Chương 1 Luật Tổ chức Chính phủ 2001: Những quy định chung
Số hiệu: | 32/2001/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/12/2001 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2002 |
Ngày công báo: | 08/03/2002 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có:
- Các bộ;
- Các cơ quan ngang bộ.
Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ gồm có:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định.
Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt, một Phó Thủ tướng được Thủ tướng uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ. Phó Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ, cơ quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc về công tác được giao phụ trách.
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.
Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hiệu quả hoạt động của Chính phủ được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và từng thành viên Chính phủ.
Chính phủ thảo luận tập thể và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 19 của Luật này.
Thủ tướng lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ, quyết định những vấn đề được Hiến pháp và pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của mình.
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tham gia vào hoạt động của tập thể Chính phủ; lãnh đạo, quyết định và chịu trách nhiệm về ngành, lĩnh vực hoặc về công tác được giao phụ trách; tham dự các phiên họp của Quốc hội khi Quốc hội xem xét về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc về công tác được giao phụ trách .
Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật; sử dụng tổng hợp các biện pháp hành chính, kinh tế, tổ chức, tuyên truyền, giáo dục; phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Article 1.- The Government is the executive body of the National Assembly, and is the highest State administrative agency of the Socialist Republic of Vietnam.
The Government shall exercise the unified management of the performance of the State’s political, socio-economic, defense, security and external relation tasks; ensure the effectiveness of the State apparatus from the central to grassroots level; ensure the respect for, and the observance of, the Constitution and laws; promote the people’s mastery in the cause of building and defending the Fatherland, thus ensuring stability and improving the people’s material and spiritual lives.
The Government shall take responsibility before the National Assembly and report on its activities to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and the State President.
Article 2.- The Government’s organizational structure is composed of:
- The ministries;
- The ministerial-level agencies.
The National Assembly shall decide on the establishment or abolition of ministries and ministerial-level agencies at the proposal of the Prime Minister.
Article 3.- The Government is composed of:
- The Prime Minister;
- The deputy prime ministers;
- The ministers and the heads of the ministerial-level agencies.
The numbers of deputy prime ministers, ministers and heads of the ministerial-level agencies shall be decided by the National Assembly.
The Prime Minister shall be elected, relieved from office and dismissed by the National Assembly at the proposal of the State President.
The Prime Minister shall submit to the National Assembly for ratification proposals on the appointment, removal from office, dismissal and resignation of deputy prime ministers, ministers and heads of the ministerial-level agencies.
Based on resolutions of the National Assembly, the State President shall appoint, relieve from office, demote, or approve the resignation of, the deputy prime ministers, ministers and heads of the ministerial-level agencies.
Article 4.- The Prime Minister is the head of the Government. The Prime Minister shall be held responsible before the National Assembly and report on his/her work to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and the State President.
The deputy prime ministers shall assist the Prime Minister performing tasks assigned by the Prime Minister. When the Prime Minister is absent, one deputy prime minister shall be authorized by the Prime Minister to direct the activities of the Government on the latter’s behalf. The deputy prime ministers shall be answerable to the Prime Minister and the National Assembly for their assigned tasks.
A minister or head of the ministerial-level agency shall be the head and leader of his/her ministry or ministerial-level agency, taking charge of a number of the Government’s activities; and take responsibility before the Prime Minister and the National Assembly for the nationwide State management over a branch or domain or for the jobs assigned to him/her.
Article 5.- The Government’s term of office shall correspond to the term of the National Assembly. Upon the end of the National Assembly’s term, the Government shall continue to perform its tasks till the new National Assembly sets up a new Government.
Article 6.- The Government shall be organized and operate on the principle of democratic centralism.
The efficiency of the Government’s operation is guaranteed by the efficiency of operations of the Government collective, the Prime Minister, and each cabinet member.
The Government shall discuss collectively and decide by majority on the important issues prescribed in Article 19 of this Law.
The Prime Minister shall lead and administer the Government’s activities and decide on issues prescribed by the Constitution and laws, which fall under his/her jurisdiction.
The ministers and the heads of the ministerial-level agencies shall take part in the operation of the Government collective; lead, decide and take responsibility for the branches, domains or work assigned to them; attend the National Assembly’s sessions when the National Assembly examines matters related to the branches, domains or jobs which they are assigned to take charge of.
Article 7.- The Government shall perform the function of State management by laws; apply all administrative, economic, organizational, propagation and educational measures; coordinate with Vietnam Fatherland Front’s Central Committee, Vietnam Labor Confederation’s Executive Committee and central committees of mass organizations in the performance of its tasks and the exercise of its powers.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực