Soạn bài Ánh trăng | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Ánh trăng lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 4562 lượt xem
Tải về


Soạn bài Ánh trăng (ngắn nhất)

Soạn bài Ánh trăng ngắn gọn:

Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Nhận xét bố cục: bố cục bài thơ theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại giống như một câu chuyện gồm có ba phần.

+ Phần một (hai khổ đầu): thời quá khứ trắng cùng con người gắn bó.

+ Phần hai (hai khúc giữa): thời hiện tại con người bội bạc vầng trăng.

+ Phần ba (hai khổ cuối): sự ăn năn của con người khi gặp lại vầng trăng tình nghĩa.

- Bước ngoặc bộc lộ cảm xúc: trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc có tính chất bước ngoặt ở khổ thứ tư, khi bỗng nhiên đèn điện tắt.

Soạn bài Trả bài tập làm văn số 1 | Ngắn nhất Soạn văn 9 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang những tầng nghĩa sau:

+ Là thiên nhiên: trăng vừa là trăng nhưng đồng thời cũng là đồng, là bể, là sông, là rừng gắn bó thân quen với cuộc sống con người.

+ Là tuổi thơ ngọt ngào: trăng còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.

+ Là quá khứ của thời chiến đấu: đó là thời gian trăng và người gắn bó với nhau, quan hệ khăng khít.

+ Là nghĩa tình thủy chung: trăng là biểu tượng của nghĩa tình trọn vẹn trong sáng.

Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

Kết cấu:

+ Hai khổ thơ đầu: hình ảnh vầng trăng trong quá khứ - thuở nhỏ và những ngày ở rừng trong chiến tranh. Những ngày ấy khắc ghi đinh ninh trong lòng mối tình với vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng tri kỷ.

+ Khổ thơ thứ ba : hình ảnh vầng trăng trong hiện tại - hòa bình lặp lại, người lính trở về thành phố, quen với ánh sáng điện, với tiện nghi hiện đại. Vầng trăng đã trở thành người dưng, quá khứ nghĩa tình đã rơi vào lãng quên.

+ Khổ thơ thứ tư: sự việc bất thường xảy ra đột ngột: Mất điện, xung quanh tối om, bật tung cửa bỗng lại thấy vầng trăng tròn. Khổ thơ này tạo bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc. Khi khó khăn, vầng trăng lại xuất hiện giúp đỡ.

+ Hai khổ cuối: tâm trạng của người lính khi đối mặt trực tiếp với ánh trăng. Sự xúc động gặp lại tri kỷ bị lãng quên, khi trầm lắng nặng trĩu suy tư như một sự hối hận, sự tự vấn.

Giọng điệu: tâm tình bằng thể thơ năm chữ đầy tự nhiên, nhịp kể nhẹ nhàng, chậm rãi rồi bỗng đột ngột góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ.

Câu 4 (trang 157 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Thời điểm ra đời của bài thơ: những năm tháng gần sau đại thắng mùa xuân 1975.

- Chủ đề bài thơ: bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính. Chủ đề bài thơ liên quan đến đạo lý thuỷ chung, ân tình của con người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”

Luyện tập

Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

Học sinh đọc diễn cảm bài thơ.

Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

Ánh trăng với tôi như một người bạn tri kỷ. Từ hồi nhỏ tôi đã sống gần gũi với thiên nhiên, nó giống như một phần trong tâm hồn tôi. Khi lớn lên tham gia chiến đấu, ánh trăng cũng trở thành người bạn đồng hành tri kỷ với tôi. Lúc đó tôi cứ ngữ sẽ không bao giờ quên nghĩa tình gắn bó ấy. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, trở về với cuộc sống hiện đại ánh trăng tưởng như nghĩa tình này lại trở nên xa lạ. Bỗng một hôm đèn điện tắt, tôi vội bật tung cửa sổ, đột ngột thấy vầng trăng. Ánh trăng vẫn thế tròn đầy, không trách cứ sự bội bạc của tôi. Điều đó khiến tôi thức tỉnh, nhận thức lại về bản thân mình và vô cùng ăn năn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Tổng kết về từ vựng

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Soạn bài Làng

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

1 4562 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: