Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận | Ngắn nhất Soạn văn 9
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ( ngắn nhất)
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ngắn gọn:
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự
Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):
Học sinh đọc đoạn văn.
Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):
Trả lời cảu hỏi:
- Những câu văn sau thể hiện yếu tố nghị luận:
+ “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá nhoà những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”
+ “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.”
- Vai trò, ý nghĩa:
+ Làm cho văn bản có sự liên kết giữa các sự kiện và tư tưởng chủ đề của tác phẩm, giúp cho bài văn thêm sâu sắc, giàu tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục cao.
+ Làm nổi bật được nội dung tư tưởng của văn bản, làm rõ được ý đồ của người viết.
II. Thực hành viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận
Câu 1 (trang 161 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):
Trong mỗi tuần lên lớp, có lẽ những đứa học sinh như chúng tôi sợ nhất là tiết cuối cùng ngày thứ 7, không đâu khác, chính là tiết sinh hoạt, khi mà mọi vi phạm trong tuần của các bạn trong lớp đều phải chịu hình phạt. Không khí buổi sinh hoạt ngày hôm ấy tôi vẫn nhớ rất rõ: căng thẳng vô cùng vì lọ hoa của lớp đã bị vỡ, nhưng người bị đổ lỗi lại là học sinh luôn chấp hành tốt nội quy - bạn Nam. Theo như lời lớp trưởng kể lại, Nam cùng Kiên đã ở lại vào chiều hôm trước để trực nhật lớp, lịch trực nhật được phân công theo số thứ tự các bạn nam, bao gồm quét mạng nhện, kê lại bàn ghế và sắp xếp lớp học ngăn nắp 1 lần mỗi tháng. Thế nhưng một sự cố đã xảy ra, sáng nay khi tới lớp, một số bạn đã nhận ra lọ hoa của lớp đặt trên bàn giáo viên đã rơi xuống sàn, vỡ toang mà không rõ ai mới là thủ phạm. Sau một hồi lâu cô chủ nhiệm nhắc nhở, trách mắng thì Nam đã đứng lên nhận lỗi, bạn nói rằng đã lỡ làm vỡ bình hoa khi cố quét mạng nhện trên trần nhà. Thế nhưng khi cô giáo muốn Nam kể lại chi tiết thì cậu ấy không thể kể được. Là người có mặt lúc đầu giờ chiều qua, nhận thấy điều bất thường, và xa xa, vẻ mặt của Kiên như đang che giấu điều gì đó, tôi đã đứng lên và nói ra ý kiến của mình với cô giáo. Trong lúc Nam kê lại bàn ghế một mình, Kiên không hề tỏ ý giúp đỡ, chỉ ngồi chơi điện thoại và nhận phần quét mạng nhện. Hơn nữa, Kiên còn bảo Nam về trước, chắc chắn cậu ấy đã nói gì đó khiến Nam nhận lỗi hộ cậu ấy. Cuối cùng, Kiên cũng nhận lỗi do cậu ấy đã uy hiếp Nam rằng sẽ phá xe của Nam nếu cậu ấy không nhận lỗi về mình. Giờ sinh hoạt kết thúc, cả lớp chúng tôi đều rất vui khi người bạn tốt như Nam đã không phải nhận hình phạt cho việc mà cậu ấy không làm.
Câu 2 (trang 161 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):
Bà là người mà tôi yêu quý nhất, chỉ tiếc rằng giờ bà đã không còn ở đây với gia đình chúng tôi. Vào mùa hè năm tôi lên 10 tuổi, bà đã nói với tôi rằng: “Ở thời của bà, cái gì hỏng người ta đều muốn đem sửa, còn bây giờ, cái gì hư người ta đều muốn đem bỏ đi”. Hồi đó, tôi còn quá nhỏ để hiểu được ý nghĩa sâu xa trong lời dặn của bà, mãi tới bây giờ khi lớn hơn một chút, tôi mới thấm thía lời khuyên này. Thời gian thay đổi, mọi thứ phát triển, không còn như thời “ông bà” quý trọng từng cái phích nước, từng cái vá, cái âu nhôm, thay vào đó là những dụng cụ, máy móc tân tiến, hiện đại. Thời chúng tôi chỉ cần đun nước 1 phút bằng ấm điện, hâm nóng thức ăn chưa đến 30 giây trong lò vi sóng, thế nhưng chúng tôi lại quên mất cái cảm giác chạy đến nhà nhau bằng chiếc xe đạp cũ, đội trên đầu chiếc đèn pin chỉ để gặp nhau một chút, kể cho nhau nghe những chuyện của hôm nay. Có chăng thì chúng tôi, những đứa trẻ của ngày nay đã thay chúng bằng một câu tin nhắn, không đầu không cuối qua màn hình điện thoại. Hóa ra những đồ đạc thì ngày càng hiện đại, nhưng cách mà chúng ta đối xử với nhau lại càng ngày càng đơn giản đi. Dường như đó cũng chính là lí do mà thời ông bà có những đoạn tình cảm đến cả đời người không dứt, còn chúng tôi, một mối quan hệ chỉ hơi hỏng một chút, một cái hủy kết bạn, một tin nhắn tạm biệt là thôi?
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:
Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
Soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Soạn bài Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9