Luật Tổ chức Chính phủ 2001 số 32/2001/QH10
Số hiệu: | 32/2001/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/12/2001 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2002 |
Ngày công báo: | 08/03/2002 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có:
- Các bộ;
- Các cơ quan ngang bộ.
Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ gồm có:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định.
Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt, một Phó Thủ tướng được Thủ tướng uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ. Phó Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ, cơ quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc về công tác được giao phụ trách.
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.
Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hiệu quả hoạt động của Chính phủ được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và từng thành viên Chính phủ.
Chính phủ thảo luận tập thể và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 19 của Luật này.
Thủ tướng lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ, quyết định những vấn đề được Hiến pháp và pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của mình.
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tham gia vào hoạt động của tập thể Chính phủ; lãnh đạo, quyết định và chịu trách nhiệm về ngành, lĩnh vực hoặc về công tác được giao phụ trách; tham dự các phiên họp của Quốc hội khi Quốc hội xem xét về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc về công tác được giao phụ trách .
Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật; sử dụng tổng hợp các biện pháp hành chính, kinh tế, tổ chức, tuyên truyền, giáo dục; phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
2. Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân;
3. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
4. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia;
5. Thi hành những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình; bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường;
6. Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;
7. Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ;
8. Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp do Chủ tịch nước ký với người đứng đầu Nhà nước khác; đàm phán, ký, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
9. Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; thống nhất quản lý công tác thi đua khen thưởng;
10. Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
11. Phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế:
1. Thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; củng cố và phát triển kinh tế nhà nước, chú trọng các ngành và lĩnh vực then chốt để bảo đảm vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể tạo thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Quyết định chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
2. Quyết định chính sách cụ thể thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn;
3. Xây dựng dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, năm năm, hàng năm trình Quốc hội; chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó;
4. Trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm; tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định;
5. Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền lương, giá cả;
6. Thống nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân, tài nguyên quốc gia; thi hành chính sách tiết kiệm; thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
7. Thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
8. Thống nhất quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực của đất nước, phát triển các hình thức quan hệ kinh tế với các quốc gia, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất trong nước.
Quyết định chính sách cụ thể khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại; khuyến khích đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước;
9. Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước.
1. Thống nhất quản lý và phát triển hoạt động khoa học và công nghệ; chỉ đạo thực hiện chính sách, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ;
2. Quyết định chính sách cụ thể về khoa học và công nghệ để bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, ưu tiên đầu tư cho những hướng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ cao, chú trọng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; đa dạng hoá và sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ;
3. Thống nhất quản lý các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hệ thống thông tin khoa học và công nghệ; sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ ;
4. Thống nhất quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;
5. Quyết định chính sách cụ thể về bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường; chỉ đạo tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường ở các khu vực trọng điểm; kiểm soát ô nhiễm, ứng cứu và khắc phục sự cố môi trường.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao và du lịch:
1. Thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp văn hoá, văn học, nghệ thuật; quy định các biện pháp để bảo tồn, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; khuyến khích phát triển các tài năng sáng tạo văn hoá, nghệ thuật, chống việc truyền bá tư tưởng và sản phẩm văn hoá độc hại; bài trừ mê tín, hủ tục; không ngừng xây dựng nếp sống văn minh trong xã hội;
2. Quyết định chính sách cụ thể về giáo dục để bảo đảm phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu; ưu tiên đầu tư, khuyến khích các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.
Thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chức danh khoa học, các loại hình trường, lớp và các hình thức giáo dục khác; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở và chống tái mù chữ;
3. Thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp thông tin, báo chí; thi hành các biện pháp để ngăn chặn có hiệu quả những hoạt động thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam;
4. Thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao; tạo điều kiện để mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, chú trọng hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao;
5. Quyết định chính sách cụ thể nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch trong nước và phát triển du lịch quốc tế.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực y tế và xã hội:
1. Quyết định chính sách cụ thể nhằm hướng nghiệp, tạo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho người lao động; chỉ đạo thực hiện các chương trình xoá đói, giảm nghèo; mở rộng các hình thức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội; thực hiện cứu trợ xã hội;
2. Thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam; đầu tư, phát triển sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân; thống nhất quản lý công tác phòng bệnh, chữa bệnh, sản xuất và lưu thông thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa các bệnh xã hội, thực hiện các chính sách, chế độ về y tế, bảo vệ sức khoẻ nhân dân;
3. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, chính sách khen thưởng và chăm sóc đối với những người và gia đình có công với nước;
4. Thực hiện chính sách và biện pháp bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và thực hiện quyền trẻ em; giúp đỡ người già, người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt; có biện pháp ngăn ngừa và chống mọi hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ và trẻ em;
5. Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ tăng dân số; nâng cao chất lượng dân số;
6. Tổ chức và tạo điều kiện cho thanh niên được học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phát huy khả năng của thanh niên trong công cuộc lao động sáng tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
7. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn các tai nạn, tệ nạn xã hội.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực dân tộc và tôn giáo:
1. Quyết định chính sách, các biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc, giữ gìn, phát huy và làm giàu bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; chống mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc;
2. Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp ưu tiên phát triển mọi mặt ở các vùng dân tộc thiểu số, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế hàng hoá, từng bước nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các vùng căn cứ địa cách mạng;
3. Thực hiện chính sách ưu tiên phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chương trình chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào miền núi, dân tộc thiểu số; có quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số;
4. Thực hiện chính sách tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân; bảo đảm sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội:
1. Tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp cụ thể để củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, quốc phòng, an ninh với kinh tế nhằm bảo đảm an ninh, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;
2. Thực hiện chính sách ưu đãi, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần và chính sách hậu phương đối với các lực lượng vũ trang nhân dân;
3. Tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm, các vi phạm pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực đối ngoại:
1. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi; quyết định các chủ trương và biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; thống nhất quản lý nhà nước về công tác đối ngoại;
2. Trình Chủ tịch nước quyết định việc ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước và trình Chủ tịch nước phê chuẩn việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế do Chính phủ ký nhân danh Nhà nước; đàm phán, ký, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
3. Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách cụ thể về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hoá, giáo dục và các lĩnh vực khác với các nước, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế; mở rộng công tác thông tin đối ngoại;
4. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của các cơ quan đại diện của Nhà nước tại nước ngoài và tại các tổ chức quốc tế; bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
5. Quyết định chính sách cụ thể nhằm khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước; thực hiện các biện pháp bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực tổ chức hệ thống hành chính nhà nước:
1. Trình Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ, việc thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ, việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, việc thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Quyết định việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
2. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước thông suốt trong hệ thống hành chính nhà nước, cơ quan hành chính cấp dưới phải phục tùng sự lãnh đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan hành chính cấp trên.
Quyết định và chỉ đạo thực hiện phân công, phân cấp quản lý ngành và lĩnh vực trong hệ thống hành chính nhà nước.
Chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả;
3. Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân và hướng dẫn về tổ chức một số cơ quan chuyên môn để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với đặc điểm riêng của địa phương; quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân;
4. Thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở; xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong sạch, có trình độ, năng lực, trung thành với Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tận tụy phục vụ nhân dân; quyết định và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; quy định và chỉ đạo thực hiện chính sách cụ thể đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
1. Hướng dẫn và kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng; kiểm tra tính hợp pháp của các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
2. Tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định:
a) Gửi Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng có liên quan đến hoạt động của chính quyền địa phương; giải quyết những kiến nghị của Hội đồng nhân dân;
b) Bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân kiến thức về quản lý nhà nước;
c) Bảo đảm cơ sở vật chất, tài chính để Hội đồng nhân dân hoạt động.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực pháp luật và hành chính tư pháp:
1. Trình các dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và chương trình của Chính phủ về xây dựng luật, pháp lệnh với Uỷ ban thường vụ Quốc hội; ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp;
2. Quyết định các biện pháp chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các quyết định của Chính phủ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật; báo cáo với Quốc hội về công tác phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật và tội phạm;
3. Quyết định những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội;
4. Thống nhất quản lý công tác hành chính tư pháp, các hoạt động về luật sư, giám định tư pháp, công chứng và bổ trợ tư pháp; tổ chức và quản lý công tác thi hành án, quốc tịch, hộ khẩu, hộ tịch;
5. Tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra nhà nước; tổ chức và chỉ đạo giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc trách nhiệm của Chính phủ.
Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số những vấn đề quan trọng sau đây:
1. Chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ;
2. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội; các nghị quyết, nghị định của Chính phủ;
3. Dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, năm năm, hàng năm, các công trình quan trọng; dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương; tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trình Quốc hội;
4. Đề án về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo trình Quốc hội;
5. Các chính sách cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ, các vấn đề quan trọng về quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
6. Các đề án trình Quốc hội về việc thành lập, sáp nhập, giải thể bộ, cơ quan ngang bộ; việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, việc thành lập hoặc giải thể các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; quyết định việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
7. Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ;
8. Các báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp:
a) Quyết định các chủ trương, biện pháp cần thiết để lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở;
b) Chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật trình Quốc hội, các dự án pháp lệnh trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;
c) Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; quyết định những vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện những quyết định của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng ở các ngành, các cấp;
2. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;
3. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức vì lý do sức khoẻ hoặc lý do khác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; trong thời gian Quốc hội không họp trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
4. Thành lập hội đồng, ủy ban thường xuyên hoặc lâm thời khi cần thiết để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành;
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử các thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
6. Quyết định các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đề cao kỷ luật, ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy và trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
7. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên;
8. Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
9. Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thông qua những báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, trả lời của Chính phủ đối với chất vấn của đại biểu Quốc hội và ý kiến phát biểu với cơ quan thông tin đại chúng.
Thủ tướng Chính phủ ký các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, ra quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở.
Các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước.
Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các công trình quan trọng của ngành, lĩnh vực; tổ chức và chỉ đạo thực hiện khi được phê duyệt;
2. Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác theo sự phân công của Chính phủ;
3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.
Quyết định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành thuộc thẩm quyền;
4. Trình Chính phủ việc ký kết, gia nhập, phê duyệt các điều ước quốc tế thuộc ngành, lĩnh vực; tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế theo quy định của Chính phủ;
5. Tổ chức bộ máy quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ; trình Chính phủ quyết định phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước cho Uỷ ban nhân dân địa phương về nội dung quản lý ngành, lĩnh vực.
Đề nghị Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ tương đương; tổ chức thực hiện công tác đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình;
6. Quản lý nhà nước các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật; bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân do ngành, lĩnh vực mình phụ trách; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
7. Quản lý nhà nước các tổ chức kinh tế, sự nghiệp và hoạt động của các hội, tổ chức phi Chính phủ thuộc ngành, lĩnh vực;
8. Quản lý và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ;
9. Trình bày trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri; gửi các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành đến Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội theo lĩnh vực mà Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách;
10. Tổ chức và chỉ đạo việc chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách;
11. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Thủ tướng uỷ nhiệm.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng phụ trách một số công tác do Chính phủ quy định.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ra quyết định, chỉ thị, thông tư và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở.
Các quyết định, chỉ thị, thông tư về quản lý nhà nước thuộc ngành và lĩnh vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫn và kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do các cơ quan đó ban hành trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách; nếu người nhận được kiến nghị không nhất trí thì trình lên Thủ tướng quyết định.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền kiến nghị với Thủ tướng đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền đình chỉ việc thi hành, đề nghị Thủ tướng bãi bỏ những quy định của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với các văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách và chịu trách nhiệm về quyết định đình chỉ đó; nếu Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không nhất trí với quyết định đình chỉ việc thi hành thì vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Thủ tướng.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp để chuẩn bị các đề án chung trình Chính phủ và Thủ tướng; ra thông tư liên tịch để chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện những vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước.
Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, được phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Khi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vắng mặt, một Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được uỷ nhiệm lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ.
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên Chính phủ.
Hình thức hoạt động của tập thể Chính phủ là phiên họp Chính phủ.
Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Thủ tướng triệu tập phiên họp bất thường của Chính phủ theo quyết định của mình hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.
Thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp của Chính phủ, nếu vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải được Thủ tướng đồng ý.
Thủ tướng có thể cho phép thành viên Chính phủ vắng mặt và được cử người Phó dự phiên họp Chính phủ.
Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ.
Những người dự họp không phải là thành viên Chính phủ có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Phiên họp của Chính phủ chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự.
Trong các phiên họp thảo luận các vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 19 của Luật này, các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết.
Các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải được công bố theo thời hạn quy định và phải đăng trong Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ văn bản có nội dung bí mật nhà nước.
Thủ tướng ủy nhiệm cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thường xuyên thông báo cho các cơ quan thông tin đại chúng về nội dung phiên họp của Chính phủ và các quyết định của Chính phủ, của Thủ tướng.
Chính phủ mời Chủ tịch nước tham dự các phiên họp của Chính phủ; trình Chủ tịch nước quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
Chính phủ mời Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội dự các phiên họp của Chính phủ bàn thực hiện chính sách dân tộc.
Hàng quý, sáu tháng, Chính phủ gửi báo cáo công tác của Chính phủ đến Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Tại kỳ họp giữa năm của Quốc hội, Chính phủ gửi báo cáo công tác đến các đại biểu Quốc hội. Trong kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về công tác của Chính phủ.
Khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu thì các thành viên của Chính phủ có trách nhiệm đến trình bày hoặc cung cấp các tài liệu cần thiết.
Thủ tướng Chính phủ hoặc thành viên của Chính phủ có trách nhiệm trả lời các kiến nghị của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Thủ tướng Chính phủ hoặc thành viên của Chính phủ có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội.
Chính phủ phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và tổ chức, chỉ đạo các phong trào nhân dân thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Chính phủ cùng Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân xây dựng quy chế cụ thể về mối quan hệ công tác.
Chính phủ mời Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và người đứng đầu Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân dự các phiên họp của Chính phủ khi bàn về các vấn đề có liên quan; thường xuyên thông báo cho Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân tình hình kinh tế - xã hội và các quyết định, chủ trương, công tác lớn của Chính phủ.
Khi xây dựng dự án luật, pháp lệnh và dự thảo nghị quyết, nghị định, Chính phủ gửi dự thảo văn bản để Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân có liên quan để tham gia ý kiến.
Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, động viên, tổ chức nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức và viên chức nhà nước
Chính phủ và các thành viên Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Chính phủ phối hợp với Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật, giữ vững kỷ cương, pháp luật nhà nước, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và các chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Chính phủ mời Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự các phiên họp của Chính phủ bàn về các vấn đề có liên quan.
Kinh phí hoạt động của Chính phủ do Quốc hội quyết định từ ngân sách nhà nước .
Luật này thay thế Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 32/2001/QH10 |
Hanoi, December 25, 2001 |
ON ORGANIZATION OF THE GOVERNMENT
(No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, 10th session;
This Law provides for organization and operation of the Government.
Article 1.- The Government is the executive body of the National Assembly, and is the highest State administrative agency of the Socialist Republic of Vietnam.
The Government shall exercise the unified management of the performance of the State’s political, socio-economic, defense, security and external relation tasks; ensure the effectiveness of the State apparatus from the central to grassroots level; ensure the respect for, and the observance of, the Constitution and laws; promote the people’s mastery in the cause of building and defending the Fatherland, thus ensuring stability and improving the people’s material and spiritual lives.
The Government shall take responsibility before the National Assembly and report on its activities to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and the State President.
Article 2.- The Government’s organizational structure is composed of:
- The ministries;
- The ministerial-level agencies.
The National Assembly shall decide on the establishment or abolition of ministries and ministerial-level agencies at the proposal of the Prime Minister.
Article 3.- The Government is composed of:
- The Prime Minister;
- The deputy prime ministers;
- The ministers and the heads of the ministerial-level agencies.
The numbers of deputy prime ministers, ministers and heads of the ministerial-level agencies shall be decided by the National Assembly.
The Prime Minister shall be elected, relieved from office and dismissed by the National Assembly at the proposal of the State President.
The Prime Minister shall submit to the National Assembly for ratification proposals on the appointment, removal from office, dismissal and resignation of deputy prime ministers, ministers and heads of the ministerial-level agencies.
Based on resolutions of the National Assembly, the State President shall appoint, relieve from office, demote, or approve the resignation of, the deputy prime ministers, ministers and heads of the ministerial-level agencies.
Article 4.- The Prime Minister is the head of the Government. The Prime Minister shall be held responsible before the National Assembly and report on his/her work to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and the State President.
The deputy prime ministers shall assist the Prime Minister performing tasks assigned by the Prime Minister. When the Prime Minister is absent, one deputy prime minister shall be authorized by the Prime Minister to direct the activities of the Government on the latter’s behalf. The deputy prime ministers shall be answerable to the Prime Minister and the National Assembly for their assigned tasks.
A minister or head of the ministerial-level agency shall be the head and leader of his/her ministry or ministerial-level agency, taking charge of a number of the Government’s activities; and take responsibility before the Prime Minister and the National Assembly for the nationwide State management over a branch or domain or for the jobs assigned to him/her.
Article 5.- The Government’s term of office shall correspond to the term of the National Assembly. Upon the end of the National Assembly’s term, the Government shall continue to perform its tasks till the new National Assembly sets up a new Government.
Article 6.- The Government shall be organized and operate on the principle of democratic centralism.
The efficiency of the Government’s operation is guaranteed by the efficiency of operations of the Government collective, the Prime Minister, and each cabinet member.
The Government shall discuss collectively and decide by majority on the important issues prescribed in Article 19 of this Law.
The Prime Minister shall lead and administer the Government’s activities and decide on issues prescribed by the Constitution and laws, which fall under his/her jurisdiction.
The ministers and the heads of the ministerial-level agencies shall take part in the operation of the Government collective; lead, decide and take responsibility for the branches, domains or work assigned to them; attend the National Assembly’s sessions when the National Assembly examines matters related to the branches, domains or jobs which they are assigned to take charge of.
Article 7.- The Government shall perform the function of State management by laws; apply all administrative, economic, organizational, propagation and educational measures; coordinate with Vietnam Fatherland Front’s Central Committee, Vietnam Labor Confederation’s Executive Committee and central committees of mass organizations in the performance of its tasks and the exercise of its powers.
TASKS AND POWERS OF THE GOVERNMENT
Article 8.- The Government shall have the following tasks and powers:
1. To direct the work of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government as well as the People’s Committees of all levels, build and perfect a unified system of State administrative apparatus from the central to grassroots level; guide and inspect the People’s Councils in the implementation of documents of the superior State bodies; create conditions for the People’s Councils to perform their tasks and exercise their powers as prescribed by law; train, foster, arrange and use the contingent of State officials and public servants.
2. To ensure the observance of the Constitution and laws by the State agencies, socio-political organizations, social organizations, economic organizations, people’s armed force units and citizens; organize and direct the work of propagation and education on the Constitution and laws among the population;
3. To submit the drafts of laws, ordinances and other projects to the National Assembly and National Assembly Standing Committee;
4. To unify the management of construction and development of the national economy as well as the development of culture, education, health care, sciences, technologies and public services; manage and ensure the efficient use of properties under the entire people’s ownership; implement the socio- economic development and State budget plans as well as national financial and monetary policies;
5. To apply measures to protect the citizens’ legitimate rights and interests, creating conditions for citizens to exercise their rights and fulfill their obligations; protect the State’s and society’s properties and interests as well as the environment;
6. To consolidate and strengthen the entire people’s national defense and people’s security; maintain the national security as well as social order and safety; build the people’s armed forces; execute mobilization orders and orders promulgating the state of emergency and apply all other necessary measures to defend the country;
7. To organize and direct the State’s inventory and statistical work; the State inspection and supervision work, the fight against corruption and wastefulness and all manifestations of bureaucracy, authoritarianism and bumbledom in the State apparatus; as well as the settlement of citizens complaints and denunciations.
8. To unify the management of external relation work; negotiate and conclude international agreements in the name of the State of the Socialist Republic of Vietnam, except for agreements to be signed between the State President and other heads of State; negotiate, sign, ratify and accede to international agreements in the name of the Government; direct the implementation of international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to; protect the State’s interests as well as the legitimate interests of Vietnamese organizations and citizens in foreign countries;
9. To implement social, ethnic and religious policies; unify the management of emulation and commendation work;
10. To decide on the adjustment of boundaries of administrative units of levels lower than the provincial/municipal level;
11. To coordinate with Vietnam Fatherland Front’s Central Committee, Vietnam Labor Confederation’s Executive Committee and central committees of mass organizations in performing its tasks and exercising its powers; create conditions for those organizations to operate effectively.
Article 9.- Tasks and powers of the Government in the economic domain:
1. To unify the management of the national economy and develop the socialist-orientated market economy; strengthen and develop the State economic sector, attaching importance to key branches and domains in order to ensure its leading role, which shall, together with the collective economy, constitute the firm foundation of the national economy.
To decide specific policies in order to bring into play potentials of all economic sectors, promote the formulation, development and step-by-step perfection of the markets of different types along the socialist orientation;
2. To decide on specific policies for national industrialization and modernization, paying attention to agricultural and rural industrialization and modernization;
3. To elaborate strategic projects, plannings as well as long-term, five-year and annual socio-economic development plans for submission to the National Assembly; and direct the implementation thereof;
4. To submit to the National Assembly the State budget estimates, the projected State budget allocations and levels of supplementation from the central budget to the local budgets, as well as the annual final account statement of State budget; organize and administer the implementation of the State budget decided by the National Assembly;
5. To decide on specific financial, monetary, wage and pricing policies and measures;
6. To unify the management and efficient use of properties under the entire people’s ownership and national resources; implement the thrift-practicing policy; perform functions of the owner of the State’s capital amounts at State-invested enterprises prescribed by law;
7. To implement policies on the protection, improvement, regeneration and rational use of natural resources;
8. To unify the management of foreign economic activities, taking initiative in international economic integration on the basis of bringing into play the nation’s internal resources, developing different forms of economic relations with other nations and international organizations on the principle of respect for national independence, sovereignty, mutual benefits, support and promotion of domestic production.
To decide on specific policies to encourage enterprises of all economic sectors to take part in foreign economic activities; encourage foreign investment and create favorable conditions for overseas Vietnamese to invest in the home country;
9. To organize and direct the State’s inventory and statistical work.
Article 10.- Tasks and powers of the Government in the scientific, technological and environmental fields:
1. To unify the management of and develop scientific and technological activities; direct the implementation of scientific and technological development policies and plans;
2. To decide on specific policies toward sciences and technologies in order to ensure that scientific and technological development be the top national policy, giving priority to investment in modern sciences and technologies as well as high technologies, attaching importance to information technology and bio-technology; diversify and efficiently use sources of investment in scientific and technological development;
3. To unify the management of scientific research and technological development institutions as well as scientific and technological information systems; efficiently use scientific and technological advances;
4. To unify the management of standards, measurement, products’ quality, intellectual property, and technology transfer;
5. To decide on specific policies for the protection, improvement and preservation of the environment; direct the concentration of efforts on handling the problem of environmental degradation in key areas; control pollution, rescue and overcome environmental incidents.
Article 11.- Tasks and powers of the Government in the fields of culture, education, information, sports and tourism:
1. To unify the management and develop the cause of culture, literature and arts; prescribe measures for preservation and development of an advanced culture imbued with national identities; protect and bring into play the values of cultural heritage; encourage the development of talents for cultural and artistic creation, combat the dissemination of harmful cultural ideologies and products; eliminate superstition and bad practices; constantly build up the civilized life style in the society;
2. To decide on specific policies for education in order to ensure that the educational development be one of the top national policies; give priority to investment in, and mobilize resources for, development of the educational cause, raising the population’s intellectual level, training human resources, finding out, fostering and using talents.
To unify the management of the national education system in terms of education objectives, programs, contents and plans, teachers’ criteria, examination regulations, systems of diplomas and academic titles, types of school and class as well as other forms of education; universalize the basic secondary education and fight the relapse into illiteracy.
3. To unify the management and develop the cause of information and press; apply measures to effectively prevent those information activities which are detrimental to the national interests, destroy the personality, morality and fine life style of the Vietnamese people.
4. To unify the management and develop the cause of physical training and sports; create conditions for the broadening and raising of the quality of mass physical training and sport activities, attaching importance to professional sport activities, fostering sport talents;
5. To decide on specific policies aiming to boost the development of tourism, making it really a spearhead economic branch, expanding and raising the quality of domestic tourist activities and developing international tourism.
Article 12.- Tasks and powers of the Government in the medical and social fields:
1. To decide on specific policies for vocational guidance, job creation, improvement of working conditions, labor safety and sanitation as well as occupational disease prevention for laborers; direct the implementation of hunger elimination and poverty alleviation programs; diversify forms of social insurance and social relief; provide social supports;
2. To unify the management and develop the cause of caring for and protecting the people’s health, mobilize and organize all social forces for building and developing the medicine of Vietnam; invest in and develop the cause of protecting the people’s health; unify the management over the work of disease prevention and treatment as well as production and circulation of curative medicines, preventing social diseases, implementing health policies and regimes, protecting the people’s health.
3. To implement the preferential policies for war invalids, diseased soldiers and fallen combatants’ families as well as the policies on commendation, reward and care for people and families with meritorious services to the country;
4. To adopt policies and measures to ensure the equality between men and women in all political, economic, cultural and social aspects as well as in family life; protect and care for mothers and ensure the exercise of children’s rights; help the elderly, disabled people and children meeting with exceptional difficulties; adopt measures for prevention of and fight against all acts of violence against women and children, which hurt their dignity;
5. To implement the population and family planning policy, reducing the population growth rate; raise the population quality;
6. To organize and create conditions for young people to study, labor and entertain, develop their physical strength and intellect, foster them in morals, national traditions, sense of citizens� responsibility and socialist ideal, thus promoting their capabilities in the cause of creative labor for construction and defense of the Fatherland;
7. To organize the application of measures to prevent, fight and preclude accidents and social evils.
Article 13.- Tasks and powers of the Government in the fields of ethnicity and religion:
1. To decide on specific policies and measures so as to ensure the implementation of the policy on equality, unity, assistance and support for mutual development and the achievement of social justice among ethnicities as well as the exercise of their right to use their own languages, thus preserving, promoting and enriching their cultural identities and fine traditions; combat all acts of ethnic discrimination and separation;
2. To decide on specific policies and measures to give priority to all-sided development of ethnic minority areas, building infrastructure, implementing socio-economic development programs and projects, developing the commodity economy, step by step improving the life of people in ethnic minority areas, areas meeting with exceptional difficulties and former revolutionary bases.
3. To implement the policy of giving priority to developing education, raising people’s intellectual levels, fostering human resources and implementing healthcare program for inhabitants in mountainous and ethnic minority areas; elaborate planning and plans for training, fostering and employment of officials being ethnic minority people;
4. To implement the policy on religion, ensuring the citizens’ right to freedom of belief, religion or non-religion; ensure the equality among religions before law; combat all acts of infringing upon the right to freedom of belief and religion or acts of abusing beliefs and religions to breach the State�s laws and policies.
Article 14.- Tasks and powers of the Government in the fields of defense, security, social order and safety:
1. To organize the implementation of specific policies and measures in order to consolidate and strengthen the entire people’s defense and people’s security, formulate the entire people’s defense disposition in association with the disposition of people’s security, combine economy with defense and security as well as defense and security with economy, thereby maintaining national security, sovereignty, territorial integrity as well as social order and safety, protecting the socialist regime and revolutionary gains; build the people’s armed forces and defense industry, ensuring equipment for people’s armed forces; execute mobilization orders and orders promulgating the state of emergency and apply all other necessary measures to defend the country;
2. To implement the preferential policies, ensuring the material and spiritual lives and the implementation of the rear policy for the people’s armed forces;
3. To organize, and apply measures for, crime and law-violation prevention and fight.
Article 15.- Tasks and powers of the Government in the field of external relations:
1. To implement the foreign policy of independence, sovereignty, openness, multilateralization and diversification of international relations; take initiative in international economic integration on the basis of respect for independence, sovereignty, equality and mutual benefits; decide on undertakings and measures to enhance and expand relations with foreign countries and international organizations; protect national independence, sovereignty, territorial integrity and national interests, raising Vietnam’s position on the international arena; unify the State management over foreign affairs;
2. To submit to the State President for decision the signing of, or accession to, international agreements in the name of the State and submit to the State President for ratification the signing of or accession to, international agreements to be signed by the Government in the name of the State; negotiate, sign, ratify and accede to international agreements in the name of the Government; direct the implementation of international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to;
3. To decide and direct the implementation of specific policies on cooperation in economic, scientific and technological, cultural, educational and other fields, with other countries, territories and international organizations; broaden the external information work;
4. To organize and direct the operations of the State’s representative missions in foreign countries and at international organizations; protect the legitimate interests of Vietnamese organizations and citizens in foreign countries; manage activities of foreign organizations and individuals in Vietnam;
5. To decide on specific policies aiming to encourage overseas Vietnamese to promote the community unity, preserve cultural identities and fine traditions of the Vietnamese nation, maintain close ties with their families and native land, and contribute to building their native places and country; apply measures to protect the legitimate rights and interests of overseas Vietnamese.
Article 16.- Tasks and powers of the Government in the field of organizing the State administrative system:
1. To submit to the National Assembly for decision the Government’s organizational structure, the establishment or abolition of ministries and ministerial-level agencies, the establishment, consolidation, division and re-delimitation of provinces and centrally-run cities as well as the establishment or dissolution of special administrative-economic units.
To decide on the establishment, consolidation, division and re-delimitation of administrative units of the levels lower than the provincial/municipal level;
2. To organize and direct the operations of the system of State administrative apparatus uniformly from the central to grassroots levels; ensure the effectiveness and smoothness of State management in the State administrative system, whereby the subordinate administrative bodies must submit to the leadership, and strictly observe decisions, of the superior administrative bodies.
To decide and direct the assignment and decentralization of branch and field management within the State administrative system.
To direct the State administrative reform, building a democratic, clean, strong, professional, modern, effective and efficient administration;
3. To decide on the establishment, merger and dissolution of the agencies attached to the Government; define tasks, powers and organizational structures of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government; prescribe the organization of specialized bodies under the People’s Committees and guide the organization of a number of specialized bodies so that the provincial-level People’s Councils may make decisions suited to the particularities of each locality; prescribe the administrative and non-business payroll of the People’s Committees;
4. To unify the management of officials and public servants in the State agencies from the central to grassroots level; build and train a contingent of State officials and public servants being clean, qualified, capable, loyal to the socialist State and devotedly serving the people; decide and direct the implementation of policies and regimes for training, recruitment, employment, wages, commendation, discipline, retirement and other regimes for State officials and public servants; prescribe and direct the implementation of specific policies for cadres of communes, wards and townships.
Article 17.- Tasks and powers of the Government towards the People’s Councils of the provinces and centrally-run cities:
1. To guide and inspect the People’s Councils in the implementation of the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly; ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee; orders and decisions of the State President; resolutions and decrees of the Government, as well as decisions and directives of the Prime Minister; inspect the legality of the resolutions of the People’s Councils;
2. To create conditions for the People’s Councils to perform their tasks and exercise their powers as prescribed by law:
a/ To send to the People’s Councils of the provinces and centrally-run cities resolutions and decrees of the Government, decisions and directives of the Prime Minister, which are related to the activities of local administrations; to handle proposals of the People’s Councils;
b/ To foster the People’s Council deputies’ knowledge about State management;
c/ To ensure material foundations and finance for operations of the People’s Councils.
Article 18.- Tasks and powers of the Government in the field of law and judicial administration:
1. To submit bills to the National Assembly, draft ordinances to the National Assembly Standing Committee and the Government’s law- and ordinance-making programs to the National Assembly Standing Committee; promulgate in time legal documents for the implementation of the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee as well as orders and decisions of the State President and for the performance of the assigned tasks and the exercise of the vested powers; ensure the constitutionality, legitimacy and consistency of legal documents of the ministries, the ministerial-level agencies, the People’s Councils and the People’s Committees at all levels;
2. To decide on directive measures and inspect the implementation of the Constitution, laws and the Government’s decisions by the State agencies, economic organizations, social organizations, people’s armed force units and citizens; organize and direct the propagation and education on the Constitution and laws; report to the National Assembly on the work of law violation and crime prevention and fight;
3. To decide on measures to protect the citizens’ legitimate rights and interests, creating conditions for citizens to exercise their rights and fulfill their obligations, protect the State’s and society’s properties and interests;
4. To unify the management of the judicial administration work, activities of lawyers, judicial experts, public notary and juridical support; organize and manage the work of judgment execution, nationality, household registration and civic status;
5. To organize and direct the State inspection work; organize and direct the settlement of citizens’ complaints and denunciations which fall within the Government’s responsibility.
Article 19.- The Government shall discuss collectively and vote by majority on the following important issues:
1. The Government’s annual programs of action;
2. The law- and ordinance-making programs for each year and its whole term as well as bills, draft ordinances and other projects, to be submitted to the National Assembly and the National Assembly Standing Committee; the Government’s resolutions and decrees;
3. The drafts of socio-economic development strategies, planning as well as long-term, five-year and annual plans, and important projects; the State budget estimates, the projected apportionment of the central budget and the level of supplementation from the central budget to local budgets; the annual final account statement of the State budget to be submitted to the National Assembly;
4. The schemes on ethnic and religious policies to be submitted to the National Assembly;
5. The specific policies on socio-economic development, finance, monetary issues as well as important issues on defense, security and external relations;
6. The schemes to be submitted to the National Assembly on the establishment, merger or dissolution of ministries and ministerial-level agencies; the establishment, consolidation, division or re-delimitation of provinces and centrally-run cities, the establishment or dissolution of special administrative and economic units; decisions on the establishment, consolidation, division or re-delimitation of administrative units of the levels lower than the provincial/municipal level;
7. The decisions on the establishment, merger or dissolution of agencies attached to the Government;
8. The Government’s reports to be presented to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and/or the State President.
TASKS AND POWERS OF THE PRIME MINISTER
Article 20.- The Prime Minister shall have the following tasks and powers:
1. To direct the work of the Government and its members, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of People’s Committees at all levels:
a/ To decide on undertakings and necessary measures in order to direct and administer the Government’s activities as well as the State administrative system from the central to grassroots level;
b/ To direct the drafting of laws to be submitted to the National Assembly, ordinances to be submitted to the National Assembly Standing Committee, and legal documents within the competence of the Government and the Prime Minister;
c/ To prescribe the working regime between the Prime Minister and cabinet members as well as the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities;
d/ To direct and coordinate activities of the cabinet members; decide on matters where exist divergent opinions of ministers, heads of the ministerial-level agencies, heads of the agencies attached to the Government, and presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities;
e/ To urge and inspect the execution of decisions of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the State President, the Government, and the Prime Minister by all branches and levels;
2. To convene and chair the Government’s meetings;
3. To propose the National Assembly to establish or abolish ministries and ministerial-level agencies; submit to the National Assembly for approval proposals on the appointment, removal from office, dismissal or resignation, for health or other reasons, of deputy-prime ministers, ministers and heads of the ministerial-level agencies; while the National Assembly is in recess, to submit to the State President for decision the suspension of work of deputy-prime ministers, ministers, and heads of the ministerial-level agencies;
4. To set up permanent or provisional councils and/or committees when necessary in order to assist the Prime Minister in studying, directing and coordinating the settlement of important and/or inter-branch issues;
5. To appoint, relieve from office or dismiss vice-ministers and equivalent positions; approve the election of members of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities; remove from office, transfer or dismiss presidents and vice-presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities; approve the removal from office or dismissal of other members of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities;
6. To decide on measures to improve the working styles and perfect the State management apparatus, heighten the sense of discipline, prevent and resolutely fight corruption, wastefulness, bureaucracy, bumbledom and authoritarianism in the apparatus and among the State officials and public servants;
7. To suspend the implementation of, or annul, decisions, directives, circulars of ministers and/or heads of the ministerial-level agencies as well as decisions and directives of the People’s Committees and presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, which are contrary to the Constitution, laws and documents of the superior State agencies;
8. To suspend the implementation of resolutions of the People’s Councils of the provinces and centrally-run cities, which are contrary to the Constitution, laws and documents of the superior State agencies, and at the same time propose the National Assembly Standing Committee to annul them;
9. To observe the regime of reporting to the people on important issues through the Government’s reports before the National Assembly, the Government’s replies to questions of the National Assembly deputies and opinions addressed to the mass media.
