Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh | Ngắn nhất Soạn văn 9

Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

1 1,836 10/03/2022
Tải về


Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh (ngắn nhất)

Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh ngắn gọn:

Đề bài: Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón

* Dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh – chiếc nón lá Việt Nam

2. Thân bài

a, Nguồn gốc và lịch sử ra đời của nón lá

- Hình ảnh chiếc nón lá xuất hiện rất sớm, khoảng 2500-3000 năm TCN, trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và thạp đồng Đào Thịnh.

- Ngày nay, trên khắp đất nước ta vẫn còn nhiều làng nghề làm nón truyền thống.

b. Các ​​đặc điểm chính của nón lá

- Nón lá được làm bằng nhiều loại lá khác nhau như lá cọ, rơm rạ, tre, nứa, lá ... Đa số là lá nón.

- Thường là nón nhọn, cao khoảng 25-35 cm, nhưng cũng có một số loại nón - đặc biệt là nón thể thao, thường có phần trên rộng và phẳng hơn.

- Nón kết thường được trang bị quai nón - chúng được làm bằng nhung hoặc lụa để giữ cho nón cân bằng hơn là bay.

c. Quy trình làm nón:

+ Để có được những chiếc nón lá đẹp, người thợ phải chọn những lá non còn xanh nhạt, rồi ủi nhiều lần cho phẳng. Sau đó, cắt chéo chiếc lá thon đã chọn và cắt phần cuối của chiếc lá vừa cắt theo đường chéo.

+ Vành nón được làm từ những thanh tre khô nhỏ (thường là 16 vành), sau đó được uốn thành những vòng tròn có đường kính khác nhau và phân bố đều trên khung.

+ Đặt lá lồng và dàn đều cho vừa khung nắp.

+ Dùng chỉ hoặc dây bện để khâu những chiếc lá vào khung.

+ Trang trí: Nón thành phẩm được sơn một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ.

+ Dây quai làm bằng dây kim loại hoặc vải mềm.

- Các loại nón: Có nhiều loại nón: nón quai thao, nón Huế (nón bài thơ), nón Gò Găng (nón ngựa), nón ấn (nón lính xưa) …

d. Tác dụng nón lá

+  Dùng để che nắng, che mưa, quạt mát.

+ Đạo cụ biểu diễn nghệ thuật.

+ Về nghệ thuật: nón lá đi vào thơ ca, nhạc họa.

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm của em và giá trị của chiếc nón lá Việt Nam

* Bài mẫu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam:

Hình ảnh chiếc nón lá có lẽ là hình ảnh thú vị nhất đối với du khách khi tới châu Á. Ở một số quốc gia châu Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, ... thì chiếc nón lá luôn là vật dụng quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Vậy nhưng không ở nơi đâu, chiếc nón lá lại nổi tiếng như ở Việt Nam. Khách tham quan khi đến với Việt Nam hầu hết đều rất thích thú với chiếc nón lá mang theo phong vị của con người Việt Nam.

Nhắc tới xứ sở nào, người ta cũng thường hay nói về những nét văn hóa độc đáo và ẩm thực đặc trưng. Nói tới Việt Nam, về ẩm thực, người ta thường nhắc ngay tới món phở Hà Nội, bún chả, hay nem rán, ...Còn nhắc tới văn hóa thì không thể thiếu đi hình ảnh chiếc nón cùng tà áo dài trắng tung bay giữa một trời gió thu của Hà Nội ngàn năm văn hiến. Có thể nói, chiếc nón từ lâu đã là một đồ vật vô cùng quen thuộc của người Việt Nam. Không ai biết chính xác chiếc nón đã xuất hiện từ bao giờ nhưng ước chừng thời gian xuất hiện khoảng 2500 - 3000 TCN, người ta đã thấy hình ảnh những chiếc nón lá được chạm khắc trên những bức họa gỗ, được thêu trên những trang phục của người xưa, được vẽ trên mặt của trống đồng hay thạp đồng,... Chiếc nón lá đã theo cùng bề dày lịch sử của dân tộc. Liệu ai chưa từng một lần thấy chiếc nón trắng giữa cánh đồng lúa chín vàng, hay tà áo dài tím nổi bật cùng chiếc nón bài thơ? Chính bề dày lịch sử lâu đời đã hình thành những làng nghề nón lá truyền thống như Đồng Vy, Dạ Lê, ... từ biết bao đời nay.

Nón lá quen thuộc tới như vậy nhưng đã bao giờ chúng ta biết đến các công đoạn chế tạo ra chiếc nón thế nào hay chưa? Những nguyên liệu tạo thành chiếc nón hoàn chỉnh cần có là gì? Để làm ra một chiếc nón truyền thống, người ta phải cẩn trọng ngay từ lúc bắt đầu lựa từng chiếc lá dừa, lá cọ. Nón lá được tạo nên từ hai phần khác nhau. Phần thứ nhất là khung tre, được tạo thành từ những nan tre được vót tròn đều, nhỏ nhắn nhưng dẻo và chắc. Loại tre được chọn làm khung phải là loại tre già, và chỉ lấy phần ngoài của tre để nan nón có được sự dẻo dai chắc chắn. Người ta sẽ chặt và chẻ tre thành những thanh nhỏ rồi vót thật tròn, thật mịn rồi ghép thành những vòng tròn với bán kính nhỏ dần. Những vòng tre này sau đó được buộc lại với nhau bằng những sợi dây nilon trong với khoảng cách đều dựa theo hình chóp nhọn. Phần thứ hai là khâu chọn lá. Lá cọ được lựa một cách thật cẩn thận, chúng phải đạt độ rộng cũng như độ dài và sự dẻo dai. Những chiếc lá sau khi lựa sẽ được phân loại và tách riêng lá non lá già, rồi được phơi khô, hong và sấy kĩ. Đây là bước quan trọng nhất để quyết định xem chất lượng của chiếc nón. Những chiếc lá sau khi được sấy kĩ thì được đem đi là khô cho phẳng phiu để chuẩn bị đến công đoạn tiếp theo.

Sau khi lựa đủ nguyên liệu cần thiết để tạo nên chiếc nón lá, người ta bắt đầu công đoạn khâu nón. Tức là ghép những chiếc lá cọ đã được sấy và là phẳng lên khung tre tròn. Từng lớp lá phải được xếp đều tay, khéo léo chồng lên nhau thật đẹp mắt. Vừa ghép lá, người thợ làm nón còn phải tiến hành khâu từng lớp lá đã ghép vào nan tre. Những sợi dây khâu là những sợi dây nilon, tròn và trong suốt nhưng lại cực kì chắc chắn. Đây là một công đoạn cần nhất sự khéo léo bởi chỉ cần không để ý cẩn thận một chút thôi cũng sẽ làm hỏng lớp lá cọ và sẽ không thể cho ra sản phẩm chất lượng được. Chiếc nón sau khi khâu xong phải đạt được không chỉ là độ thẩm mĩ đẹp mắt mà còn là sự chắc chắn bền đẹp, thoải mái cho người sử dụng. Để một chiếc nón hoàn thiện hoàn toàn, người thợ làm nón đã phải trải qua bao công đoạn phức tạp cũng như cần có sự khéo léo vô cùng.

Về các loại nón lá, người ta chia ra thành hai loại nón lá khác nhau bao gồm nón lá hình chóp và nón lá tròn (hay còn gọi là nón quai thao). Nón lá hình chóp là loại nón mà chúng ta thường xuyên bắt gặp. Đó là chiếc nón mà chúng ta hay bắt gặp cùng tà áo dài của người con gái Hà Nội. Còn nón quai thao là loại nón được sử dụng ít hơn. Nó là chiếc nón hay đi cùng các liền anh liền chị trong dịp lễ hội quan họ của quê hương Bắc Ninh. Ngoài ra, chiếc nón lá truyền thống của người dân xứ Huế cũng là một nét văn hóa đặc trưng, mang đậm nét trữ tình cũng như nét văn hóa đặc trưng của người dân xứ Huế. Nón Huế bài thơ cùng chiếc áo dài tím có lẽ là hình ảnh mà khó ai có thể quên được khi đến với xứ Huế mộng mơ.

Chiếc nón đã gắn bó trong văn hóa Việt Nam từ lâu đời và đi đến bất cứ miền quê nào trên khắp Việt Nam, bạn cũng có thể nhìn thấy những chiếc nón trắng muốt. Có thể là trên cánh đồng lúa vàng đang chín thơm mùi thóc mới, những chiếc nón lá nhấp nhô, che đầu cho người nông dân khỏi ánh nắng gay gắt trong những trưa hè. Chiếc nón cũng là vật làm duyên cho bao cô gái bên cạnh tà áo dài thướt tha. Nếu thiếu đi chiếc nón ấy, liệu có làm nên được dáng điệu dịu dàng, duyên dáng của người con gái Việt Nam hay không? Còn chiếc nón quai thao, nó là vật không thể thiếu được của những liền chị trong dịp lễ hội giao duyên quan họ mùa xuân. Nón lá đã trở thành một biểu tượng về mặt tinh thần cho người Việt Nam. Làm ra một chiếc nón đã khó, vậy nên càng cần bảo quản nó cẩn thận hơn để trân trọng công sức của những người thợ tạo ra nó. Để bảo quản nón khỏi bị mối mọt hay côn trùng cắn cũng như tăng độ bóng đẹp bên ngoài của chiếc nón, người ta thường phết lên lớp lá ngoài cùng của nón một lớp dầu bóng. Lớp dầu này sẽ giữ cho chiếc nón luôn bóng đẹp tránh hư hại.

Hình ảnh chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng gắn liền với người dân Việt. Dù bạn ở một miền quê nghèo với cánh đồng lúa hay trên phố xá nhộn nhịp đông vui, bạn cũng sẽ thấy đâu đó thấp thoáng những chiếc nón lá. Nó đã trở thành một vật dụng không chỉ thiết yếu mà còn là một nét duyên, nét văn hóa của người dân ta. Chiếc nón cũng là vật phẩm được khách quốc tế du lịch vô cùng yêu thích và đặc biệt lựa chọn làm quà cho bạn bè, người thân khi tới thăm mảnh đất Việt Nam.

Trải qua nhiều biến cố, thay đổi của thời gian, chiếc nón lá vẫn luôn gắn bó cùng đất nước và con người Việt Nam. Nó đã trở thành một niềm tự hào không thể thiếu trong lòng người dân cũng như bạn bè quốc tế. Bởi vậy, chúng ta cần cố gắng gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của mình để càng ngày ghi dấu ấn tốt đẹp hơn trong mắt bạn bè khu vực và quốc tế.

* Dàn ý thuyết minh về cái bút bi

1. Mở bài: 

Giới thiệu chung về cây bút bi và sự quan trọng của chúng đối với học sinh

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ

– Phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro, những năm 1930. Ông phát minh ra loại bút bi với mong muốn có một loại bút có mực nhanh khô, tiện dụng.

b. Cấu tạo

– Vỏ bút: Dạng ống, hình trụ tròn dài từ 10-15 cm được làm bằng nhựa nhiều màu, thường ghi thông tin sản xuất ở phần đuôi bút.

– Ruột bút: Dạng ống nhỏ, bên trong chứa mực nhiều màu theo nhu cầu sử dụng. Phía trên có ngòi bút với cấu tạo viên bi nhỏ.

- Bộ phận khác: Lò xo, nút bấm, nắp đậy…

c. Phân loại

Các loại bút bi có thể được phân loại theo: Kiểu dáng và màu sắc, công dụng và kích thước ngòi...

d. Cách hoạt động, bảo quản

– Nguyên lý hoạt động: Viên bi lăn giúp mực ra đều, mau khô

– Khi sử dụng tránh va đập và rơi, bấm tắt bút hoặc đóng nắp sau khi sử dụng.

e. Công dụng và ý nghĩa

– Bút bi là công cụ không thể thiếu khi viết, vẽ...

– Bút bi từ lâu đã trở thành bạn đồng hành với học sinh, sinh viên….

3. Kết bài

Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa và sự phổ biến, tiện lợi của cây bút bi trong học tập.

* Bài mẫu thuyết minh về cái bút bi:

Thời học sinh mỗi chúng đi đều gắn liền với rất nhiều loại đồ dùng học tập. Trong đồ dùng đều đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu, ví như thước để giúp ta vẽ hình, kẻ đường thẳng sao cho ngay ngắn sạch đẹp, vở giúp chúng ta lưu lại kiến thức, sách là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích, cặp sách đóng vai trò là người bảo vệ, chứa đựng tất cả những đồ dùng học tập. Và tôi muốn nhắc đến cây bút viết, vật không thể thiếu trong giảng đường, và sau sau này khi lớn lên thì bút vẫn luôn xuất hiện trong cuộc sống của ta mọi lúc. Ngày xưa người ta dùng bút máy, bút chì nhiều, đến hôm nay bút bi lại là loại được yêu thích hơn cả vì tính tiện lợi.

Bút đã ra đời từ rất lâu trước đây, tuy nhiên bút bi mới chỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, do John J. Loud tạo ra, với cấu tạo đơn giản bao gồm một hòn bi được cố định bởi khung thép, có thể chuyển động tròn dùng để đánh dấu trên các bề mặt khô nhám, sần sùi như gỗ, da,…Tuy nhiên đáng tiếc vì loại bút này không được thương mại hóa, thế nên nó dần bị người ta lãng quên. Mãi đến những năm 1930, thì loại bút này mới được tiếp tục tạo ra bởi László Bíró một cộng tác viên của 1 tạp chí nhỏ. Nguyên nhân là bởi ông rất phiền não với việc bút máy liên tục làm bẩn giấy và tay, đồng thời dễ hỏng, điều đó thôi thúc ông sáng tạo ra một loại bút mới bao gồm 1 hòn bi gắn vào đầu một ống mực tròn, khi viết liên giấy hòn bi chuyển động kéo theo mực trong ống ra, tạo thành nét chữ nhanh khô và đẹp, lại bền và tiện dụng. Phát hiện được tiềm năng của loại bút này László Bíró đã hợp tác với người anh trai học chuyên ngành hóa học là George để tạo ra loại bút với nguyên lý làm việc như trên và tiến hành thương mại hóa nó.

Bút bi có hai loại chính là loại có thể nạp mực và loại không nạp mực, trong đó loại không nạp mực được sử dụng vô cùng phổ biến, bởi sự tiện dụng, sạch sẽ và khá rẻ, người ta có thể dễ dàng mua nó ở mọi nơi. Cấu tạo của bút khá đơn giản bao gồm một ống mực bằng nhựa dẻo, một ngòi bằng kim loại không gỉ, trên ngòi này người ta gắn một viên bi bằng thép có kích thước tí hon, có thể dễ dàng lăn tròn 360 độ trong ngòi bút đảm bảo mực thoát ra đều và không bị lem. Về phần mực bút, có hai kiểu mực chính là mực nước và mực dầu. Đối với mực nước, khi viết lượng mực thoát ra nhiều hơn, nét chữ đằm thắm và ổn định, nên thường đẹp hơn, tuy nhiên loại mực này đọng lại trên giấy lâu, nét chữ lâu khô dễ gây nhòe, bẩn khi viết. Đối với loại mực dầu, thì lượng mực thoát ra khá ít, mau khô, nhưng màu sắc không được tươi, và do dầu gây trơn ngòi nên viết loại bút này nét chữ hay run, không được đẹp lắm. So sánh thì bút bi mực nước thường dùng để cho học sinh tiểu học luyện chữ, cnf bút mực dầu thường dùng cho học sinh trung học, người lớn vì cần viết nhanh, và viết nhiều. Không chỉ vậy bút mực dầu còn là loại bút khá tiết kiệm mực, giá lại rẻ, đông thời khá bền, thế nên được ưa chuộng hơn. Thông thường người ta dùng bút đến khi hết mực rồi bỏ, nhưng đối với bút mực nước ra có thể mua riêng ruột bút để thay thế cho tiết kiệm. Đối với phần vỏ bút, là một ống rỗng làm bằng nhựa hoặc kim loại, bên trên có in họa tiết, tên, logo của đơn vị sản xuất và các thông số kỹ thuật như cỡ ngòi, loại mực,… Đóng vai trò bảo vệ ruột bút đồng thời cung cấp cho tay người viết một tư thế cầm thuận tiện, vừa phải. Về thiết kế sẽ có kiểu bút dùng lò xo để đẩy ngòi ra khi viết, loại này có một bộ phận đẩy bằng nhựa hoặc kim loại đặt phía đầu bút. Kiểu thiết kế này phù hợp với những người hay quên, không cẩn thận, như vậy phần vỏ bút sẽ đóng vai trò làm bộ phận bảo vệ ngòi luôn, trên vỏ bút cũng gắn thêm bộ phận cài. Ngược lại, có kiểu bút bi dùng nắp để bảo vệ, trên nắp có gắn đầu cài, để cài bút vào sách vở hoặc túi áo, tránh thất lạc, nhược điểm là lỡ làm mất nắp bút thì khả năng cao là bút sẽ bị hỏng khi vô tình làm rơi.

Về công dụng, thì quá rõ ràng bút là vật dụng học tập, làm việc vô cùng quan trọng, thậm chí được coi là một vật phẩm thiết yếu trong cuộc sống. Nó kết hợp với vở để giúp con người lưu lại những kiến thức, những dữ liệu cần ghi nhớ. Bút cũng là một loại quà tặng khá thông dụng, được nhiều người ưa thích, bởi nó có ý nghĩa chúc người nhận được thành công, học hành tấn tới, đặc biệt là đối với người kinh doanh hoặc làm những công việc liên quan đến văn thư, văn hóa, hành chính thì lại càng là thứ quà tặng thích hợp.

Như vậy có thể thấy bút dẫu rằng có cấu tạo đơn giản, thế nhưng nó lại đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, chắp cánh cho con đường học tập, làm việc của nhiều đối tượng. Vì vậy chúng ta hãy trân trọng và sử dụng bút một cách có hiệu quả, không nên lãng phí.

* Dàn ý bài văn thuyết minh về cái kéo:

1. Mở bài: 

Giới thiệu về một trong những đồ dùng quen thuộc trong gia đình và trong y học - cái kéo

2. Thân bài

a,.Nguồn gốc của cái kéo

- Tương tự nh- Nhiều dấu hiệu cho thấy kéo đã được ra đời từ thế kỷ II – III SCN, khu vực La Mã – sông Ranh.

Từ việc con người dùng dao, kéo xuất hiện để giải quyết nhu cầu của con người

b, Cấu tạo:

– Gồm một cặp kim loại cạnh sắc xoay xung quanh một trục cố định, chia thành lưỡi kéo và cán kéo. Phần cán của kéo thường được bọc nhựa cứng.

– Lưỡi kéo: thường được làm bằng sắt, thép không rỉ hoặc hợp chất sắt pha gang.

– Phần tay cầm: Thường có chất liệu nhựa hoặc kim loại.

– Cố định kéo bằng 1 con vít giữa hai tay cầm.

c, Phân loại: Một số loại kéo như

– Kéo chốt đuôi.

– Kéo kẹp.

– Kéo khớp.

d, Công dụng của cái kéo trong rất nhiều lĩnh vực: 

- Học tập, may mặc: cắt giấy, vải

- Làm đẹp: kéo dùng trong cắt, tạo kiểu tóc cho khách hàng.

- Nấu ăn: chế biến, sơ chế thức ăn

- Công nghiệp: kéo cắt sắt, cắt tôn...

- Y học: sử dụng trong các cuộc phẫu thuật.

e, Cách bảo quản: 

- Dùng đúng loại kéo cho nhu cầu sử dụng để tránh bị hỏng, mẻ lưỡi kéo

- Vệ sinh sau khi sử dụng

- Tránh nơi ẩm ướt, để xa tầm tay trẻ em.

3. Kết bài

Khẳng định lại công dụng và nêu cảm nghĩ về vai trò của chiếc kéo.

* Bài mẫu bài văn thuyết minh về cái kéo:

Kéo là một vật dụng vô cùng gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Mỗi gia đình chúng ta hay thậm chí là chính chúng ta đều luôn luôn sở hữu riêng cho mình một hay nhiều cây kéo với những công dụng và mục đích khác nhau. Đó là một vật dụng vô cùng gần gũi và thân thiết, quen thuộc đối với mỗi người trong gia đình, trong cuộc sống và nhất là trong các công việc.

Chiếc kéo được phát minh khoảng năm 1500 TCN ở Ai Cập cổ đại. Chiếc kéo sớm nhất được biết đến xuất hiện ở đồng bằng Lưỡng Hà khoảng 3000 đến 4000 năm trước. Đây là những chiếc kéo lò xo gồm hai lưỡi đồng được giữ áp sát vào nhau ở chỗ tay cầm bằng một miếng đồng cong, mỏng và linh hoạt nhằm để giữ hai lưỡi kéo tại đúng vị trí, cho phép chúng được ép sát lại nhau và kéo chúng ra xa khi người dùng bỏ tay ra. Kéo dùng lò xo tiếp tục được sử dụng ở châu Âu cho đến thế kỷ thứ 16. Tuy nhiên, kéo xoay bằng đồng hoặc sắt, trong đó lưỡi xoay tại một điểm giữa một tâm và tay cầm, tổ tiên trực tiếp của kéo hiện đại ngày nay, được người La Mã phát minh vào năm khoảng 100. Kéo sau đó được sử dụng phổ biến không chỉ ở La Mã cổ đại, mà còn ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, và nguyên lý trên vẫn được dùng trong hầu hết các chiếc kéo ngày nay.

Kéo là dụng cụ cầm tay dùng để cắt đồ vật. Nó bao gồm một cặp kim loại cạnh sắc xoay quanh một trục cố định. Nguyên lý hoạt động của kéo cơ bản dựa trên nguyên lý đòn bẩy, tương tự như chiếc kìm. Ngoài ra cũng có một số loại kéo nhỏ gọn không dùng đinh tán cố định hai nửa lưỡi kéo mà lợi dụng tính đàn hồi của kinh loại. Kéo được sử dụng để cắt đứt các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như: giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, cao su, vải, sợi dây thừng và dây điện. Kéo cũng được dùng để cắt tóc, thực phẩm hoặc dùng trong phẫu thuật.

Như vậy, kéo quả thực là một vật dụng vô cùng gần gũi và thân thiết, quen thuộc đối với con người. Kéo mang lại vô cùng ích lợi trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc của mỗi chúng ta.

* Dàn ý bài văn thuyết minh về cái quạt

1. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu về cái quạt (vật dụng quen thuộc trong đời sống thường ngày, có ích,…)

2. Thân bài

a. Nguồn gốc ra đời: 

- Từ xa xưa, chiếc quạt bắt nguồn từ việc ông bà ta dùng chiếc mo cau để làm mát.

- Quạt nan được được đan bằng các nan tre

- Sau này, quạt giấy ra đời từ giấy kết hợp với nan tre để làm quạt bằng giấy.

- Khi công nghệ và kỹ thuật phát triển, con người phát minh ra điện, tạo ra những chiếc quạt hoạt động bằng động cơ.

b. Đặc điểm:

– Quạt thủ công: Giá thành rẻ, như một món đồ thủ công với nguyên liệu dễ kiếm, đa dạng màu sắc và kiểu dáng, có thể dùng như món đồ lưu niệm...

– Quạt điện: Hoạt động khi được kết nối với dòng điện, đa dạng màu sắc, công năng và kiểu dáng, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với mức độ làm mát cao…

c. Vai trò:

- Quạt thủ công: Vật dụng quen thuộc, hữu ích và cần thiết trong đời sống. Thể hiện trí thông minh của con người trong việc sáng tạo ra vật dụng giúp cuộc sống thoải mái hơn. Góp phần thể hiện văn hóa.

- Quạt điện: Làm mát trong thời tiết nóng bức với công suất cao, giúp đỡ con người trong nhiều hoạt động.    

3. Kết bài: 

Khẳng định vai trò, nêu cảm nghĩ về chiếc quạt. 

* Bài mẫu bài văn thuyết minh về cái quạt:

Tính đến thời điểm này, con người đã phát minh ra hàng trăm thứ có ích cho cuộc sống của mình. Trong đó, không thể không nhắc đến cái quạt máy hay cái quạt điện. Đây là một trong những vật dụng quen thuộc giúp cho đời sống của con người được nâng cao hơn, cải thiện hơn rất nhiều.

Vào năm 1832, Omar-Rajeen Jumala đã phát minh ra chiếc quạt điện đầu tiên. Ban đầu chúng được chạy bằng cơ học. Cho đến khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn điện trên trái đất, hai nhà khoa học này đã cải tiến chiếc quạt chạy bằng cơ học sang quạt chạy bằng điện mà chúng ta vẫn thấy hiện nay.

Về cơ bản chiếc quạt điện được cấu tạo với 4 bộ phận là vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển có bộ chuyển hướng. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về từng bộ phận của quạt nhé. Phần vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu như inox, sắt, nhựa,… Cánh quạt thì thường được làm bằng kim loại, nhựa,… Số cánh quạt ở mỗi loại quạt là khác nhau. Có loại 3 cánh, có loại 4 cánh, 5 cánh. Phía bên ngoài của cánh quạt là một chiếc lồng quạt bằng kim loại để bảo vệ cánh quạt cũng như bảo vệ người sử dụng. Lồng quạt có nhiều khe hở để gió không bị cản lại. Các khe này tụ lại ở tâm quạt tạo thành một hình tròn. Ở trên hình tròn, các nhà sản xuất thường in số liệu và thông tin về quạt hoặc dán logo của hãng lên đó.

Vì là một đồ dùng hiện đại nên hoạt động cũng như cơ chế quay của quạt khá phức tạp. Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ ghép nhiều miếng lại với nhau tạo ra một lực tác động lên rotor. Do vị trí các cuộn dây đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì hai lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quạt quay. Muốn quạt quay, người dùng chỉ cần dùng điều khiển và nhấn nút chỉnh tốc độ theo đúng nhu cầu là được.

Vì đã được ra đời từ lâu nên càng ngày chiếc quạt máy càng được cải tiến về kĩ thuật. Mẫu mã của những chiếc quạt máy cũng đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Dường như ngày càng có nhiều hãng quạt lớn ra đời như Thống Nhất, Electronic, Senko,… Về mẫu mã, giá cả của mỗi hãng lại có sự khác nhau. Và sự cạnh tranh của các hãng lại mang đến cho người dùng những chiếc quạt máy rẻ, đẹp, chất lượng. Người mua có thể thoải mái lựa chọn một chiếc quạt máy phù hợp với mình.

Mùa hè là thời điểm chiếc quạt máy chứng tỏ sự hữu ích của mình. Chỉ cần bật công tắc trên bảng điều khiển, lựa chọn cho quạt đứng yên một chỗ hoặc cho quạt quay, điều chỉnh tốc độ của quạt,… vậy là cái nóng của mùa hè sẽ được xua tan. Không chỉ làm mát thông thường, những chiếc quạt điện hiện nay còn có khả năng phun sương làm ẩm không khí trong những căn phòng sử dụng máy điều hoà.

Như vậy, quạt là một vật dụng không thể thiếu trong đời sống của chúng ta hiện nay. Muốn sử dụng quạt lâu dài, chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ chiếc quạt của gia đình mình thật tốt.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Soạn bài Luyện tập có sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

1 1,836 10/03/2022
Tải về