Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 1,284 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn (ngắn nhất)

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn ngắn gọn:

Câu 1 (trang 206 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Trong phần tập làm văn trong Ngữ văn 9 tập một có hai nội dung lớn:

+ Văn bản thuyết minh: Thuyết minh kết hợp với miêu tả, lập luận và một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh.

+ Văn bản tự sự: Người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự. Tự sự kết hợp với miêu tả và độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự.    

- Nội dung cần lưu ý:

+ Trong thuyết minh nhiều khi người ta phải giải thích để làm rõ sự vật cần giải thích, nhất là khi gặp các thuật ngữ, các khái niệm chuyên môn hoặc nhưng nội dung trừu tượng cũng phải vận dụng miêu tả để người nghe hình dung ra đối tượng. Yêu cầu giải thích và miêu tả là không thể thiếu trong văn thuyết minh.

Câu 2 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả : Sử dụng miêu tả trong thuyết minh giúp người đọc (nghe) hình dung cụ thể, sinh động hơn về đối tượng, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.

- Ví dụ khi thuyết minh về con trâu: Cần dùng yếu tố miêu tả để làm rõ hình ảnh con trâu, tạo điều kiện cho văn thuyết minh có hiệu quả hơn.

Câu 3 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

So sánh giữa văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự và văn bản miêu tả, tự sự:

- Giống nhau : Yếu tố miêu tả, tự sự giúp tái hiện sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật, hiện tượng hiện lên cụ thể, sinh động hơn.

Miêu tả

Thuyết minh

- Miêu tả thường hướng đến đối tượng là sự vật, con người trong hoàn cảnh cụ thể,...

- Có yếu tố hư cấu tưởng tượng 

- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.

- Chứa cảm xúc khách quan của tác giả/ người viết

- Ít dùng số liệu cụ thể chi tiết.

- Sủ dụng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thuật.

- Thường không mang tính khuôn mẫu

- Đa nghĩa.

- Đối tượng của văn bản thuyết minh thường là các loại sự vật, đồ vật.

- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.

- Bảo đảm tính khách quan, khoa học.

- Ít dùng tưởng tượng, so sánh.

- Sử dụng số liệu cụ thể, chi tiết, để làm rõ đối tượng thuyết minh

- Ứng dụng cuộc sống, văn hóa, khoa học.

- Thường theo một số yêu cầu giống nhau.

- Đơn nghĩa.

Câu 4 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Nội dung chính của văn bản tự sự là nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và người kể trong văn tự sự. Bên cạnh đó còn có miêu tả, nghị luận.

– Miêu tả nội tâm giúp nhận vật có thể bộc lộ chiều sâu tư tưởng, những suy ngẫm, trăn trở của mình về một vấn đề trong cuộc sống.

– Nghị luận trong văn bản tự sự giúp người có thể trình bày những vấn đề về nhân sinh, về lý tưởng, về triết lý sống,...rút ra từ diễn biến của câu chuyện, từ cuộc đời của các nhân vật.

* Các ví dụ:

- Đoạn văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

   (Kiều ở lầu Ngưng Bích – Truyện Kiều – Nguyễn Du)

 – Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận :

“Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh trại yên ủi quân lính; truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng :

– Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước..

(Trích Hoàng Lê nhất thống chí, hồi 14, Ngô gia văn phái)

- Đoạn văn sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận:

“Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết ...Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Câu 5 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Đối thoại: 

+ Là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. 

+ Vai trò: Làm cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thực.

- Độc thoại:

+ Là lời nói của một người nào đó không nhằm vào ai hoặc nói với chính mình.

+ Vai trò: Bộc lộ được tính cách và sự chuyển biến trong tâm lý nhân vật làm cho câu chuyện sinh động hơn.

- Độc thoại nội tâm 

+ Là độc thoại không cất thành lời

+ Vai trò: Đi sâu vào khám phá nội tâm nhân vật.

- Hình thức thể hiện:

+ Đối thoại: Các gạch đầu dòng ở đầu lời nói và lời đáp.

+ Độc thoại: Phía trước có gạch đầu dòng.

+ Độc thoại nội tâm: Phía trước không có gạch đầu dòng.

- Ví dụ:

* Đối thoại

“Hắn bĩu môi và bảo :

– Lão làm bộ đấy ! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu ! Lão vừa xin tôi một ít bả chó…

Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm :

– Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão… Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.”

(Trích Nam Cao, Lão Hạc)

* Độc thoại:   

“Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà nắng gớm, về nào…”

   (Làng – Kim Lân)

*  Độc thoại nội tâm:      

“Có người hỏi:

- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? ...Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống, một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!”

(Kim Lân – trích Làng)

Câu 6 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất : Lão Hạc

“Lão đặt xe điếu, hút. Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tôi lại biết rằng: lão nói là nói để có đấy thôi; chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật nữa thì đã sao? Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế…”

* Nhận xét: Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, thể hiện rõ nét cảm xúc nhân vật.

- Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba : Lặng lẽ Sa Pa

“Rời cầu cây số 4 một quãng, xe trèo lên núi. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng. Chỉ thấy thấp thoáng trong màu xanh bao la, ở phía trước, một vệt hình ba góc màu vàng, chính là đoạn đường mình vừa đi qua. Đi một lúc lâu, ngửng lên, vẫn thấy cái vệt ba góc đó. Đến bây giờ, người lái xe già mới cất tiếng nói: - Con suối có thác trắng xoá ta vừa qua là trạm rừng. Một lúc nữa thì tới Sapa. Bác không ghé thăm Sapa ư? Họa sĩ nào cũng đến Sapa! Ở đấy tha hồ mà vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này…”

* Nhận xét: Câu chuyện rõ ràng, cụ thể, sinh động. Người kể như hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của từng nhân vật. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

1 1,284 12/03/2022
Tải về