Article 21.- The Prime Minister shall sign the Government’s resolutions and decrees, issue decisions, directives, and guide and inspect the implementation of those documents by all branches, localities and grassroots units.
The resolutions and decrees of the Government as well as decisions and directives of the Prime Minister shall take effect throughout the country.
MINISTRIES, MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES
Article 22.- The ministries and ministerial-level agencies are the Government’s agencies, which perform the function of State management over branches or working domains throughout the country; exercise the State management over public services of different branches and domains; and act as representatives of the owner of the State’s capital amounts at State-invested enterprises as prescribed by law.
Article 23.- The ministers and heads of the ministerial-level agencies shall have the following tasks and powers:
1. To submit to the Government development strategies, planning as well as long-term, five-year and annual plans, and important projects of their respective branches and domains; organize and direct the implementation thereof after they are approved;
2. To draft laws, ordinances and other projects as assigned by the Government;
3. To organize and direct the implementation of plans on scientific research as well as application of scientific and technological advances.
To decide on economic-technical criteria, processes, regulations and norms of branches within their respective competence;
4. To submit to the Government the conclusion of, accession to and ratification of international agreements in their respective branches and domains; organize and direct the implementation of international cooperation plans and international agreements according to the Government’s stipulations;
5. To organize the branch-and domain- managing apparatuses according to the Government’s stipulations; submit to the Government for decision the assignment of State management tasks to the local People’s Committees regarding the branch- and domain- managing contents.
To propose the Prime Minister to appoint, remove from office or dismiss vice-ministers and equivalent positions.
To appoint, remove from office or dismiss department directors or deputy-directors and equivalent positions; organize the implementation of training, recruitment and employment work as well as the wage, commendation, discipline and retirement regimes, and other regimes for officials and public servants under their management;
6. To exercise the State management over non-business organizations and State enterprises in their respective branches and domains, ensuring the latter’s right to autonomy in production and business activities as prescribed by law; ensure the efficient use of properties under the entire people’s ownership, which are managed by their respective branches or domains; perform specific tasks and exercise specific powers of representatives of the owner of the State’s capital amounts at State-invested enterprises as prescribed by law;
7. To exercise the State management over economic and non-business organizations as well as activities of associations and non-governmental organizations in their respective branches and domains;
8. To manage and organize the implementation of allocated budgets;
9. To present to the National Assembly or the National Assembly Standing Committee reports of the ministries and ministerial-level agencies at the request of the National Assembly or the National Assembly Standing Committee; reply questions of the National Assembly deputies and voters proposals; send legal documents issued by themselves to the National Assembly’s Nationality Council and Commissions according to the fields managed by the National Assembly’s Nationality Council or Commissions respectively;
10. To organize and direct the fight against corruption, wastefulness and all manifestations of bureaucracy, bumbledom and authoritarianism in the branches and fields under their management;
11. To perform other tasks assigned by the Prime Minister.
The tasks and powers of the ministers in charge of a number of jobs shall be provided for by the Government.
Article 24.- Basing themselves on the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly; ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee; orders and decisions of the State President as well as documents of the Government and the Prime Minister, the ministers and the heads of the ministerial-level agencies shall issue decisions, directives and circulars, and guide and inspect the implementation of such documents by all branches, localities and grassroots units.
The decisions, directives and circulars on State management in different branches and domains, which are issued by the respective ministers and heads of the ministerial-level agencies, shall take effect for implementation throughout the country.
Article 25.- The ministers and heads of the ministerial-level agencies shall guide and inspect the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in the latter’s performance of the tasks in the branches or domains under their respective management.
The minister or head of a ministerial-level agency shall have the right to propose another minister or head of the ministerial-level agency to stop the implementation of, or annul, regulations issued by the latter, which are contrary to the legal documents of the State or ministry, ministerial-level agency on the branch or domain managed by his/her ministry or ministerial-level agency; if the proposal receiver disagrees, the proposal may be submitted to the Prime Minister for decision.
Article 26.- The ministers and heads of the ministerial-level agencies shall have the right to propose the Prime Minister to stop the implementation of resolutions of the People’s Councils of the provinces and centrally-run cities, which are contrary to the legal documents of the State, ministries or ministerial-level agencies on the branches or domains under their management.
Article 27.- The ministers and heads of the ministerial-level agencies shall direct, guide and inspect the People’s Committees at all levels in the latter’s performance of the tasks in the branches or domains under their management.
The ministers and heads of the ministerial-level agencies shall have the right to stop the implementation of, or request the Prime Minister to annul, regulations issued by the People’s Committees and presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, which are contrary to the documents of ministries or ministerial-level agencies regarding branches or domains under their respective management, and shall take responsibility for such decisions; if the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities disagree with the implementation-suspending decisions, they shall still have to execute them but may lodge their motions to the Prime Minister.
Article 28.- The ministers and the heads of the ministerial-level agencies shall have to coordinate with one another in preparing joint schemes to be submitted to the Government and the Prime Minister; issue joint-circulars in order to direct and guide the performance of tasks, which fall under their State management functions.
Article 29.- The vice-ministers and the deputy-heads of the ministerial-level agencies shall assist the ministers and the heads of the ministerial-level agencies, be assigned to direct a number of activities, and take responsibility before the ministers and the heads of the ministerial-level agencies.
When a minister or a head of a ministerial-level agency is absent, a vice-minister or a deputy-head of the ministerial-level agency shall be authorized to direct the work of that ministry or ministerial-level agency.
Article 30.- The Government Office is the assisting apparatus of the Government, headed by the Minister-Director of the Government Office.
The tasks, powers, organizational structure and operations of the Government Office shall be provided for by the Government.
Article 31.- The heads of the agencies attached to the Government shall perform tasks and exercise powers according to the Government’s stipulations; and take responsibility before the Government and the Prime Minister for their assigned tasks and vested powers.
WORKING REGIME AND RELATIONS OF THE GOVERNMENT
Article 32.- The Government works according to the regime of combining the collective’s responsibilities with the promotion of powers and personal responsibility of the Prime Minister as well as each cabinet member.
Article 33.- The form of operation of the Government’s collective is the Government’s meeting.
The Government shall meet regularly once every month. The Prime Minister shall convene the Government’s irregular meetings by his/her decisions or at the request of at least one-third of the total number of cabinet members.
Article 34.- The cabinet members shall have to attend all the Government’s meetings; in case of their total or partial absence from a meeting, the Prime Minister’s consent is required.
The Prime Minister may allow the cabinet members to be absent from the Government’s meetings and to appoint their deputies to attend such meetings.
When necessary, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities may be invited to the Government’s meetings.
Attendants of the Government’s meetings, who are not cabinet members, may voice their opinions but may not vote.
Article 35.- A Government’s meeting shall be held only when it is attended by at least two-thirds of the total number of cabinet members.
At the meetings to discuss important issues prescribed in Article 19 of this Law, the Government’s decisions must be voted for by more than half of its members.
In cases where the vote for and the vote against are equal, the Prime Minister’s opinion shall be complied with.
Article 36.- The legal documents issued by the Government, the Prime Minister, the ministers or the heads of the ministerial-level agencies must be promulgated within the prescribed time limits and published in the Official Gazette of the Socialist Republic of Vietnam, except for legal documents with State secret contents.
Article 37.- The Prime Minister shall authorize the Minister-Director of the Government Office to regularly notify the mass media agencies of the contents of the Government’s meetings and decisions of the Government and the Prime Minister.
Article 38.- The Government shall invite the State President to attend its meetings; and submit to the State President for decision issues falling under the latter’s jurisdiction.
The Government shall invite the chairman of the National Assembly’s Nationality Council to attend its meetings to discuss the implementation of nationality policies.
Quarterly and bi-annually, the Government shall send reports on its activities to the State President and the National Assembly Standing Committee. At the National Assembly’s mid-year session, the Government shall send reports on its activities to the National Assembly deputies. At the National Assembly’s year-end session, the Government shall report before the National Assembly on its activities.
When requested by the National Assembly Standing Committee, Nationality Council or Commissions, cabinet members shall have to present or provide necessary documents.
The Prime Minister or cabinet members shall have to answer the motions put forth by the National Assembly’s Nationality Council or Commissions within 15 days after receiving them.
The Prime Minister or cabinet members shall have to answer questions of the National Assembly deputies as prescribed by the Law on Organization of the National Assembly.
Article 39.- The Government shall coordinate with the Central Committee of Vietnam Fatherland Front, the Executive Committee of Vietnam Labor Confederation and the central committees of mass organizations while performing its tasks and exercising its powers and organize and direct the mass movements for the performance of important political, socio-economic, defense, security and foreign tasks.
The Government shall, together with Vietnam Fatherland Front’s Central Committee and Vietnam Labor Confederation’s Executive Committee as well as the central committees of mass organizations, elaborate specific regulations on their working relationships.
The Government shall invite the president of the Presidium of Vietnam Fatherland Front’s Central Committee, the president of Vietnam Labor Confederation and the heads of the central committees of mass organizations to attend its meetings for discussion of relevant issues; regularly notify Vietnam Fatherland Front’s Central Committee, Vietnam Labor Confederation’s Executive Committee and central committees of mass organizations of the socio-economic situation as well as the Government’s major decisions, undertakings and tasks.
When drafting laws, ordinances as well as resolutions and decrees, the Government shall send the drafts thereof to Vietnam Fatherland Front’s Central Committee, Vietnam Labor Confederation’s Executive Committee and central committees of mass organizations for comments.
The Government shall create favorable conditions for Vietnam Fatherland Front, Vietnam Labor Confederation and mass organizations to propagate and disseminate the legislation among population, encourage and organize people to participate in the building and strengthening of the people’s administration, organize the implementation of the State’s undertakings, policies and laws and supervise activities of the State agencies, people-elected deputies as well as State officials and public servants.
The Government and its members shall have to study, settle and respond to proposals of Vietnam Fatherland Front, Vietnam Labor Confederation and mass organizations.
Article 40.- The Government shall coordinate with the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy in the struggle to prevent and preclude crimes and violations of the Constitution and laws, thus firmly maintaining the State’s discipline and laws, achieving socio-economic targets and materializing the State’s undertakings and policies.
The Government shall invite the chief judge of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy to attend its meetings for discussion of relevant issues.
Article 41.- The Government’s operation funds shall be decided by the National Assembly and be channeled from the State budget.
Article 42.- This Law replaces the September 30, 1992 Law on Organization of the Government. All the earlier provisions contrary to this Law are hereby annulled.
Article 43.- The Government shall detail the implementation of this Law.
This Law was passed by the Xth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on December 25, 2001 at its 10th session.
|
NATIONAL ASSEMBLY CHAIRMAN |