Soạn bài Cảnh ngày xuân | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Cảnh ngày xuân lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 935 lượt xem
Tải về


Soạn bài Cảnh ngày xuân ( ngắn nhất)

Soạn bài Cảnh ngày xuân ngắn gọn:

Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): 

- Những chi tiết gợi tả khung cảnh của mùa xuân:

+ Thời điểm: vào thứ ba của mùa xuân, tiết trời ấm áp trong lành.

+ Không gian: bao la rộng lớn, bãi cỏ mênh mông xanh đến tận chân trời.

+ Chi tiết hình ảnh: cánh én, cỏ non, hoa lê.

+ Màu sắc: màu trắng, màu xanh tươi tắn trong trẻo.

- Nhận xét:

+ Ngôn ngữ chọn lọc, đầy tinh tế.

+ Miêu tả theo lối chấm phá điểm xuyết của nghệ thuật thơ ca cổ.

Soạn bài Cảnh ngày xuân | Ngắn nhất Soạn văn 9 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): 

- Những từ ghép và ý nghĩa:

+ Danh từ: thanh minh, yến anh, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần.

+ Động từ: tảo mộ, đạp thanh, bộ hành

+ Tính từ: gần xa, nô nức, dập diu, ngổn ngang

→ Góp phần thể hiện không khí lễ hội rộn ràng, náo nức, nhộn nhịp, cảnh vật thiên nhiên như hoà vào cùng con người.

- Cảm nhận của em về lễ hội: Đây là một lễ hội đông vui, nô nức, nhộn nhịp. Lễ hội mang đậm tính nhân văn thể hiện sự tưởng nhớ của con cháu đối với cha mẹ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): 

- Sự thay đổi của cảnh vật: không còn đông vui nhộn nhịp như trước mà chuyển sang im đêm vắng lặng.

- Giọng thơ thay đổi: từ sôi nổi trở nên chậm rãi, chùng xuống, diễn tả tâm trạng đầy bâng khuâng man mác của lòng người trong một ngày vui đã tàn đầy tiếc nuối.

- Ý nghĩa của các từ láy: gợi lên sự nhạt nhòa của cảnh vật và tâm trạng nao nao của lòng người.

Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): 

- Tả cảnh theo bút pháp chấm phá: chỉ bằng một vài đường nét nhưng cảnh vật hiện lên thật đẹp có sắc có hồn.

- Dùng nhiều từ láy, từ ghép giàu sức tạo hình: dầu sức gợi cảm làm cho cảnh vật trở nên sống động, đẹp đến nao lòng.

Luyện tập

Câu 1 (trang 87 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): 

- Điểm giống nhau: cả hai bức tranh xuân đều có hình ảnh cỏ, bầu trời và hoa lê.

- Điểm khác nhau: câu thơ cổ của Trung Quốc chú trọng đến cỏ thơm, nêu vị nhiều hơn là màu sắc. Nguyễn Du chú trọng đến màu sắc của cỏ non. Ở câu thơ thứ hai, thơ cổ của Trung Quốc không yêu tả sắc trắng của lê, chính xác trắng này mới làm cho cảnh xuân có thân có hồn, thể hiện được vẻ đẹp trinh trắng của mùa xuân.

Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): 

Học sinh học thuộc lòng đoạn thơ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Thuật ngữ

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều

Soạn bài Trau dồi vốn từ

1 935 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: