Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
Số hiệu: | 89/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 30/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 13/03/2007 |
Ngày công báo: | 13/09/2006 | Số công báo: | Từ số 33 đến số 34 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/2006/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2006 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27 tháng 4 năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
NGHỊ ĐỊNH :
1. Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Những hàng hoá sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này:
a) Bất động sản;
b) Hàng hoá tạm nhập tái xuất; hàng hoá tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hoá quá cảnh, hàng hoá chuyển khẩu;
c) Quà biếu, tặng; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển.
Ngoài các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này, tuỳ theo sự phát triển của thị trường, cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá sẽ đề xuất bổ sung.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Nhãn hàng hoá" là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.
2. "Ghi nhãn hàng hoá" là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
3. "Nhãn gốc của hàng hoá" là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hoá.
4. "Nhãn phụ" là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.
5. "Bao bì thương phẩm của hàng hoá" là bao bì chứa đựng hàng hoá và lưu thông cùng với hàng hoá.
Bao bì thương phẩm của hàng hoá gồm hai loại: bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hoá;
b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp.
6. "Lưu thông hàng hoá" là hoạt động trưng bày, vận chuyển, lưu giữ hàng hoá trong quá trình mua bán hàng hoá, trừ trường hợp vận chuyển hàng hoá của tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hoá từ cửa khẩu về kho lưu giữ.
7. "Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá" là tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoặc đại lý theo đăng ký kinh doanh của các đối tượng quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
8. "Định lượng của hàng hoá" là lượng hàng hóa được thể hiện bằng khối lượng tịnh, thể tích thực, kích thước thực hay số lượng theo số đếm hàng hoá.
9. "Ngày sản xuất" là mốc thời gian hoàn thành sản xuất, chế biến, lắp ráp, đóng chai, đóng gói hoặc các hình thức khác để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của hàng hoá đó.
10. "Hạn sử dụng" là mốc thời gian mà quá thời gian đó thì hàng hoá không được phép lưu thông.
11. "Hạn bảo quản" là mốc thời gian mà quá thời gian đó hàng hoá không còn đảm bảo giữ nguyên chất lượng và giá trị sử dụng ban đầu.
12. "Xuất xứ hàng hoá" là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.
13. "Thành phần" của hàng hoá là các nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.
14. "Thành phần định lượng" là lượng của mỗi loại nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hoá đó.
15. "Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản hàng hoá" là thông tin liên quan đến cách sử dụng, các điều kiện cần thiết để sử dụng, bảo quản hàng hoá; cảnh báo nguy hại; cách xử lý khi xảy ra sự cố nguy hại.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Hàng hoá không bắt buộc phải ghi nhãn:
a) Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
b) Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.
4. Hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hoá là chất phóng xạ, hàng hoá sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường không; hàng hoá do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.
Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định ghi nhãn hàng hoá trong các trường hợp quy định tại khoản này.
1. Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.
2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
3. Trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì:
a) Các nội dung: tên hàng hoá; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hoá phải được ghi trên nhãn hàng hoá;
b) Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hoá và trên nhãn hàng hoá phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá nhưng phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này và nhận biết dễ dàng bằng mắt thường.
Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hoá phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hoá.
1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Hàng hoá được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
4. Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:
a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hoá học, công thức cấu tạo của hoá chất;
c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hoá trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hoá.
Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.
1. Hàng hoá được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.
2. Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.
Trong trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
1. Nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hoá;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
c) Xuất xứ hàng hoá.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan.
1. Lương thực:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng.
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
3. Đồ uống (trừ rượu):
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
4. Rượu:
a) Định lượng;
b) Hàm lượng etanol;
c) Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang).
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khoẻ.
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
7. Thuốc dùng cho người:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khoẻ.
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn (điều kiện) bảo quản.
8. Vắcxin, chế phẩm sinh học dùng cho người:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khoẻ.
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn (điều kiện) bảo quản.
9. Dược liệu:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Hướng dẫn (điều kiện) bảo quản.
10. Vật tư, trang thiết bị y tế:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thông số kỹ thuật;
đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khoẻ.
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần;
đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khoẻ.
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
12. Hoá chất gia dụng dùng cho người:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khoẻ;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
13. Thức ăn chăn nuôi:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
14. Thuốc thú y, vắcxin, chế phẩm sinh học dùng trong thú y:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
15. Thuốc thú y thuỷ sản, chế phẩm sinh học dùng trong thuỷ sản:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
16. Thuốc bảo vệ thực vật:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
17. Giống cây trồng:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
18. Giống vật nuôi:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
19. Giống thuỷ sản:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
20. Đồ chơi trẻ em:
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
d) Hướng dẫn sử dụng.
21. Sản phẩm dệt, may, da, giầy:
a) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
22. Sản phẩm nhựa, cao su:
a) Định lượng;
b) Tháng sản xuất;
c) Thành phần;
d) Thông số kỹ thuật;
đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn.
23. Giấy, bìa, cacton:
a) Định lượng;
b) Tháng sản xuất;
c) Thông số kỹ thuật.
24. Đồ dùng giảng dạy, đồ dùng học tập:
a) Định lượng;
b) Thông số kỹ thuật.
25. Ấn phẩm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, nghệ thuật:
a) Nhà xuất bản (Nhà sản xuất), nhà in;
b) Tên tác giả, dịch giả;
c) Giấy phép xuất bản;
d) Thông số kỹ thuật (khổ, kích thước, số trang).
26. Nhạc cụ:
Thông số kỹ thuật.
27. Dụng cụ thể dục thể thao:
a) Định lượng;
b) Tháng sản xuất;
c) Thành phần;
d) Thông số kỹ thuật;
đ) Hướng dẫn sử dụng.
28. Đồ gỗ:
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
29. Sản phẩm sành, sứ, thuỷ tinh:
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
30. Hàng thủ công mỹ nghệ:
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
31. Đồ gia dụng kim khí:
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
32. Vàng bạc, đá quý:
a) Định lượng;
b) Thành phần định lượng hoặc thông số kỹ thuật.
33. Trang thiết bị bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần;
đ) Thông số kỹ thuật;
e) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
g) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
34. Sản phẩm điện, điện tử:
a) Định lượng;
b) Tháng sản xuất;
c) Thông số kỹ thuật;
d) Thông tin, cảnh báo an toàn;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
35. Thiết bị tin học, thông tin, bưu chính viễn thông:
a) Năm sản xuất;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
36. Máy móc, trang thiết bị cơ khí:
a) Định lượng;
b) Tháng sản xuất;
c) Thông số kỹ thuật;
d) Thông tin, cảnh báo an toàn;
đ) H?ớng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
37. Máy móc, trang thiết bị đo lường, thử nghiệm:
a) Định lượng;
b) Tháng sản xuất;
c) Thông số kỹ thuật;
d) Thông tin, cảnh báo an toàn;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
38. Sản phẩm luyện kim:
a) Định lượng;
b) Thành phần định lượng;
c) Thông số kỹ thuật.
39. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản:
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật.
40. Ô tô:
a) Nhãn hiệu và số loại (Model);
b) Tự trọng (Khối lượng bản thân);
c) Tải trọng;
d) Mã nhận dạng phương tiện (VIN);
đ) Số chứng nhận kiểu loại được phê duyệt (Type Approved);
e) Năm sản xuất.
41. Mô tô, xe máy:
a) Nhãn hiệu và số loại (Model);
b) Tự trọng (Khối lượng bản thân);
c) Dung tích xi lanh;
d) Số chứng nhận kiểu loại được phê duyệt (Type Approved);
đ) Năm sản xuất.
42. Xe máy chuyên dùng:
a) Nhãn hiệu và số loại (Model);
b) Thông số kỹ thuật;
c) Năm sản xuất.
43. Xe đạp:
a) Năm sản xuất;
b) Thông số kỹ thuật.
44. Phụ tùng phương tiện giao thông:
a) Năm sản xuất;
b) Thông số kỹ thuật.
45. Vật liệu xây dựng và trang trí nội thất:
a) Định lượng;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Tháng sản xuất;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
46. Các sản phẩm từ dầu mỏ:
a) Định lượng;
b) Thành phần;
c) Thông tin, cảnh báo an toàn;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
47. Chất tẩy rửa:
a) Định lượng;
b) Tháng sản xuất;
c) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
d) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
đ) Hướng dẫn sử dụng.
48. Hoá chất:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
đ) Thông tin, cảnh báo an toàn;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
49. Phân bón:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
đ) Thông tin, cảnh báo an toàn;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
50. Vật liệu nổ công nghiệp:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
đ) Thông tin, cảnh báo an toàn;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành quy định cụ thể các loại hàng hoá thuộc các nhóm hàng hoá trên và trình Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá.
Tên hàng hoá ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá tự đặt. Tên hàng hoá không được làm hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của hàng hoá.
Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hoá thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này.
Ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá đối với từng trường hợp cụ thể quy định như sau:
1. Hàng hoá được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hoá đó.
2. Hàng hoá được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
3. Hàng hoá của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hoá đó.
4. Hàng hoá được nhượng quyền hoặc cho phép của một tổ chức, cá nhân khác thì ngoài việc thực hiện như quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền hoặc cho phép.
1. Hàng hoá định lượng bằng các đại lượng đo lường phải ghi theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.
2. Hàng hoá định lượng bằng số lượng thì phải ghi theo số đếm tự nhiên.
3. Trường hợp trong một bao bì thương phẩm có nhiều đơn vị hàng hoá thì phải ghi định lượng của từng đơn vị hàng hoá và định lượng tổng các đơn vị hàng hoá hoặc định lượng của từng đơn vị hàng hoá và số lượng đơn vị hàng hoá.
4. Cách ghi định lượng hàng hoá quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
1. Ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản hàng hoá được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
2. Trường hợp hàng hoá bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng hoặc ngày sản xuất và hạn bảo quản theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này mà nhãn hàng hoá đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng, hạn bảo quản được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất.
3. Hàng hoá có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản 1 Điều này quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
Cách ghi xuất xứ hàng hoá được quy định như sau: ghi "sản xuất tại" hoặc "chế tạo tại" hoặc “xuất xứ” kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hoá đó.
Đối với hàng hoá sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra hàng hoá đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ hàng hoá.
1. Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hoá và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.
Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hoá để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.
2. Ghi thành phần định lượng là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. Tuỳ theo tính chất, trạng thái của hàng hoá, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong một đơn vị sản phẩm hoặc ghi theo một trong các tỷ lệ: khối lượng với khối lượng; khối lượng với thể tích; thể tích với thể tích; phần trăm khối lượng; phần trăm thể tích.
3. Đối với một số loại hàng hoá, việc ghi thành phần, thành phần định lượng được quy định như sau:
a) Đối với thực phẩm phải ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng.
Nếu thành phần là chất phụ gia, phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia, mã số quốc tế (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu ngoài các nội dung trên còn phải ghi thêm chất đó là chất "tự nhiên" hay chất "tổng hợp";
b) Đối với thuốc dùng cho người, vắcxin, sinh phẩm y tế, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phải ghi thành phần và hàm lượng các hoạt chất;
c) Đối với mỹ phẩm phải ghi thành phần bao gồm cả các chất phụ gia;
d) Đối với đồ gia dụng kim khí, đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng thì phải ghi tên thành phần nguyên liệu chính cùng với tên hàng hoá và không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.
4. Thành phần, thành phần định lượng của hàng hoá có cách ghi khác với quy định tại khoản 3 Điều này quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.
1. Đối với hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi các thông số kỹ thuật cơ bản.
2. Thuốc dùng cho người, vắcxin, sinh phẩm y tế, chế phẩm sinh học thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật phải ghi:
a) Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc (nếu có);
b) Số đăng ký, số lô sản xuất, dạng bào chế, quy cách đóng gói;
c) Các dấu hiệu cần lưu ý cho từng loại thuốc theo quy định hiện hành.
3. Thành phần hoặc chất trong thành phần phức hợp của hàng hoá thuộc loại đặc biệt có sử dụng chất bảo quản mà đã quy định liều lượng sử dụng và xếp trong danh sách gây kích ứng, độc hại đối với người, động vật và môi trường phải ghi tên chất bảo quản kèm theo các thành phần này.
4. Hàng hoá hoặc thành phần của hàng hoá đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gen ghi theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
5. Các thông số kỹ thuật; thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn của hàng hoá có cách ghi khác với quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này.
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá được phép ghi lên nhãn những nội dung khác. Những nội dung ghi thêm không được trái với pháp luật và phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn.
Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá trên phạm vi cả nước với các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về nhãn hàng hoá.
2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật, tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn về nhãn hàng hoá.
3. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về nhãn hàng hoá. Chủ trì giải quyết và xử lý các hành vi vi phạm về nhãn hàng hoá.
4. Quy định việc công bố nhãn hàng hoá.
5. Tổ chức xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về nhãn hàng hoá.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc quản lý nh? nước về nhãn hàng hoá.
Căn cứ yêu cầu cụ thể đối với hàng hoá thuộc lĩnh vực mình quản lý, các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn chi tiết nội dung và cách ghi nhãn sau khi thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá tại địa phương.
Các cơ quan công an nhân dân, hải quan, quản lý thị trường, quản lý chất lượng hàng hoá, thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về nhãn hàng hoá được quyền xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động hợp pháp hoặc vi phạm pháp luật về nhãn hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại tố cáo về nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật về nhãn hàng hoá và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 6 tháng, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh bổ sung một số nội dung của Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Hàng hoá có nhãn ghi theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa vào lưu thông trên thị trường trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục lưu thông.
