Soạn bài Làng | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Làng lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 1603 lượt xem
Tải về


Soạn bài Làng (ngắn nhất)

Soạn bài Làng ngắn gọn:

Câu 1 (trang 174 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Tình huống trong tác phẩm: ông hai nghe được tin dữ cả làng chợ dầu theo giặc. Đây là tình huống thử thách tình yêu làng của ông và cũng là cơ hội để ông chứng tỏ lòng làng nước sâu sắc của mình.

Soạn bài Làng | Ngắn nhất Soạn văn 9 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc

+ Lúc mới nghe tin: cổ ông lão nghẹn đắng lại, ra mặt tê rân rân, ông lặng đi tưởng như không thở được, giọng lạc hẳn đi, cúi gầm mặt xuống mà đi.

+ Hành động: về đến nhà nằm vật ra giường, nước mắt ông lão giàn ra, ông nắm chặt tay mà rít lên, trằn trọc không sao ngủ được, lặng hẳn đi, chân tay nhổ ra, trống ngực đập thình thịch khi nghe thấy tiếng nói của mụ chủ nhà.

→ Tâm trạng và hành động của ông thể hiện sự đau đớn tuổi hổ đến cùng cực. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu làng tha thiết của ông.

- Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc được cải chính.

+ Hành động tâm trạng: cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy, mua quà chia cho con, lật đật đi qua nhà bác Thứ, rồi qua hết nhà này đến nhà khác, múa tay cả lên mà khoe về sai sự mục đích cả của những tin đồn về làng ông.

→ Đây là sự thay đổi lớn trong tâm trạng, hành động của ông. Từ đây ta thấy tình yêu làng, niềm tự hào về làng đã được đặt lên trên hết.

Câu 3 (trang 174 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Lý do ông Hai tâm sự: ông chẳng biết nói cùng ai, mọi người xung quanh đều cho gia đình ông là những kẻ Việt gian, ông nói với con cho vơi đi nỗi lòng của mình.

- Tấm lòng của ông Hai: qua những lời nói của ông ta thấy ngay trong những lúc bế tắc, tấm lòng của ông vẫn hướng về cụ Hồ, hướng về kháng chiến. Tình yêu làng, yêu quê hương trong trái tim của ông đã hòa quyện với tình yêu cách mạng.

Câu 4 (trang 174 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: chân thực, sâu sắc, sinh động với những biến đổi rất hợp lý, từ sự đau đớn tủi nhục, thất vọng khi nghe tin làng mình theo giặc đến sự sung sướng hả hê khi hay tin làng theo giặc được cải chính.

- Ngôn ngữ nhân vật: gắn liền với ngôn ngữ sinh hoạt của người nông dân.

Luyện tập

Câu 1 (trang 174 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

Kim Lân đã khắc họa đậm nét hình ảnh người nông dân Việt Nam ân tình, thủy chung trong trang văn của mình nhưng có lẽ thành công hơn cả là nhân vật ông Hai, một lão nông hết lòng yêu làng, yêu nước trong truyện ngắn Làng. Ấn tượng nhất, thể hiện phong cách tài hoa của Kim Lân chính là nghệ thuật miêu tả tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc cho đến hết câu chuyện.Nỗi bất hạnh lớn đã đổ sụp xuống đầu ông. Ông “sững sờ, cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thể không tin.Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ cổ cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh, day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông “nằm vật ra giường” rệu ra cả tâm hồn. Rồi tủi thân khi nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ dàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”.Nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài. Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!Tác giả diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.Khi nghe tin làng Dầu theo giặc, tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai đã có một cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Trước đây, ông yêu làng là yêu bằng cái tình cảm cố hữu của người nông dân đối với nơi chôn nhau cắt rốn. Người Việt Nam ai mà chẳng thế. Ông yêu làng và ông yêu nước nữa. Thế nhưng, tình yêu nước và ý thức bảo vệ đất nước nó chưa thực sự rõ ràng và quyết liệt. Lúc còn ở làng, ông cũng hăng hái cùng anh em đồng chí đi đào hào, đắp ụ, dựng bốt chống giặc. Thế nhưng, việc làm ấy là để bảo vệ làng mà thôi.Nhìn kỹ ta sẽ thấy rõ, ông hai yêu cái đẹp của làng và quan trọng hơn, ông yêu cái tinh thần kháng chiến của làng. Đó mới là giá trị đích thực khiến ông yêu quý và gìn giữ. Thế nên, khi nghe tin “làng chợ Dầu theo giặc”, ông hai như chết lặng trong người. Làng theo giặc thì cái đẹp của làng vẫn còn nhưng cái tinh thần kháng chiến của làng thì mất rồi. Nó mất rồi nên mới khiến ông đau đớn, tủi nhục và xót xa.

Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Một số tác phẩm như: Quê hương (Đỗ Trung Quân), Tre Việt Nam (Nguyễn Duy), Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh)...

- Nét riêng của truyện ngắn Làng:

+ Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống độc đáo: ông Hai luôn yêu và tự hào về làng của mình, nay nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

+ Từ đó khẳng định được tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Soạn bài Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt

1 1603 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: