Chương 5 Luật Tổ chức Chính phủ 2001: Chế độ làm việc và quan hệ công tác của chính phủ
Số hiệu: | 32/2001/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/12/2001 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2002 |
Ngày công báo: | 08/03/2002 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên Chính phủ.
Hình thức hoạt động của tập thể Chính phủ là phiên họp Chính phủ.
Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Thủ tướng triệu tập phiên họp bất thường của Chính phủ theo quyết định của mình hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.
Thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp của Chính phủ, nếu vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải được Thủ tướng đồng ý.
Thủ tướng có thể cho phép thành viên Chính phủ vắng mặt và được cử người Phó dự phiên họp Chính phủ.
Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ.
Những người dự họp không phải là thành viên Chính phủ có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Phiên họp của Chính phủ chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự.
Trong các phiên họp thảo luận các vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 19 của Luật này, các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết.
Các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải được công bố theo thời hạn quy định và phải đăng trong Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ văn bản có nội dung bí mật nhà nước.
Thủ tướng ủy nhiệm cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thường xuyên thông báo cho các cơ quan thông tin đại chúng về nội dung phiên họp của Chính phủ và các quyết định của Chính phủ, của Thủ tướng.
Chính phủ mời Chủ tịch nước tham dự các phiên họp của Chính phủ; trình Chủ tịch nước quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
Chính phủ mời Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội dự các phiên họp của Chính phủ bàn thực hiện chính sách dân tộc.
Hàng quý, sáu tháng, Chính phủ gửi báo cáo công tác của Chính phủ đến Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Tại kỳ họp giữa năm của Quốc hội, Chính phủ gửi báo cáo công tác đến các đại biểu Quốc hội. Trong kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về công tác của Chính phủ.
Khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu thì các thành viên của Chính phủ có trách nhiệm đến trình bày hoặc cung cấp các tài liệu cần thiết.
Thủ tướng Chính phủ hoặc thành viên của Chính phủ có trách nhiệm trả lời các kiến nghị của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Thủ tướng Chính phủ hoặc thành viên của Chính phủ có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội.
Chính phủ phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và tổ chức, chỉ đạo các phong trào nhân dân thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Chính phủ cùng Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân xây dựng quy chế cụ thể về mối quan hệ công tác.
Chính phủ mời Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và người đứng đầu Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân dự các phiên họp của Chính phủ khi bàn về các vấn đề có liên quan; thường xuyên thông báo cho Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân tình hình kinh tế - xã hội và các quyết định, chủ trương, công tác lớn của Chính phủ.
Khi xây dựng dự án luật, pháp lệnh và dự thảo nghị quyết, nghị định, Chính phủ gửi dự thảo văn bản để Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân có liên quan để tham gia ý kiến.
Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, động viên, tổ chức nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức và viên chức nhà nước
Chính phủ và các thành viên Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Chính phủ phối hợp với Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật, giữ vững kỷ cương, pháp luật nhà nước, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và các chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Chính phủ mời Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự các phiên họp của Chính phủ bàn về các vấn đề có liên quan.
Kinh phí hoạt động của Chính phủ do Quốc hội quyết định từ ngân sách nhà nước .
WORKING REGIME AND RELATIONS OF THE GOVERNMENT
Article 32.- The Government works according to the regime of combining the collective’s responsibilities with the promotion of powers and personal responsibility of the Prime Minister as well as each cabinet member.
Article 33.- The form of operation of the Government’s collective is the Government’s meeting.
The Government shall meet regularly once every month. The Prime Minister shall convene the Government’s irregular meetings by his/her decisions or at the request of at least one-third of the total number of cabinet members.
Article 34.- The cabinet members shall have to attend all the Government’s meetings; in case of their total or partial absence from a meeting, the Prime Minister’s consent is required.
The Prime Minister may allow the cabinet members to be absent from the Government’s meetings and to appoint their deputies to attend such meetings.
