Soạn bài Cố hương | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Cố hương lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 1,378 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Cố hương (ngắn nhất)

Soạn bài Cố hương ngắn gọn:

Câu 1 (trang 218 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Bố cục của câu chuyện gồm có ba phần:

+ Phần một (từ đầu đến làm ăn sinh sống): hành trình trở về quê hương của nhân vật tôi.

+ Phần hai (tiếp theo cho đến mang đi sạch trơn): hình ảnh con người và quê hương trong quá khứ và hiện tại.

+ Phần ba (còn lại): suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi.

Soạn bài Cố hương | Ngắn nhất Soạn văn 9 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 218 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Các nhân vật trong truyện: người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thuỷ Sinh.

- Nhân vật chính: Tôi và Nhuận Thổ.

- Nhân vật trung tâm: nhân vật Nhuận Thổ, bởi vì thông qua nhân vật này nhà văn thể hiện mọi sự thay đổi của làng quê.

Câu 3 (trang 218 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật Nhuận Thổ: so sánh tương phản giữa quá khứ và hiện tại để làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ.

- Sự thay đổi của con người và cảnh vật ở cố hương:

+ Thím Hai Dương: nhân vật đại diện cho nhân vật số đông biểu hiện cho sự sa sút về nhân cách của con người.

+ Cảnh vật quê hương: quê hương hiện ra trước mắt nhân vật tôi không còn đẹp như trong kí ức mà nó trở nên thê lương, tàn tạ.

- Thái độ, tình cảm của tác giả:

+ Thất vọng, buồn bã trước sự thay đổi của con người và cảnh vật ở quê hương.

+ Nỗi băn khoăn day dứt và ước mơ về một sự thay đổi, khát khao vì một xã hội mới tốt đẹp cho con người.

Câu 4 (trang 218 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

a. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức tự sự, thông qua đó tác giả thể hiện sự gắn bó giữa nhân vật tôi và Nhuận Thổ thời thơ ấu.

b. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức miêu tả, chủ đích của tác giả là làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ 20 năm sau.

c. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức lập luận, qua đó tác giả thể hiện những suy nghĩ của mình về cuộc sống.

Luyện tập

Câu 1 (trang 218 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Học sinh học thuộc đoạn văn trong văn bản mà em yêu thích.

Câu 2 (trang 218 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

 

Sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ

Nhuận Thổ lúc còn thơ (20 năm trước)

Nhuận Thổ lúc đứng tuổi ( lúc “tôi” trở về”)

Hình dáng

Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đội mũ lông chiên, cổ đeo vòng bạc sáng loáng, bàn tay hồng hào mập mạp

Nước da vàng sạm, nếp nhăn sâu hoắm, mí mắt viền đỏ mọng lên, bàn tay vừa nặng nè và nứt nẻ như vỏ thông

Động tác

Ở tay lăm lăm cầm chiếc linh ba, đang cố sức đâm theo một con tra

Người co rúm, Tay cầm một bọc giấy và 1 tẩu thuốc lá dài

Giọng nói

Dứt khoát rõ ràng

Môi mấp máy nhưng không ra tiêng

Thái độ đối với “tôi”

Yêu mến quyến luyến

Nét mặt vừa hớn hở, vừa thê lương

 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác: 

1 1,378 12/03/2022
Tải về