Soạn bài Trau dồi vốn từ | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Trau dồi vốn từ lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 768 10/03/2022
Tải về


Soạn bài Trau dồi vốn từ (ngắn nhất)

Soạn bài Trau dồi vốn từ ngắn gọn:

I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Qua ý kiến của cố Thủ tướng Phạm Văn đồng ta thấy:

+ Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú trong cách diễn đạt, có khả năng diễn đạt mọi tư tưởng tình cảm của người Việt Nam.

+ Chúng ta phải biết phát huy mọi khả năng của tiếng Việt.

Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Câu a sai ở lỗi dùng từ: “thắng cảnh” tức là cảnh đẹp, vì vậy dùng thêm từ đẹp là không hiểu nghĩa của từ.

- Câu b “khoảng” là con số không chính xác, thế nhưng 2500 năm lại là con số rất chính xác cụ thể. Hơn nữa “dự đoán” là…

- Câu c để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội không thể sử dụng từ “đẩy mạnh quy mô đào tạo” mà phải mở rộng phạm vi trường lớp.

→ Những lỗi trên không phải vì tiếng ta nghèo là vì người viết không biết dùng tiếng ta. Muốn biết dùng tiếng ta phải có vốn từ và hiểu chính xác nội dung của từ để dùng cho đúng.

II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ

Câu hỏi (trang 100 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Qua ý kiến của nhà thơ Tô Hoài ta hiểu rằng thành công của tác phẩm “Truyện Kiều” về mặt ngôn ngữ là do Nguyễn Du đã đi vào học tập lời ăn tiếng nói của quần chúng một cách tường tận và sâu sắc.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

a.     Hậu quả là kết quả xấu.

b.    Đoạt là chiếm được phần thắng.

c.     Tinh tú là sao trên trời.

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

a.     Tuyệt: dứt, không còn gì, cực kỳ, nhất.

- Tuyệt theo nghĩa dứt không còn gì.

+ Tuyệt chủng: bị mất hẳn giống nòi.

+ Tuyệt giao: cắt đứt mọi quan hệ, không còn đi lại giao tiếp với nhau nữa.

+ Tuyệt tự là không có con trai nối dõi.

+ Tuyệt thực là nhịn đói không chịu ăn

- Tuyệt theo nghĩa cực kỳ, nhất.

+ Tuyệt đỉnh là mức độ cao tột cùng, không thể cao hơn nữa.

+ Tuyệt tác là nói về tác phẩm văn học nghệ thuật hay, đẹp đến mức không có gì đẹp hơn.

+ Tuyệt trần là đẹp nhất trên đời không có gì sánh bằng.

b.    Đồng: cùng nhau, giống nhau, trẻ em, đồng (chất)

- Đồng theo nghĩa cùng nhau, giống nhau:

+ Đồng âm là từ có âm chữ giống nhau.

+ Động bào là tự dụng đi gọi những người cùng một giống nòi một dân tộc, một đất nước.

+ Đồng bộ là có chu kỳ hoặc cùng tốc độ được tiến hành trong cùng một thời gian, tạo ra sự nhịp nhàng ăn khớp nhau.

+ Đồng chí là những người cùng chí hướng chính trị trong quan hệ với nhau.

+ Đồng dạng là có cùng một dạng như nhau.

+ Đồng khởi là cùng nhau đứng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp giành chính quyền.

+ Đồng môn là cùng học một thầy thời phong kiến.

+ Đồng sự là cùng làm việc với nhau trong một cơ quan.

+ Đồng niên là bạn cùng tuổi.

- Đồng theo nghĩa trẻ em

+ Đồng dao là lời hát dân ca truyền miệng của trẻ em thường kèm theo một trò chơi nhất định.

+ Đồng thoại là thì chuyện cho trẻ con xong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hóa để tạo nên một thế giới thần kỳ thích hợp với trí tưởng tượng của trẻ em.

- Đồng theo nghĩa chất đồng

+ Trống đồng là loại chống được làm bằng đồng, khác với loại trống làm bằng gỗ.

Câu 3 (trang 102 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

a.

- Lỗi sai: từ im lặng không phù hợp bởi từ này dùng để chỉ hoạt động của con người.

- Sửa lại: vì khuya đường phố rất vắng lặng.

b. 

- Lỗi sai: dùng từ thành lập không phù hợp với ý nghĩa của câu.

- Sửa lại: thay từ thành lập bằng từ thiết lập.

c. 

- Lỗi sai: dùng từ cảm xúc không phù hợp với nội dung câu.

- Sửa lại: nên thay đổi cảm xúc bằng cảm động hoặc cảm phục.

Câu 4 (trang 102 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Nhà thơ chế Lan Viên đã đưa ra một cách nói rất sinh động về việc sử dụng ngôn ngữ của người dân trong đời sống ngày nay.

- Thời nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhiều kinh nghiệm sản xuất cổ truyền trong nông nghiệp có thể được thay thế nhưng vẻ đẹp của câu tục ngữ ca dao thì còn mãi với muôn đời.

Câu 5 (trang 103 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Nghe, hỏi, thấy, xem, ghi là những bước mà nhà văn, phóng viên cần tiến hành để viết tác phẩm. Đó cũng là cách làm tăng vốn từ của mỗi người.

- Tuy nhiên tùy vào điều kiện sống và làm việc học tập của mỗi người mà khách hỏi, thì phải xem phải ghi được thực hiện một cách khác nhau. Đối với học sinh:

+ Nghe: lắng nghe thầy cô, cha mẹ, điều hay lẽ phải của những người xung quanh.

+ Hỏi những điều mình chưa biết.

+ Xem, đọc sách báo một cách thường xuyên đặc biệt đọc những tác phẩm nổi tiếng thế giới và học thuộc nhiều ca dao, tục ngữ.

+ Ghi: nên có sổ tay văn học để ghi lại những câu nói hay những câu thơ hay.

Câu 6 (trang 103 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

a, Đồng nghĩa với nhược điểm là điểm yếu

b, Cứu cánh là viện trợ

c, Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề xuất

d, Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu

e, Hoảng đến mức có biểu hiện mất trí là hoảng loạn

Bài 7 (trang 103 sgk ngữ văn 9 Tập 1):

a, Nhuận bút: tiền trả cho người viết một tác phẩm nào đó như sách, vở hoặc báo chí

- Thù lao: trả công cho người lao động đã làm việc

b, Tay trắng: không có chút của cải gì

- Trắng tay: là đã từng có của cải nhưng bị mất sạch tất cả, không còn gì cả.

c, Kiểm điểm: xem xét, nhìn nhận lại những thiếu sót về công việc hoặc hành động đã làm

- Kiểm kê: kiểm lại từng cái để xác định số lượng, chất lượng

d, Lượt khảo: nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết

- Lượt thuật: kể, trình bày tóm tắt sự kiện.

Bài 8 (trang 104 sgk ngữ văn 9 Tập 1):

- Từ ghép có yếu tố cấu tạo giống nhau, nhưng trật tự các yếu tố khác nhau: huyền diệu – diệu huyền, yếu điểm – điểm yếu, danh truyền – truyền danh, giản đơn – đơn giản, ngợi ca – ca ngợi, đau đớn – đớn đau.

- Từ láy có yếu tố cấu tạo giống nhau, trật tự các yếu tố thì khác nhau: dào dạt - dạt dào, xác xơ - xơ xác, nhớ nhung - nhung nhớ, đau đớn - đớn đau, khát khao - khao khát, …

Bài 9 (trang 104 sgk ngữ văn 9 Tập 1):

- Bất (không, chẳng): bất đồng, bất diệt, bất biến, bất nghĩa,..

- Bí (kín) bí danh, bí mật, bí hiểm, bí sử,…

- Đa (nhiều): đa cảm, đa âm, đa nghĩa,…

- Gia (thêm vào): gia nhập, gia hạn, gia vị, gia tốc,...

- Giáo (dạy bảo): giáo huấn, giáo dục, giáo lí,…

- Hồi (về, trở lại) hồi hương, hồi khứ, hồi xư, hồi xuân,…

- Khai (mở, khơi): khai trương, khai mạc

- Quảng (rộng, rộng rãi): quảng trường, quảng giao, quảng bá, quảng đại,…

- Suy (sút kém) suy nhược, suy giảm, suy yếu, suy kiệt,…

- Thuần (ròng, không pha tạp): thuần chủng, đơn thuần, thuần phục, thuần thục,..

- Thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu): thủ lĩnh, thủ tướng, thủ khoa,…

- Thuần (chân thật, chân chất): thuần phác, thuần hậu, thuần chủng,…

- Thủy (nước): thủy điện, thủy triều, thuỷ lực,…

- Tư (riêng): tư trang, tư chất, tư nhân,…

- Trường (dài): trường kì, trường giang, trường tồn,…

- Trọng (nặng, coi nặng, coi là quý): trọng tình, trân trọng, trọng lượng,..

- Vô (không): vô duyên, vô tư, vô học,…

- Xuất (đưa ra, cho ra): xuất khẩu, đề xuất, xuất bản, xuất giá,…

- Yếu (quan trọng): yếu điểm, trọng yếu, yếu lược,…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự

Soạn bài Thuý Kiều báo ân báo oán

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn

1 768 10/03/2022
Tải về