When necessary, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities may be invited to the Government’s meetings.
Attendants of the Government’s meetings, who are not cabinet members, may voice their opinions but may not vote.
Article 35.- A Government’s meeting shall be held only when it is attended by at least two-thirds of the total number of cabinet members.
At the meetings to discuss important issues prescribed in Article 19 of this Law, the Government’s decisions must be voted for by more than half of its members.
In cases where the vote for and the vote against are equal, the Prime Minister’s opinion shall be complied with.
Article 36.- The legal documents issued by the Government, the Prime Minister, the ministers or the heads of the ministerial-level agencies must be promulgated within the prescribed time limits and published in the Official Gazette of the Socialist Republic of Vietnam, except for legal documents with State secret contents.
Article 37.- The Prime Minister shall authorize the Minister-Director of the Government Office to regularly notify the mass media agencies of the contents of the Government’s meetings and decisions of the Government and the Prime Minister.
Article 38.- The Government shall invite the State President to attend its meetings; and submit to the State President for decision issues falling under the latter’s jurisdiction.
The Government shall invite the chairman of the National Assembly’s Nationality Council to attend its meetings to discuss the implementation of nationality policies.
Quarterly and bi-annually, the Government shall send reports on its activities to the State President and the National Assembly Standing Committee. At the National Assembly’s mid-year session, the Government shall send reports on its activities to the National Assembly deputies. At the National Assembly’s year-end session, the Government shall report before the National Assembly on its activities.
When requested by the National Assembly Standing Committee, Nationality Council or Commissions, cabinet members shall have to present or provide necessary documents.
The Prime Minister or cabinet members shall have to answer the motions put forth by the National Assembly’s Nationality Council or Commissions within 15 days after receiving them.
The Prime Minister or cabinet members shall have to answer questions of the National Assembly deputies as prescribed by the Law on Organization of the National Assembly.
Article 39.- The Government shall coordinate with the Central Committee of Vietnam Fatherland Front, the Executive Committee of Vietnam Labor Confederation and the central committees of mass organizations while performing its tasks and exercising its powers and organize and direct the mass movements for the performance of important political, socio-economic, defense, security and foreign tasks.
The Government shall, together with Vietnam Fatherland Front’s Central Committee and Vietnam Labor Confederation’s Executive Committee as well as the central committees of mass organizations, elaborate specific regulations on their working relationships.
The Government shall invite the president of the Presidium of Vietnam Fatherland Front’s Central Committee, the president of Vietnam Labor Confederation and the heads of the central committees of mass organizations to attend its meetings for discussion of relevant issues; regularly notify Vietnam Fatherland Front’s Central Committee, Vietnam Labor Confederation’s Executive Committee and central committees of mass organizations of the socio-economic situation as well as the Government’s major decisions, undertakings and tasks.
When drafting laws, ordinances as well as resolutions and decrees, the Government shall send the drafts thereof to Vietnam Fatherland Front’s Central Committee, Vietnam Labor Confederation’s Executive Committee and central committees of mass organizations for comments.
The Government shall create favorable conditions for Vietnam Fatherland Front, Vietnam Labor Confederation and mass organizations to propagate and disseminate the legislation among population, encourage and organize people to participate in the building and strengthening of the people’s administration, organize the implementation of the State’s undertakings, policies and laws and supervise activities of the State agencies, people-elected deputies as well as State officials and public servants.
The Government and its members shall have to study, settle and respond to proposals of Vietnam Fatherland Front, Vietnam Labor Confederation and mass organizations.
Article 40.- The Government shall coordinate with the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy in the struggle to prevent and preclude crimes and violations of the Constitution and laws, thus firmly maintaining the State’s discipline and laws, achieving socio-economic targets and materializing the State’s undertakings and policies.
The Government shall invite the chief judge of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy to attend its meetings for discussion of relevant issues.
Article 41.- The Government’s operation funds shall be decided by the National Assembly and be channeled from the State budget.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực