậm chí còn gây hại cho người hấp thụ chúng

- Thứ hai sách nhiều mà thời gian và sức người có hạn cho nên dễ lạc hướng. Khi ham đọc nhiều mà không chú ý đến chất, dễ sa vào những cuốn sách vô thưởng vô phạt làm lỡ cơ hội và thời gian để đọc những cuốn sách có ích khác.

- Giữa sách chuyên môn và sách thường thức đời sống có mối liên hệ với nhau và mỗi người đều nên vừa có kiến thức chung vừa có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực riêng của mình nên phải biết cách chọn sách hợp lý.  

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

- Đọc sách tức là tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm quý giá của nhân loại, lấy đó làm xuất phát điểm cho mình.

- Đọc sách cần có chọn lọc, không đọc tràn lan, quyển nào cũng đọc mà phải đọc có hệ thống và đọc có suy ngẫm. Ở đây tác giả lựa chọn phương pháp so sánh: đọc 10 quyển sách không quan trọng bằng việc dành sức lực đọc 10 quyển ấy để đọc một cuốn giá trị và quan trọng hơn là đọc quyển ấy 10 lần để thấm hết tư tưởng trong đó.

- Đọc sách cần biết chọn sách trên mọi lĩnh vực mà không chỉ giới hạn trong chuyên môn của mình.

 Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Qua những phân tích trên, có thể thấy phân tích có vai trò rất qua trọng trong lập luận:

Thường mỗi đối tượng được phân tích đều chứa đựng rất nhiều nhân tố, đặc điểm hoặc có mỗi quan hệ với rất nhiều đối tượng khác. Phép phân tích giúp chúng ta đào sâu và nghiên cứu kĩ các đặc điểm của đối tượng mà chúng ta đang quan tâm. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ đặc điểm chung của đối tượng đấy. Từ kết quả đã được phân tích ta có thể tiến tới kết luận một vấn đề nào đó một cách thuyết phục. Nếu không có sự phân tích mà vội vàng kết luận thì dễ nhìn nhận sai vấn đề hoặc kết luận ‘ chụp mũ”, thiếu tính khách quan.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

 

1 896 12/03/2022
Tải về