Soạn bài Đồng Chí | Ngắn nhất Soạn văn 9
Soạn bài Đồng Chí lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.
Soạn bài Đồng Chí (ngắn nhất)
Soạn bài Đồng chí ngắn gọn:
Câu 1 (trang 130 SGK Ngữ văn 9, Tập 1):
- Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt:
+ Chỉ có hai từ, là dòng thơ ngắn nhất trong bài thơ.
+ Bài thơ kết thúc bằng dấu chấm cảm, nhằm nhấn mạnh về tình cảm đồng chí đồng đội thiêng liêng.
+ Nó như cái bản lề nối hai đoạn thơ, khai thác 2 ý cơ bản: những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí.
Câu 2 (trang 130 SGK Ngữ văn 9, Tập 1):
- Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng:
+ Bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân
+ Sự tương đồng về chí hướng
+ Sự sát cánh bên nhau trong gian khổ.
Câu 3 (trang 130 SGK Ngữ văn 9, Tập 1):
- Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng:
+ Họ thấu hiểu hoàn cảnh của nhau.
+ Họ sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
+ Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.
Câu 4 (trang 130 SGK Ngữ văn 9, Tập 1):
- Ba câu thơ cuối gợi lên những suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu:
+ Sự sát cánh cùng chiến đấu: giữa rừng già hoang vu lạnh lẽo, những người lính vẫn cảm thấy ấm lòng, cảm thấy yên tâm vì có đồng đội sát cánh bên mình.
+ Đầu súng trăng treo: câu thơ đẹp nhất trong bài thơ gợi lên hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa gần vừa xa, súng tượng trưng cho người chiến sĩ chiến đấu, trăng tượng trưng cho người thi sĩ làm thơ.
Câu 5 (trang 130 SGK Ngữ văn 9, Tập 1):
Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, chung lí tưởng. Người ở cùng trong một đoàn thể chính trị hay cùng một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là đồng chí. Đây là một từ hoàn toàn mới, một mối quan hệ mới mà trong xã hội thực dân – phong kiến chưa hề có, nó chỉ trở nên thông dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Toàn bộ nội dung bài thơ tập trung nổi bật về những vẻ đẹp của tình đồng chí.
Có thể nói nhan đề của bài thơ đã thâu tóm linh hồn của bài thơ.
Câu 6 (trang 130 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Qua bài thơ hình ảnh về anh bộ đội kháng chiến chống Pháp thật đẹp: đẹo ở sự giản dị đời thường, đẹp ở tinh thần chịu khó, chịu khổ, đẹp ở thái độ dứt khoát ra đi chiến đấu vì Tổ quốc và đẹp ở lí tưởng chiến đấu cao đẹp vì một ngày hoà bình cho dân tộc.
Luyện tập
Câu 1 (trang 131 SGK Ngữ văn 9, Tập 1):
Học sinh học thuộc lòng bài thơ.
Câu 2 (trang 131 SGK Ngữ văn 9, Tập 1):
Hình ảnh người lính luôn là đề tài quen thuộc khơi nguồn cảm hứng cho ban nhà văn, nhà thơ. Một trong số đó chúng ta phải kể đến tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ là hình ảnh người lính với những tình cảm chân thành, mộc mạc và cao đẹp của họ, đặc biệt là ở khổ thơ cuối bài:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Ba câu thơ đã vẽ ra trước mắt bạn đọc một bức tranh về tình đồng chí vô cùng đẹp đẽ. Trong thời kì chiến đấu gian khổ ở rừng, họ vẫn luôn đoàn kết, yêu thương nhau, sẵn sàng chờ giặc đến để đánh đuổi. Điều kiện chiến đấu vất vả, khó khăn. Người lính phải đứng canh giữa đất trời vào đêm khuya khi thời tiết buốt giá và khắp nơi bị sương mù bao phủ. Giữa nơi rừng hoang nước độc, các anh vẫn kiên cường kháng chiến bảo vệ nền độc lập cho nước nhà với tinh thần chờ giặc đến Tuy điều kiện khó khăn, gian khổ là thế nhưng người chiến sĩ luôn kề vai sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng chung lí tưởng, mục đích cao đẹp. Chính hoàn cảnh éo le này lại làm họ trở nên gắn kết hơn. Một hình ảnh thơ cuối bài vô cùng lãng mạn. Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần. Ba câu thơ tuy ngắn gọn, hàm súc nhưng lại chứa đựng nội dung sâu sắc, khiến bạn đọc hiểu thêm về người lính nghèo và hoàn cảnh chiến đấu gian khổ của họ để từ đó ta thêm trân trọng độc lập, tự do hiện có.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:
Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Soạn bài Kiểm tra về truyện trung đại
Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9