1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
QUY ĐỊNH CÁCH GHI ĐỊNH LƯỢNG CỦA HÀNG HOÁ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ)
TT |
TRẠNG THÁI, DẠNG HOẶC LOẠI HÀNG HOÁ |
CÁCH GHI |
1 |
- Hàng hoá dạng rắn, khí. - Hàng hoá là hỗn hợp rắn và lỏng.
|
- Khối lượng tịnh. - Khối lượng tịnh hỗn hợp và khối lượng chất rắn. - Khối lượng tịnh của khí nén và khối lượng tịnh của bình áp lực (hoặc khối lượng tịnh của khí nén và tổng khối lượng của khí nén, bình áp lực). |
2 |
- Hàng hoá dạng nhão, keo sệt. - Hàng hoá dạng nhão có trong các bình phun. |
- Khối lượng tịnh hoặc thể tích thực. - Khối lượng tịnh gồm cả chất nhão và chất tạo áp lực phun. |
3 |
- Hàng hoá dạng lỏng. - Hàng hoá dạng lỏng trong các bình phun. |
- Thể tích thực ở 20oC. - Thể tích thực ở 20oC gồm cả chất lỏng và chất tạo áp lực phun. |
4 |
Thuốc dùng cho người; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật: - Dạng viên. - Dạng bột. - Dạng lỏng. - Thuốc kích dục cho cá đẻ. |
- Khối lượng tịnh. - Thể tích thực. - Đơn vị Quốc tế UI. |
5 |
Giống cây trồng: - Hạt giống. - Cây giống. |
- Khối lượng tịnh. - Cây. |
6 |
Giống thuỷ sản: - Trứng Artermia. - Giống thực vật đơn bào. - Giống thực vật đa bào. |
- Khối lượng tịnh (g). - Lượng tế bào. - Khối lượng tịnh. |
7 |
Hàng hoá là vật phẩm gồm nhiều cỡ khác nhau theo kích thước bề mặt của chúng. |
Kích thước bề mặt: chiều dài và chiều rộng hoặc đường kính hoặc đường chéo. |
8 |
Hàng hoá dạng lá xếp theo tấm. |
Độ dày, diện tích hoặc (chiều dài) x (chiều rộng) của 1 tấm. |
9 |
Hàng hoá dạng lá xếp theo cuộn. |
Độ dày, chiều rộng của lá và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của 1 cuộn. |
10 |
Hàng hoá dạng sợi, dạng thanh.
- Nếu sợi, thanh được tạo thành từ nhiều sợi nhỏ hơn. - Nếu sợi, thanh có vỏ bọc. |
Tiết diện hoặc những thông số tương đương (những thông số có thể suy ra được tiết diện đó) và độ dài hoặc khối lượng tịnh của sợi, của thanh. - Ghi tiết diện/sợi, số lượng sợi và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của sợi hoặc thanh. - Ghi thêm chiều dày lớp vỏ bọc. |
11 |
Đường ống. |
Đường kính ngoài và đường kính trong hoặc độ dày và chiều dài của ống. |
12 |
Lưới tấm. |
Chiều dài kéo căng, chiều ngang kéo căng hoặc số mắt lưới chiều ngang và khối lượng tịnh. |
13 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật dụng. |
Kích thước của khối sản phẩm, hàng hoá đó. |
QUY ĐỊNH CÁCH GHI MỐC THỜI GIAN KHÁC CỦA HÀNG HOÁ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ)
LOẠI HÀNG HOÁ |
MẶT HÀNG |
CÁCH GHI |
Lương thực |
Nông sản, ngũ cốc. |
Vụ thu hoạch hoặc ngày bao gói. |
Thuốc dùng cho người
|
Thuốc dùng cho người.
Nếu là thuốc pha chế theo đơn. |
Ngày bắt đầu sản xuất.
Ghi thêm ngày pha chế. |
Thuốc bảo vệ thực vật |
Thuốc bảo vệ thực vật. |
Ngày gia công hoặc sang chai hoặc đóng gói. |
Giống cây trồng; giống vật nuôi |
Giống cây trồng, vật nuôi. |
Ngày xuất xưởng hoặc ngày xuất bán. |
Giống trứng Artermia. |
Ngày đóng hộp. |
|
Các sản phẩm từ dầu mỏ |
Khí đồng hành và khí hydrocarbon khác. |
Ngày kiểm tra xuất xưởng. |
QUY ĐỊNH CÁCH GHI KHÁC VỀ THÀNH PHẦN, THÀNH PHẦN ĐỊNH LƯỢNG CỦA HÀNG HOÁ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ)
LOẠI HÀNG HOÁ |
MẶT HÀNG |
CÁCH GHI |
Thực phẩm |
Thực phẩm thuỷ sản: nếu bổ sung nguyên liệu khác, phụ gia thực phẩm. |
Ghi thêm thành phần định lượng của nguyên liệu khác, phụ gia thực phẩm tương ứng. |
Phụ gia thực phẩm |
Chất phụ gia thực phẩm. - Nếu phụ gia thực phẩm có hai hoặc nhiều chất phụ gia trong cùng 1 bao gói. |
- Liệt kê đầy đủ theo thứ tự tỷ lệ khối lượng của chúng trong bao gói. |
Thức ăn chăn nuôi |
Thức ăn nuôi trồng thuỷ sản. - Nếu có bổ sung chất phi dinh dưỡng để phòng bệnh. - Nếu là thức ăn tổng hợp.
- Nếu là thức ăn bổ sung. |
Thành phần định lượng chính. - Ghi thêm thành phần chất phi dinh dưỡng. - Ghi thêm hàm lượng protein, lipit, tro, xơ, độ ẩm, độ hoà tan. - Ghi thêm hàm lượng các chất bổ sung. |
Dược liệu |
Dược liệu. |
Hàm lượng hoạt chất hoặc nồng độ. |
Thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học dùng trong thú y |
Thuốc thú y.
|
Thành phần, thành phần định lượng hoạt chất. |
Thuốc thú y thuỷ sản, chế phẩm sinh học dùng trong thủy sản |
Thuốc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. |
Công thức cấu tạo hoặc thành phần cấu tạo. |
Thuốc bảo vệ thực vật |
Thuốc bảo vệ thực vật. |
Thành phần định lượng các hoạt chất chính, hàm lượng dung môi (nếu dung môi làm tăng độ độc hay tăng tính chất vật lý). |
Sản phẩm dệt, may, da giày |
Hàng may mặc. - Nếu có nhiều lớp. |
Thành phần định lượng chính của vật liệu. - Ghi thành phần định lượng chính của từng lớp. |
Đồ gỗ |
- Gỗ xẻ cùng một loài cây. - Gỗ xẻ từ nhiều loài cây. |
- Tên loài. - Nhóm gỗ. |
Sản phẩm gỗ dân dụng. |
Tên gỗ. |
|
Sản phẩm luyện kim |
- Thép. - Kim loại. - Quặng. |
- Mác thép. - Loại, độ tinh khiết (% kim loại). - Hàm lượng quặng (% khối lượng). |
Các sản phẩm từ dầu mỏ |
Khí đồng hành và khí hydrocarbon khác. |
Thành phần khí (% thể tích). |
Hoá chất
|
Hóa chất.
|
Công thức hoá học, công thức cấu tạo, thành phần định lượng. - Ghi thêm dung lượng nạp.
|
Phân bón |
Phân bón. |
Thành phần định lượng. |
Vật liệu nổ công nghiệp |
Vật liệu nổ công nghiệp.
|
Thành phần định lượng chính ảnh hưởng đến giá trị sử dụng. |
QUY ĐỊNH CÁCH GHI KHÁC VỀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT, THÔNG TIN, CẢNH BÁO VỆ SINH, AN TOÀN CỦA HÀNG HOÁ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89 /2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ)
LOẠI HÀNG HOÁ |
MẶT HÀNG |
CÁCH GHI |
Phụ gia thực phẩm |
Chất phụ gia thực phẩm.
|
Ghi cụm từ "Dùng cho thực phẩm". |
Thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học dùng trong thuốc thú y |
Thuốc thú y.
- Nếu là thuốc độc bảng A.
- Nếu là thuốc độc bảng B. |
Tác dụng chính, tác dụng phụ, số đăng ký, số lô sản xuất và cụm từ "Chỉ dùng cho thú y". - Ghi thêm cụm từ (chữ màu đen): "Không dùng quá liều quy định". - Ghi thêm cụm từ (chữ màu đỏ): "Không dùng quá liều quy định". |
- Nếu là thuốc dùng ngoài da. |
- Ghi thêm cụm từ: "Chỉ được dùng ngoài da". |
|
Thuốc bảo vệ thực vật |
Thuốc bảo vệ thực vật. |
Số đăng ký sử dụng, số KCS, thông tin về độc tố, cảnh báo và chỉ dẫn cách phòng nhiễm độc, chỉ dẫn cấp cứu khi ngộ độc. |
Giống cây trồng; giống vật nuôi; giống thuỷ sản |
Nếu cây giống có quy định cấp giống. |
Ghi cấp giống. |
Giống thực vật thuỷ sản. |
Chiều dài, đường kính thân chính, giai đoạn phát triển. |
|
Giống vật nuôi.
- Nếu là gia cầm hướng thịt.
|
Cấp giống, chỉ tiêu năng suất, đặc trưng cho giống. - Ghi thêm năng suất trứng/năm. - Ghi thêm khối lượng đạt được/đơn vị thời gian. - Ghi thêm khả năng tăng trọng, mức độ tiêu tốn thức ăn, độ dầy mỡ lưng. - Ghi thêm số con đẻ ra/lứa, số lứa/năm. |
|
Giống động vật thuỷ sản: - Giống nuôi. - Trứng Artermia. |
- Số ngày tuổi, chiều dài con giống. - Số lượng trứng/g, tỷ lệ nở con (%) |
|
- Giống bố mẹ. |
- Khối lượng (g), giai đoạn phát dục. |
|
Sản phẩm luyện kim |
- Hợp kim. |
- Chỉ tiêu đặc trưng để phân biệt, có tính chất quyết định tới mục đích sử dụng. |
Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản |
- Lưới đánh bắt thuỷ sản.
- Sợi và dây dùng đánh bắt thuỷ sản. |
- Màu sắc, độ thô (Tex), độ bền đứt khô (N), kích thước mắt lưới. - Đường kính, độ thô (Tex), độ bền đứt khô (N), độ săn (vòng xoắn/m). |
Hoá chất |
Hóa chất. - Nếu là hoá chất dễ cháy, nổ, độc hại, ăn mòn. - Nếu là hoá chất chứa trong bình chịu áp lực. |
Chỉ tiêu chất lượng đặc trưng. - Ghi thêm cảnh báo tương ứng. - Ghi thêm số hiệu bình, dung lượng nạp, người nạp, cảnh báo nguy hại. |
Phân bón |
Phân bón. - Nếu là phân vi sinh. |
- Ghi thêm chủng, số lượng vi sinh vật. |
Vật liệu nổ công nghiệp |
Vật liệu nổ công nghiệp. |
Các chỉ tiêu chất lượng chính và khả năng sử dụng trong hoạt động công nghiệp. |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 89/2006/ND-CP |
Hanoi, August 30, 2006 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law;
Pursuant to the April 27, 1999 Ordinance on Protection of Consumer Interests;
Pursuant to the December 24, 1999 Ordinance on Goods Quality;
At the proposal of the Minister of Science and Technology,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
1. This Decree provides for contents, ways of presentation and state management of labels of goods circulated in Vietnam, exported and imported goods.
2. The following goods shall not be regulated by this Decree:
a/ Immovables;
b/ Goods temporarily imported for re-export; goods temporarily imported for re-export after participation in fairs or exhibitions; transited goods, goods transported from border gate to border gate;
c/ Gifts, presents; personal effects of persons on entry and exit; moving property.
Apart from the objects specified at Points a, b and c of this Clause, depending on the market development, the state management agency in charge of goods labeling shall propose additional ones.
Article 2.- Subjects of application
This Decree shall apply to organizations and individuals manufacturing and trading in goods in Vietnam; organizations and individuals exporting and importing goods.
Article 3.- Interpretation of terms
1. Goods label means written, printed, drawn or photocopied words, drawings or images which are stuck, printed, pinned, cast, embossed or carved directly on goods or their commercial packings or on other materials attached to goods or their commercial packings.
2. Labeling of goods means the presentation of necessary and principal contents about goods on their labels in order to help consumers identify the goods and serve as the basis for purchasers to select, consume and use such goods, and for manufacturers and traders to advertise their goods, and for functional agencies to conduct inspection and supervision.
3. Original label of goods means the initial label attached to goods.
4. Supplementary label means a label showing compulsory contents of the original label of goods translated from a foreign language into Vietnamese and additional compulsory contents in Vietnamese as required by law which do not yet appear on the original label.
5. Commercial packing of goods means packing containing goods and circulated together with such goods.
Commercial packings of goods include holding packings and exterior packings:
a/ Holding packing means packing in direct contact with and directly holding goods, forming the shape of goods, or tightly covering goods by their shape;
b/ Exterior packing means packing used to cover one or several units of goods contained in holding packings.
6. Circulation of goods means activities of displaying, transporting or storing goods in the process of goods sale and purchase, except the transport of goods by importing organizations or individuals from the border gate to a storehouse.
7. Name and address of organization or individual responsible for goods means name and address of manufacturing or importing organization or individual or agent according to the business registration of the subjects stipulated in Article 14 of this Decree.
8. Quantity of goods means the quantity of goods expressed in net weight, net volume, actual size or the count of goods.
9. Date of manufacture means the point of time by which the manufacture, processing, assembly, bottling, packaging or another activity is completed as the last finishing stage of the goods.
10. Expiry date means the point of time beyond which the goods shall not be permitted for circulation.
11. Preservation period means the duration beyond which the goods shall not assure its original quality and usage value.
12. Origin of goods means the country or territory where the whole goods is manufactured or the final processing stage is carried out for goods the manufacturing process of which involves the participation of many countries and/or territories.
13. Ingredients of goods means materials, including also additives, used for the manufacture of goods and existing in finished products, even when the form of such materials has been altered.
14. Ingredient quantity means the quantity of each kind of material, including additives, used for the manufacture of the goods.
15. Instructions on use, preservation means information about the use, necessary conditions for use and preservation of the goods; hazard warnings; and ways of dealing with hazardous incidents.
Article 4.- Application of treaties
In case treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Decree, the provisions of such treaties shall apply.
Article 5.- Goods which require labels
1. Domestically circulated goods, imported and exported goods must have labels presented under the provisions of this Decree, except for cases specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.
2. Goods which do not require labels:
a/ Goods which are raw and fresh foodstuffs, unpacked processed foodstuffs for sale directly to consumers;
b/ Goods which are unpacked fuels or materials (agricultural, aquatic or mineral), construction materials (bricks, tiles, lime, sand, rock, cement, colored earth, mortar, commercial concrete mixtures), scraps (discharged from production and business) for direct sale to consumers as agreed upon.
3. In case foreign organizations or individuals that import Vietnamese goods request the labeling of goods as stipulated in contracts for goods sale and purchase and take responsibility for their requests, exporting organizations or individuals shall comply with such requests as contracted, provided that such requests do not lead to misunderstanding of the substance of the goods and violate the laws of Vietnam and importing countries.
4. Goods in the domains of security and defense; goods which are radioactive substances, goods used in emergency circumstances to overcome disaster consequences, epidemics; means of transport by rail, water or air; and goods which are confiscated by state agencies and put up for auction or liquidation shall be subject to separate regulations.
Specialized management ministries shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology in, issuing regulations on labeling of goods specified in this Clause.
Article 6.- Position of goods labels
1. Goods labels must be attached to goods or commercial packings thereof in a position where the compulsory contents of goods labels can be easily and fully noticeable without requiring detachment of the goods’ details or components.
2. In case it is disallowed or impossible to open exterior packings, labels containing all compulsory contents must be attached to exterior packings.
3. If compulsory contents cannot be fully presented on a label, then:
a/ Contents, including name of goods; name of organization or individual responsible for goods; quantity; date of manufacture; and origin of goods, must be shown on the label;
b/ Other compulsory contents must be presented in documents supplied together with the goods and the place where such information is presented must be indicated on the goods labels.
Article 7.- Size of goods labels
Organizations and individuals responsible for labeling goods shall determine by themselves the size of goods labels and, however, must ensure that such labels show all compulsory contents specified in Articles 11 and 12 of this Decree, which are easily readable by naked eyes.
Article 8.- Colors of letters, signs and images shown on goods labels
Colors of letters, numerals, drawings, images, marks and signs shown on goods labels must be clear. For compulsory contents as required, the color of letters and numerals must contrast with the label’s background color.
Article 9.- Languages used on goods labels
1. Compulsory contents of goods labels must be in Vietnamese, except the case specified in Clause 4 of this Article.
2. For goods domestically manufactured and circulated, their labels, apart from complying with the provisions of Clause 1 of this Article, may contain information in another language. Contents in another language must be similar to those in Vietnamese. The size of letters in another language must not be bigger than that of contents in Vietnamese.
3. If labels of goods imported into Vietnam do not contain or fully contain compulsory contents in Vietnamese, they shall be kept together with supplementary labels showing compulsory information in Vietnamese. Contents in Vietnamese must be similar to those of the original label.
4. The following contents may be presented in other languages of Latin origin:
a/ International names or scientific names of medicines for humane use, in case there are no corresponding Vietnamese names;
b/ International names or scientific names enclosed with chemical formulas or chemical composition formulas;
c/ International names or scientific names of ingredients or ingredient quantities of goods, in case they cannot be translated into Vietnamese or their Vietnamese translations are meaningless;
d/ Names and addresses of foreign manufacturing or franchising enterprises.
Article 10.- Responsibility for goods labeling
Contents shown on goods labels, including supplementary labels, must be truthful, clear, precise and correctly reflect the substance of the goods.
1. For goods manufactured, assembled, processed or packaged in Vietnam for domestic circulation, their manufacturing organizations and individuals shall be responsible for goods labeling.
2. For goods manufactured or processed in Vietnam for export, exporting organizations and individuals shall be responsible for goods labeling.
In case goods cannot be exported and are returned for circulation in the country, organizations and individuals shall, before putting such goods into circulation, label them in accordance with the provisions of this Decree.
3. For goods imported into Vietnam with original labels unconformable with the provisions of this Decree, importing organizations and individuals shall make supplementary labels in accordance with the provisions of Clause 3, Article 9 of this Decree before putting such goods into circulation together with their original labels.
CONTENTS AND WAYS OF LABELING OF GOODS
Article 11.- Compulsory contents which must be shown on goods labels
1. Goods labels must show the following information:
a/ Name of goods;
b/ Name and address of the organization or individual responsible for the goods;
c/ Origin of goods.
2. Apart from the information specified in Clause 1 of this Article, depending on the substance of each kind of goods, compulsory contents stipulated in Article 12 of this Decree and relevant specialized laws must be shown on labels.
Article 12.- Contents which must be shown on labels depending on the characteristics of goods:
1. Food:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date.
2. Foodstuffs:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Ingredients or ingredient quantities;
e/ Hygiene and safety information, warnings.
f/ Instructions on use and preservation.
3. Drinks (excluding alcohol):
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Ingredients or ingredient quantities;
e/ Hygiene and safety information, warnings;
f/ Instructions on use and preservation.
4. Alcohol:
a/ Volume;
b/ Ethanol content;
c/ Instructions on preservation (for wines).
5. Cigarettes:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Hygiene, safety and health information, warnings.
6. Food additives:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Ingredient quantities;
e/ Instructions on use and preservation.
7. Medicines for human use:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Ingredient quantities;
e/ Hygiene, safety and health information, warnings;
f/ Instructions on use and preservation (conditions).
8. Vaccines, biologicals for human use:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Ingredient quantities;
e/ Hygiene, safety and health information, warnings;
f/ Instructions on use and preservation (conditions).
9. Pharmaceutical materials:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Ingredient quantities;
e/ Instructions on preservation (conditions).
10. Medical supplies and equipment:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Composition or technical specifications;
e/ Hygiene, safety and health information, warnings;
f/ Instructions on use and preservation (conditions).
11. Cosmetics:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Ingredient quantities;
e/ Hygiene, safety and health information, warnings;
f/ Instructions on use and preservation.
12. Chemicals for domestic human use:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Ingredients or ingredient quantities;
e/ Hygiene, safety and health information, warnings;
f/ Instructions on use and preservation.
13. Feeds:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Ingredient quantities;
e/ Instructions on use and preservation.
14. Veterinary drugs, vaccines and biologicals for animal health:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Ingredient quantities;
e/ Hygiene, safety information and warnings;
f/ Instructions on use and preservation.
15. Veterinary drugs, biologicals for use in fishery:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Ingredient quantities;
e/ Hygiene, safety information and warnings;
f/ Instructions on use and preservation.
16. Plant protection drugs:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Ingredient quantities;
e/ Hygiene, safety information and warnings;
f/ Instructions on use and preservation.
17. Plant seeds:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Instructions on use and preservation.
18. Animal seeds:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Instructions on use and preservation.
19. Aquatic seeds:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Instructions on use and preservation.
20. Children’s toys:
a/ Composition;
b/ Technical specifications;
c/ Hygiene, safety information and warnings;
d/ Instructions on use.
21. Textile, garment, leather and footwear products:
a/ Composition or quantitative compositions;
b/ Technical specifications;
c/ Hygiene, safety information and warnings;
d/ Instructions on use and preservation.
22. Plastic and rubber products:
a/ Quantity;
b/ Month of manufacture;
c/ Composition;
d/ Technical specifications;
e/ Hygiene, safety information and warnings.
23. Paper, cardboard, carton:
a/ Quantity;
b/ Month of manufacture;
c/ Technical specifications.
