Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 3203 lượt xem
Tải về


Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) (ngắn nhất)

Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) ngắn gọn:

I. Phương châm quan hệ

Câu hỏi (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Thành ngữ ông nói gà, bà nói vịt nói về tình huống hội thoại mà mỗi người nói về một đề tài khác nhau, như vậy sẽ không đạt được hiệu quả giao tiếp.

=> Từ đó, ta rút ra bài học khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

II. Phương châm cách thức

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Thành ngữ dây cà ra dây muống anh chỉ cách nói dài dòng, không cần thiết.

- Thành ngữ lúng búng như ngậm hột thị chỉ cách nói up ủng quá nhỏ thiếu mạch lạc khiến người nghe không hiểu được.

- Cả hai thành ngữ dùng để chỉ cách nói làm ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp, hiểu sai, không hiểu được, hoặc hiểu rất ít về nội dung giao tiếp.

=> Từ đó ta rút ra bài học khi giao tiếp cần nói rành mạch ngắn gọn rõ ràng mạch lạc.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

Câu trên có thể hiểu theo hai cách:

+ Cách một: ông ấy là người phê bình.

+ Cách hai: ông ấy là tác giả.

Để người nghe hiểu đúng ta chọn một trong hai cách diễn đạt sau đây:

+ Cách 1: tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.

+ Cách 2: tôi đồng ý với những nhận định của người khác vì truyện ngắn của ông ấy.

=> Như vậy trong giao tiếp cần tránh những cách nói mơ hồ.

III. Phương châm lịch sự

Câu hỏi (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được một cái gì đó từ người kia bởi thái độ thông cảm và chia sẻ từ hai phía.

=> Như vậy, khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác.

VI. Luyện tập

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

a. Lời chào cao hơn mâm cỗ: khuyên mọi người phải có thái độ lịch sự nồng nhiệt, cởi mở với người khác.

Câu tương tự: Một tiếng khen, ho hen chẳng còn.

b. Lời nói không mất tiền mua -  Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau: khuyên dạy chúng ta lời nói phải nhẹ nhàng lịch sự nhã nhăn.

Câu tương tự: Một lời nói quan tiền thúng thóc - Một lời nói dùi đục đắng cay.

c. Kim vàng ai nỡ uốn câu – người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời: kim vàng là vật quý giá không ai nỡ dùng để làm những vật tầm thường. Những người có học thức, có hiểu biết thì không nên nói những lời làm đau lòng người khác.

Câu tương tự: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

Phép tu từ liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự là phép tu từ nói tránh, nói giảm.

VD:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

  Giữa một vầng trăng sáng dịu hiên”

( Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

a. Nói mỉa.

b. Nói hớt.

c. Nói móc.

d. Nói leo.

e. Nói ra đầu, ra đũa.

Câu e là phương châm cách thức, còn lại là phương châm lịch sự.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

a. Cách diễn đạt này thể hiện phương châm lịch sự, dùng trong trường hợp người ta nói về một vấn đề nào đó nằm ngoài phạm vi đề tài đang trao đổi.

b. Cách nói này có tác dụng rào đón trước đón sau để làm cho người nghe chuẩn bị tinh thần, điều nó sắp nói ra sẽ gây khó chịu hoặc làm thất vọng với người tiếp nhận. Tác dụng để đỡ làm mất lòng, giảm bớt sự căng thẳng trong giao tiếp.

c. Đây là lời cảnh báo, nhắc nhở người đối thoại vi phạm các phương châm lịch sự trong giao tiếp.

Câu 5 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

Nói băm nói bổ: nói nhiều và những lời nói thô bạo thiếu suy nghĩ.

Nói như đấm vào tai: Ở là những lời nói vừa to, vừa ngang ngạnh làm người nghe khó chịu.

Điều nặng, điều nhẹ: là những lời nói trách móc thể hiện sự bất ổn trong quan hệ.

Nửa úp nửa mở: kiểu nói mập mờ, chỉ hé lộ một ít không nói hết, gây tò mò cho người khác.

Đánh trống lảng: đang trao đổi đề tài này nhưng lại chuyển sang đề tài khác nhằm mục đích né tránh.

Mồm loa mép dải: nói nhiều, nhằm mục đích lấn át người khác.

Nói như dùi đục chấm mắm cáy: lời nói thô kệch, nhát gừng gây khó chịu cho người khác.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Soạn bài Luyện tập có sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Soạn bài Xưng hô trong hội thoại

1 3203 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: