Chương VIII Luật Thương mại 2005 : Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại
Số hiệu: | 36/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 22/07/2005 | Số công báo: | Từ số 24 đến số 25 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
6 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại
Luật Thương mại 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, gồm 9 chương và 324 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.
1. Luật quy định 6 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại
Trong đó có:
· Bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại
· Tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng...
· Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể...
2. Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa
Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá...
Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại...
3. Xác định giá dịch vụ trương trường hợp không có thỏa thuận
Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại bao gồm:
a) Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và của thương nhân nước ngoài;
b) Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh;
c) Vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán;
d) Vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ;
đ) Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
e) Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép;
g) Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
h) Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
i) Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;
k) Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;
l) Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa;
m) Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại được quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, tổ chức, cá nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
a) Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
HANDLING OF VIOLATIONS OF COMMERCIAL LAW
Article 320.- Acts of violation of commercial law
1. Acts of violation of commercial law include:
a/ Violating provisions on business registration; business licenses of traders; establishment and operation of representative offices and branches of Vietnamese traders and foreign traders;
b/ Violating provisions on domestically traded goods and services, and exported or imported goods and services; temporary import for re-export, temporary export for re-import; transfer through border-gates; transit;
c/ Violating provisions on taxes, invoices, documents, accounting books and reports;
d/ Violating provisions on prices of goods and services;
e/ Violating provisions on labeling of domestically circulated goods and exports and imports;
f/ Smuggling, trading in goods illegally imported, counterfeit goods or raw materials and materials for production of counterfeit goods, or conducting illegal business;
g/ Violating provisions on quality of domestically traded goods and services, and exported or imported goods and services;
h/ Defrauding and deceiving customers in the purchase and sale of goods or the provision of services;
i/ Violating provisions on protection of interests of customers;
j/ Violating provisions on intellectual property rights to domestically traded goods and services; and exported or imported goods and services;
k/ Violating provisions on origin of goods;
l/ Other violations in commercial activities according to the provisions of law.
2. The Government shall specify acts of violation of commercial law provided for in Clause 1 of this Article.
Article 321.- Forms of handling of violations of commercial law
1. Depending on the nature, seriousness and consequences of violations, violating organizations and individuals shall be handled in one of the following forms:
a/ Sanctions according to the provisions of law on handling of administrative violations;
b/ Where an act of violation involves all elements constituting a crime, the violator shall be examined for penal liability according to the provisions of law.
2. Where an act of violation causes harm to the interests of the State or legitimate rights and interests of organizations and/or individuals, compensation must be paid according to the provisions of law.
Article 322.- Sanctioning of administrative violations in commercial activities
The Government shall specify the sanctioning of administrative violations in commercial activities.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
Điều 31. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
Điều 33. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hóa
Điều 242. Quyền quá cảnh hàng hóa
Điều 243. Tuyến đường quá cảnh
Điều 244. Quá cảnh bằng đường hàng không
Điều 92. Các hình thức khuyến mại
Điều 94. Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá khuyến mại
Điều 108. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại
Điều 109. Các quảng cáo thương mại bị cấm
Mục 4. Hội chợ, triển lãm thương mại
Điều 132. Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
Điều 133. Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
Điều 134. Hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam