Soạn bài Các phương châm hội thoại | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Các phương châm hội thoại lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 1,951 10/03/2022
Tải về


Soạn bài Các phương châm hội thoại (ngắn nhất)

Soạn bài Các phương châm hội thoại ngắn gọn:

I. Phương châm về lượng

Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Câu trả lời của ba không đáp ứng điều mà An muốn hỏi. Bởi điều An hỏi là học bơi ở địa điểm nào.

- Ba cần phải trả lời rõ ràng địa điểm bơi.

- Điều cần rút ra: khi trả lời cần đáp ứng đúng yêu cầu mà người nghe muốn hỏi.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Lí do truyện gây cười: cả hai anh em trong truyện đề không trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi, cố tình đưa ra thông tin dư thừa, không cần thiết.

- Câu hỏi đúng và câu trả lời đúng là: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?”; “Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả?”

- Điều cần rút ra: khi trả lời cần trả lời đủ thông tin người nghe muốn hỏi.

II. Phương châm về chất

Câu hỏi (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Truyện cười này phê phán tính ba hoa khoác lác của những kẻ nói những điều không có thực trong cuộc sống.

- Trong giao tiếp điều cần tránh là không nên nói sai sự thật hãy nói những điều có chứng cứ cụ thể.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

a. Gia súc là động vật nuôi trong nhà - Câu dư thừa thông tin.

b. Chim đương nhiên có hai cánh - Câu dư thừa thông tin.

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

a. Nói có sách mách có chứng (Phương châm về chất).

b. Nói dối (Phương châm về chất).

c. Nói mò (Phương châm về chất).

d. Nói trạng (Phương châm về lượng).

e. Nói nhăng nói cuội (Phương châm về chất).

Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Người nói đã vi phạm phương châm về lượng, hỏi những điều không cần thiết. Bởi lẽ có nuôi được mới có anh ta lúc bấy giờ.

Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

a. Cách diện đạt: Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là,…

- Người nói muốn người nghe chú ý đến tính chủ quan của thông tin, không muốn tạo ra sự áp đặt.

- Lưu ý người nghe chú ý đến độ chính xác của thông tin.

b. Cách diễn đạt: như tôi đã trình bày, như mọi người đã biết…

- Người nói muốn người nghe chú ý đến sự khách quan của thông tin.

- Khẳng định độ chính xác của thông tin.

Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Ăn đơm nói đặt: nói những điều không có trong thực tế nhầm vu khống, hãm hại người khác.

- Ăn ốc nói mò: nói một cách hú họa không có căn cứ.

- Cãi chày cãi cối: cãi lấy được không có lý lẽ, không có cơ sở thực tế.

- Khua môi múa mép: nói những điều khoác lác không có thực tế.

- Nói dơi nói chuột: nói linh tinh không có mục đích nghiêm chỉnh.

- Hứa Hươu hứa vượn: lời hứa hảo không có khả năng thực hiện.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

1 1,951 10/03/2022
Tải về