24. Teaching and learning aids:
a/ Quantity;
b/ Technical specifications.
25. Political, economic, cultural, scientific, educational and art publications:
a/ Publisher (manufacturer), printer;
b/ Name of author or translator;
c/ Publishing permit;
d/ Technical specifications (size, number of pages).
26. Musical instruments:
Technical specifications.
27. Sport and physical training tools:
a/ Quantity;
b/ Month of manufacture;
c/ Composition;
d/ Technical specifications;
e/ Use instructions.
28. Wood furniture:
a/ Composition;
b/ Technical specifications;
c/ Instructions on use and preservation.
29. Porcelain, ceramic and glass products:
a/ Composition;
b/ Technical specifications;
c/ Use instructions, preservation instructions.
30. Fine arts and handicrafts:
a/ Composition;
b/ Technical specifications;
c/ Instructions on use and preservation.
31. Domestic metal appliances:
a/ Composition;
b/ Technical specifications;
c/ Instructions on use and preservation.
32. Gold, silver, gems:
a/ Quantity;
b/ Quantitative composition or technical specifications.
33. Labor protection, fire prevention and fight equipment:
a/ Quantity;
b/ Month of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Composition;
e/ Technical specifications;
f/ Hygiene, safety information and warnings;
g/ Instructions on use and preservation.
34. Electric and electronic products:
a/ Quantity;
b/ Month of manufacture;
c/ Technical specifications;
d/ Safety information and warnings;
e/ Instructions on use and preservation.
35. Informatic, communication, post and telecommunications equipment:
a/ Year of manufacture;
b/ Technical specifications;
c/ Instructions on use and preservation.
36. Machines, mechanical equipment:
a/ Quantity;
b/ Month of manufacture;
c/ Technical specifications;
d/ Safety information and warnings;
e/ Instructions on use and preservation.
37. Measuring and testing machines, equipment and devices:
a/ Quantity;
b/ Month of manufacture;
c/ Technical specifications;
d/ Safety information and warnings;
e/ Instructions on use and preservation.
38. Metallurgical products:
a/ Quantity;
b/ Component quantities;
c/ Technical specifications.
39. Fishing gear:
a/ Composition;
b/ Technical specifications.
40. Cars:
a/ Model;
b/ Self weight;
c/ Tonnage;
d/ Vehicle identification number;
e/ Number of certificate of type approved;
f/ Year of manufacture.
41. Mopeds, motorcycles:
a/ Model;
b/ Self weight;
c/ Cylinder capacity;
d/ Number of certificate of type approved;
e/ Year of manufacture.
42. Special-use vehicles:
a/ Model;
b/ Technical specifications;
c/ Year of manufacture.
43. Bicycles:
a/ Year of manufacture;
b/ Technical specifications.
44. Spare parts of means of transport:
a/ Year of manufacture;
b/ Technical specifications.
45. Construction and interior decoration materials:
a/ Quantity;
b/ Technical specifications;
c/ Month of manufacture;
d/ Instructions on use and preservation.
46. Petroleum products:
a/ Quantity;
b/ Composition;
c/ Safety information and warnings.
d/ Instructions on use and preservation.
47. Detergents:
a/ Quantity;
b/ Month of manufacture;
c/ Ingredients or ingredient quantities;
d/ Hygiene, safety information and warnings;
e/ Instruction on use.
48. Chemicals:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Composition or composition quantities;
e/ Safety information and warnings;
f/ Instructions on use and preservation.
49. Fertilizers:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Composition or composition quantities;
e/ Safety information and warnings;
f/ Instructions on use and preservation.
50. Industrial explosives:
a/ Quantity;
b/ Date of manufacture;
c/ Expiry date;
d/ Composition or quantitative composition;
e/ Safety information and warnings;
f/ Instructions on use and preservation.
The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with specialized management ministries in, amending and supplementing compulsory contents of goods labels.
Names of goods shown on labels shall be given by goods manufacturing or trading organizations or individuals. Names of goods must not lead to misunderstanding about the substance and uses of goods.
In case the name of an ingredient is used as the name or part of the name of the goods, the quantity of such ingredient must be shown, except for the case specified in Clause 4, Article 18 of this Decree.
Article 14.- Names and addresses of organizations and individuals responsible for goods
Names and addresses of organizations and individuals responsible for goods shall be shown specifically as follows:
1. For domestically manufactured goods, their labels must show the name of the organization or individual and the address of the manufacturing establishment.
2. For goods imported for circulation in Vietnam, their labels must show the name and address of the manufacturing organization or individual and the name and address of the importing organization or individual.
3. For goods imported into Vietnam by organizations or individuals acting as sale agents directly for foreign traders, their labels must show the name and address of the manufacturing organization or individual and the name and address of the organization or individual acting as agents to sell such goods.
4. For goods franchised or permitted by another organization or individual, their labels must, apart from complying with the provisions of Clauses 1, 2 and 3 of this Article, additionally show the name and address of the franchising or permitting organization or individual.
Article 15.- Quantity of goods
1. For goods with their quantities expressed in units of measurement, such units of measurement must comply with the provisions of the Vietnamese law on measurement.
2. For goods with their quantities expressed in quantity, such quantity must be expressed in cardinal numbers.
3. In case there are different units of goods contained in a commercial packing, the quantity of each unit of goods and the aggregate quantity of all units of goods or the quantity of each unit of goods and the number of units of goods must be shown.
4. The ways of presenting goods quantities are stipulated in Appendix I to this Decree.
Article 16.- Date of manufacture, expiry date and preservation period
1. The date of manufacture, expiry date and preservation period of goods shall be presented in the order of date, month and year according to the calendar year.
Each number indicating the date, month or year shall consist of two numerals; the number indicating the year may consist of four numerals. The numbers indicating the date, month and year of a point of time must be presented on the same line.
In case the month of manufacture is required to be shown, it shall be shown in the order of month and year according to the calendar year.
In case the year of manufacture is required to be shown, the number indicating the year shall consist of four numerals indicating the year according to the calendar year.
2. For goods the labels of which must contain such compulsory contents as date of manufacture and expiry date or date of manufacture and preservation period as stipulated in Article 12 of this Decree, if such labels have shown the date of manufacture as stipulated in Clause 1 of this Article, the expiry date and preservation period shall be permitted to be expressed in a length of time starting from the date of manufacture.
3. Goods with their points of time shown in ways different from those stipulated in Clause 1 of this Article are listed in Appendix II to this Decree.
Origin of goods shall be shown as follows: The words “Produced at” or “Manufactured at” or the word “origin” shall be followed by the name of the country or territory where the goods are made.
For goods manufactured in Vietnam for domestic circulation, if the address of the place where the goods are manufactured has been shown, the origin of goods shall not be required to be shown.
Article 18.- Ingredients, ingredient quantities
1. Ingredients to be shown shall include names of materials, including additives which are used in the manufacture of goods and exist in finished products, even when the form of such materials has been altered.
If names of ingredients are shown on labels of goods for the purpose of attracting attention to the goods, the quantities of such ingredients must be shown.
2. Ingredient quantities to be shown shall include ingredients together with the quantity of each ingredient. Depending on the nature and state of goods, ingredient quantity shown may be the weight of such ingredient per unit of product or one of these ratios: weight to weight; weight to volume; volume to volume, percentage of weight; or percentage of volume.
3. For certain kinds of goods, the presentation of their ingredients and ingredient quantities shall be as follows:
a/ For foodstuffs, their ingredients must be presented in the order of high to low weight;
For additives, the name of the category of additives and the name of the additive and international code (if any) must be shown; for additives which are flavorings, sweeteners or colorings, apart from the above-mentioned contents, whether such additives are “natural” or “synthetic” must be indicated;
b/ For medicines for human use, vaccines, medical bio-products, biologicals, veterinary drugs and plant protection drugs, the composition and content of active elements must be shown;
c/ For cosmetics, their ingredients, including additives, must be shown;
d/ For domestic metal appliances and articles created from a principal material which determines their usage value, the names of ingredients of the principal material shall be shown together with the name of the goods but the goods’ ingredients or ingredient quantities are not required to be shown.
4. Ingredients or ingredient quantities of goods which are shown in ways different from those stipulated in Clause 3 of this Article are included in Appendix III to this Decree.
Article 19.- Technical specifications, hygiene and safety information and warnings
1. For electric and electronic goods, machines and equipment, their basic technical specifications must be shown.
2. Medicines for human use, vaccines, medical bio-products, biologicals, veterinary drugs and plant protection drugs, the following must be shown:
a/ Indications, uses and contraindications (if any) of medicines;
b/ Registration number, manufacture lot batch, preparation form and packing specifications;
c/ Signs which should be taken into account for each kind of medicine according to current regulations.
3. For ingredients or substances in compound ingredients of goods of special categories which contain preservatives with prescribed dosage and included on the list of those which may be allergic or harmful to humans, animals and the environment, the names of preservatives accompanying these ingredients must be shown.
4. For goods or goods ingredients which have been x-rayed or genetically modified, their labels shall be presented in accordance with treaties to which Vietnam is a contracting party.
5. Technical specifications, information and warnings on hygiene and safety of goods which are presented in ways different from those stipulated in Clauses 2 and 3 of this Article are included in Appendix IV to this Decree.
Article 20.- Other contents of goods labels
Organizations and individuals responsible for goods may print other contents on goods labels. Such additional contents must not contravene the laws and must be truthful, precise and true to the substance of goods, not conceal or lead to misunderstanding of the compulsory contents of the labels.
STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES FOR GOODS LABELS
Article 21.- Responsibilities of the Ministry of Science and Technology
The Ministry of Science and Technology shall take responsibility to the Government for performing the unified state management of goods labeling nationwide with the following specific tasks:
1. Drafting and submitting to competent state agencies for promulgation or promulgating according to its competence legal documents on goods labeling;
2. Disseminating and propagating policies and laws, organizing professional guidance and training in goods labeling.
3. Supervising and inspecting the observance of legal documents on goods labeling. Assuming the prime responsibility for settling and handling violations of goods labeling.
4. Stipulating the announcement of goods labels.
5. Organizing the building and management of a database on goods labels.
The General Department of Standardization, Metrology and Quality Control under the Ministry of Science and Technology shall assist the Minister of Science and Technology in performing the state management of goods labeling.
Article 22.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies
Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, according to their respective competence, have to coordinate with the Ministry of Science and Technology in performing the state management of goods labeling.
Basing themselves on the goods under their management, ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall guide in detail contents and ways of presentation of labels after consulting the Ministry of Science and Technology.
Article 23.- Responsibilities of provincial/municipal People’s Committees
Provincial/municipal People’s Committees shall, within the scope of their tasks and powers, perform the state management of goods labeling in localities.
HANDLING OF VIOLATIONS OF GOODS LABELING
Article 24.- Competence to handle violations of goods labeling
People’s police, customs, market management, goods quality management and specialized inspection and other agencies shall, within the scope of their assigned functions, tasks and powers, shall, when detecting law-breaking acts related to goods labeling, have the right to handle such acts according to current provisions of law.
Article 25.- Handling of violations committed by production, trading, agency, importing and exporting organizations and individuals
Organizations and individuals violating the provisions of law on goods labeling shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall have to pay compensations therefor according to the provisions of law.
Article 26.- Handling of violations committed by organizations and individuals of state management agencies
Those who abuse their positions and powers to hinder lawful activities or violate the law on goods labeling shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall have to pay compensations therefor according to the provisions of law.
Article 27.- Settlement of complaints and denunciations
Competent organizations and individuals shall have to settle complaints and denunciations related to goods labeling in accordance with the provisions of law on complaints and denunciations and goods labeling, and other relevant provisions of law.
Article 28.- Implementation effect
1. This Decree shall take effect six months after its publication in “CONG BAO.”
2. The Prime Minister’s Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999, promulgating the Regulation on labeling of domestically circulated goods and exported and imported goods, and Decision No. 95/2000/QD-TTg of August 15, 2000, adjusting and supplementing a number of contents of the Regulation on labeling of domestically circulated goods and exported and imported goods, issued together with the Prime Minister’s Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999, shall cease to be effective as from the effective date of this Decree.
3. Goods which have labels presented under the Prime Minister’s Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999, and Decision No. 95/2000/QD-TTg of August 15, 2000, and were put into circulation on the market before the effective date of this Decree shall be permitted for continued circulation.
Article 29.- Implementation responsibility
1. The Minister of Science and Technology shall have to guide the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of People’s Committees of provinces and centrally run cities shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
REGULATIONS ON WAYS OF PRESENTATION OF GOODS QUANTITIES
(Issued together with the Government’s Decree No. 89/2006/ND-CP of August 30, 2006)
Ordinal number |
State, form or category of goods |
Way of presentation |
1 |
- Solid or gaseous goods. |
- Net weight. |
|
- Mixed solid and liquid goods. |
- Net mixed weight and weight of solid substances. |
|
- Goods being compressed gas. |
- Net weight of compressed gas and net weight of pressurized containers (or net weight of compressed gas and aggregate weight of compressed gas and pressurized container). |
2 |
- Pasty goods. |
- Net weight or volume. |
|
- Pasty goods contained in sprayers. |
- Net weight of both pasty and pressurizing substance. |
3 |
- Liquid goods. |
- Net volume at 200C. |
|
- Liquid goods contained in sprayers. |
- Net volume at 200C, including both liquid and pressurizing substances. |
4 |
Medicines for human use; veterinary drugs; plant protection drugs: |
|
|
- In pellets. |
- Quantity of pellets, weight per pellet. |
|
- In powder. |
- Net weight. |
|
- In liquid form. |
- Net volume. |
|
- Sexual stimulants for fish. |
- International unit. |
5 |
Plant seeds: |
|
|
- Seeds. |
- Net weight. |
|
- Seedlings. |
- Seedling. |
6 |
Aquatic seeds: |
|
|
- Artermia eggs. |
- Net weight (g). |
|
- Unicellular plant seeds. |
- Quantity of cells. |
|
- Multicellular plant seeds. |
- Net weight. |
7 |
Goods which are articles of different |
Sizes of surface: length and width or diameter or |
|
sizes of their surface |
diagonal. |
8 |
Goods in sheet form arranged in plates. |
Thickness, area or length x width of a plate. |
9 |
Goods in sheet form arranged in rolls. |
Thickness, width of sheet and length or net weight of a roll. |
10 |
Goods in fibers or bars. |
Section or equivalent parameters (parameters inferable from such section) and length or net weight of fiber or bar. |
|
- For fibers or bars made of smaller fibers. |
- Section/fiber, quantity of fibers and length or net weight of fiber or bar should be shown. |
|
- For covered fibers or bars. |
- Thickness of cover should be added. |
11 |
Pipelines. |
Outer and inner diameters or thickness and length of pipelines. |
12 |
Fishing nets. |
Stretched length, stretched width or number of meshes by length and net weight. |
13 |
Machines, equipment, tools, appliances |
Sizes of the mass of products or goods. |
REGULATION ON OTHER WAYS OF PRESENTATION OF POINTS OF TIME FOR GOODS
(Issued together with the Government’s Decree No. 89/2006/ND-CP of August 30, 2006)
Category of goods |
Goods items |
Way of presentation |
Food |
Agricultural products, grains |
Harvest or date of packing |
Medicines for human use |
Medicines for human use. |
Date of start of manufacture. |
|
- For medicines prepared according to prescriptions. |
- The date of preparation should be additionally shown. |
Plant protection drugs |
Plant protection drugs. |
Date of processing or bottling or packing. |
Plant seeds; animal breeds |
Plant seeds, animal breeds |
Date of ex-work or delivery for sale. |
|
Artermia eggs |
Date of canning. |
Petroleum products |
Accompanying gas and other hydrocarbon gases |
Date of ex-work inspection |
REGULATION ON OTHER WAYS OF PRESENTATION OF INGREDIENTS AND INGREDIENT QUANTITIES OF GOODS
(Issued together with the Government’s Decree No. 89/2006/ND-CP of August 30, 2006)
Category of goods |
Goods items |
Way of presentation |
Foodstuffs |
Aquatic foodstuffs: if added with other materials, foodstuff additives. |
Ingredient quantities of other materials and foodstuff additives should be additionally shown. |
Foodstuff additives |
Foodstuff additives. |
|
|
- If there are two or more additives in a single pack. |
- All the weights of additives should be shown in the order of their ratios. |
Animal feeds |
Aquatic animal feeds. |
Principal ingredient quantities. |
|
- If added with non-nutrients. |
- Ingredients of non-nutrients should be additionally shown. |
|
- For synthetic feeds. |
- Protein, lipid, ash contents, fiber, humidity and absorbability levels should be additionally shown. |
|
- For supplementary feeds. |
- Contents of supplementary substances should be additionally shown. |
Pharmaceutical materials |
Pharmaceutical materials. |
Content or concentration of active substances. |
Veterinary drugs, vaccines and biologicals used in veterinary medicine |
Veterinary drugs. |
Ingredients, ingredient quantities of active substances. |
Veterinary drugs and biologicals used in aquaculture |
Aquatic resource protection drugs. |
Composition formula or composition. |
Plant protection drugs |
Plant protection drugs. |
Ingredient quantities of main active substances, content of solvent (if solvents increase toxicity or physic nature). |
Textile, garment, leather and footwear products |
Garments. |
Principal ingredient quantity of material. |
|
- For multi layers. |
- Principal ingredient quantity of each layer should be additionally shown. |
Wood furniture |
- Sawn timber of the same species of tree. |
- Name of species. |
|
- Sawn timber of different species of trees. |
- Category of timber. |
|
Household wood products |
- Name of timber. |
Metallurgical products |
- Steel. |
- Steel mark. |
|
- Metal. |
- Category and purity (% of metal). |
|
- Ores |
- Ore content (% of weight) |
Petroleum products |
Accompanying gas and other hydrocarbon gases |
Gas composition (% of volume). |
Chemicals |
Chemicals. |
Chemical formula, composition formula, composition. |
|
- For chemicals contained in pressurized containers |
- Containing capacity should be additionally shown. |
Fertilizers |
Fertilizers |
Ingredient quantity. |
Industrial explosives |
Industrial explosives |
Principal ingredient quantity affecting the usage value. |
REGULATION ON OTHER WAYS OF PRESENTATION OF TECHNICAL SPECIFICATIONS AND HYGIENE AND SAFETY INFORMATION AND WARNINGS OF GOODS
(Issued together with the Government’s Decree No. 89/2006/ND-CP of August 30, 2006)
Category of goods |
Goods items |
Way of presentation |
Foodstuffs additives |
Foodstuff additives. |
- The phrase “Used for foodstuff” should be shown. |
Veterinary drugs, vaccines and biologicals used in veterinary medicine |
Veterinary drugs. |
Main effects, side effects, registration number, manufacture lot number and the phrase “Only for veterinary use” should be additionally shown. |
|
- For schedule-A toxic substances. |
- The phrase “Do not overuse prescribed dosage” (in black) should be additionally shown. |
|
- For schedule-B toxic substances. |
- The phrase “Do not overuse prescribed dosage” (in red) should be additionally shown. |
|
- For drugs for external use. |
- The phrase “For external use only” (in black) should be additionally shown. |
Plant protection drugs |
Plant protection drugs. |
Use registration number, quality control number (KCS), information on toxicity, warnings and instructions on prevention of intoxication, instructions on treatment upon intoxication. |
Plant seeds; animal breeds, aquatic seeds |
Seedlings subject to grade classification |
The grade of seedlings should be shown. |
|
Aquatic plant seeds |
Length, diameter of main trunk, growth stage. |
|
Animal breeds. |
Grade of breed, yield indicator typical of the breed. |
|
- For egg-oriented poultry. |
- The egg yield per year should be additional shown. |
|
- For meat-oriented poultry. |
- The gained weight per unit of time should be additionally shown. |
|
- For pork-oriented pigs. |
- The weight gain capability, amount of feeds and thickness of back fat should be additionally shown. |
|
- For sows. |
- Number of piglets per brood and number of broods per year should be additionally shown. |
|
Aquatic animal species: |
|
|
- Reared species. |
- Number of age days, length of breeding animals. |
|
- Artermia eggs. |
- Quantity of eggs per gram, ratio of hatched eggs (%). |
|
Parental breeds. |
- Weight (g), reproductive stage. |
Metallurgical products |
- Alloy |
- Typical indicators for identification, which are decisive to the use purpose. |
Fishing gear |
- Fishing nets. |
- Color, fineness (tex), strength (N), mesh size. |
|
- Fishing yarns and ropes. |
- Diameter, fineness (tex), strength (N) twistedness (twists/m). |
Chemicals |
Chemicals. |
Typical quality indicators. |
|
- For chemicals which are inflammable, toxic, corrosive. |
- Relevant warnings should be shown. |
|
- For chemicals contained in pressurized containers. |
- The code of container, containing capacity, loading person and hazard warnings should be additionally shown. |
Fertilizers |
Fertilizers. |
|
|
- For micro-organic fertilizers. |
- The category and quantity of microorganisms should be additionally shown. |
Industrial explosives |
Industrial explosives |
Principal quality indicators and usability in industrial activities. |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực