Chương I Nghị định 89/2006/NĐ-CP nhãn hàng hoá: Những quy định chung
Số hiệu: | 89/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 30/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 13/03/2007 |
Ngày công báo: | 13/09/2006 | Số công báo: | Từ số 33 đến số 34 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Những hàng hoá sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này:
a) Bất động sản;
b) Hàng hoá tạm nhập tái xuất; hàng hoá tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hoá quá cảnh, hàng hoá chuyển khẩu;
c) Quà biếu, tặng; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển.
Ngoài các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này, tuỳ theo sự phát triển của thị trường, cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá sẽ đề xuất bổ sung.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Nhãn hàng hoá" là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.
2. "Ghi nhãn hàng hoá" là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
3. "Nhãn gốc của hàng hoá" là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hoá.
4. "Nhãn phụ" là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.
5. "Bao bì thương phẩm của hàng hoá" là bao bì chứa đựng hàng hoá và lưu thông cùng với hàng hoá.
Bao bì thương phẩm của hàng hoá gồm hai loại: bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hoá;
b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp.
6. "Lưu thông hàng hoá" là hoạt động trưng bày, vận chuyển, lưu giữ hàng hoá trong quá trình mua bán hàng hoá, trừ trường hợp vận chuyển hàng hoá của tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hoá từ cửa khẩu về kho lưu giữ.
7. "Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá" là tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoặc đại lý theo đăng ký kinh doanh của các đối tượng quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
8. "Định lượng của hàng hoá" là lượng hàng hóa được thể hiện bằng khối lượng tịnh, thể tích thực, kích thước thực hay số lượng theo số đếm hàng hoá.
9. "Ngày sản xuất" là mốc thời gian hoàn thành sản xuất, chế biến, lắp ráp, đóng chai, đóng gói hoặc các hình thức khác để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của hàng hoá đó.
10. "Hạn sử dụng" là mốc thời gian mà quá thời gian đó thì hàng hoá không được phép lưu thông.
11. "Hạn bảo quản" là mốc thời gian mà quá thời gian đó hàng hoá không còn đảm bảo giữ nguyên chất lượng và giá trị sử dụng ban đầu.
12. "Xuất xứ hàng hoá" là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.
13. "Thành phần" của hàng hoá là các nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.
14. "Thành phần định lượng" là lượng của mỗi loại nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hoá đó.
15. "Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản hàng hoá" là thông tin liên quan đến cách sử dụng, các điều kiện cần thiết để sử dụng, bảo quản hàng hoá; cảnh báo nguy hại; cách xử lý khi xảy ra sự cố nguy hại.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Hàng hoá không bắt buộc phải ghi nhãn:
a) Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
b) Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.
4. Hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hoá là chất phóng xạ, hàng hoá sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường không; hàng hoá do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.
Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định ghi nhãn hàng hoá trong các trường hợp quy định tại khoản này.
1. Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.
2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
3. Trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì:
a) Các nội dung: tên hàng hoá; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hoá phải được ghi trên nhãn hàng hoá;
b) Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hoá và trên nhãn hàng hoá phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá nhưng phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này và nhận biết dễ dàng bằng mắt thường.
Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hoá phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hoá.
1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Hàng hoá được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
4. Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:
a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hoá học, công thức cấu tạo của hoá chất;
c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hoá trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hoá.
Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.
1. Hàng hoá được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.
2. Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.
Trong trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
Article 1.- Scope of regulation
1. This Decree provides for contents, ways of presentation and state management of labels of goods circulated in Vietnam, exported and imported goods.
2. The following goods shall not be regulated by this Decree:
a/ Immovables;
b/ Goods temporarily imported for re-export; goods temporarily imported for re-export after participation in fairs or exhibitions; transited goods, goods transported from border gate to border gate;
c/ Gifts, presents; personal effects of persons on entry and exit; moving property.
Apart from the objects specified at Points a, b and c of this Clause, depending on the market development, the state management agency in charge of goods labeling shall propose additional ones.
Article 2.- Subjects of application
This Decree shall apply to organizations and individuals manufacturing and trading in goods in Vietnam; organizations and individuals exporting and importing goods.
Article 3.- Interpretation of terms
1. Goods label means written, printed, drawn or photocopied words, drawings or images which are stuck, printed, pinned, cast, embossed or carved directly on goods or their commercial packings or on other materials attached to goods or their commercial packings.
2. Labeling of goods means the presentation of necessary and principal contents about goods on their labels in order to help consumers identify the goods and serve as the basis for purchasers to select, consume and use such goods, and for manufacturers and traders to advertise their goods, and for functional agencies to conduct inspection and supervision.
3. Original label of goods means the initial label attached to goods.
4. Supplementary label means a label showing compulsory contents of the original label of goods translated from a foreign language into Vietnamese and additional compulsory contents in Vietnamese as required by law which do not yet appear on the original label.
5. Commercial packing of goods means packing containing goods and circulated together with such goods.
Commercial packings of goods include holding packings and exterior packings:
a/ Holding packing means packing in direct contact with and directly holding goods, forming the shape of goods, or tightly covering goods by their shape;
b/ Exterior packing means packing used to cover one or several units of goods contained in holding packings.
6. Circulation of goods means activities of displaying, transporting or storing goods in the process of goods sale and purchase, except the transport of goods by importing organizations or individuals from the border gate to a storehouse.
7. Name and address of organization or individual responsible for goods means name and address of manufacturing or importing organization or individual or agent according to the business registration of the subjects stipulated in Article 14 of this Decree.
8. Quantity of goods means the quantity of goods expressed in net weight, net volume, actual size or the count of goods.
9. Date of manufacture means the point of time by which the manufacture, processing, assembly, bottling, packaging or another activity is completed as the last finishing stage of the goods.
10. Expiry date means the point of time beyond which the goods shall not be permitted for circulation.
11. Preservation period means the duration beyond which the goods shall not assure its original quality and usage value.
12. Origin of goods means the country or territory where the whole goods is manufactured or the final processing stage is carried out for goods the manufacturing process of which involves the participation of many countries and/or territories.
13. Ingredients of goods means materials, including also additives, used for the manufacture of goods and existing in finished products, even when the form of such materials has been altered.
14. Ingredient quantity means the quantity of each kind of material, including additives, used for the manufacture of the goods.
15. Instructions on use, preservation means information about the use, necessary conditions for use and preservation of the goods; hazard warnings; and ways of dealing with hazardous incidents.
Article 4.- Application of treaties
In case treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Decree, the provisions of such treaties shall apply.
Article 5.- Goods which require labels
1. Domestically circulated goods, imported and exported goods must have labels presented under the provisions of this Decree, except for cases specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.
2. Goods which do not require labels:
a/ Goods which are raw and fresh foodstuffs, unpacked processed foodstuffs for sale directly to consumers;
b/ Goods which are unpacked fuels or materials (agricultural, aquatic or mineral), construction materials (bricks, tiles, lime, sand, rock, cement, colored earth, mortar, commercial concrete mixtures), scraps (discharged from production and business) for direct sale to consumers as agreed upon.
3. In case foreign organizations or individuals that import Vietnamese goods request the labeling of goods as stipulated in contracts for goods sale and purchase and take responsibility for their requests, exporting organizations or individuals shall comply with such requests as contracted, provided that such requests do not lead to misunderstanding of the substance of the goods and violate the laws of Vietnam and importing countries.
4. Goods in the domains of security and defense; goods which are radioactive substances, goods used in emergency circumstances to overcome disaster consequences, epidemics; means of transport by rail, water or air; and goods which are confiscated by state agencies and put up for auction or liquidation shall be subject to separate regulations.
Specialized management ministries shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology in, issuing regulations on labeling of goods specified in this Clause.
Article 6.- Position of goods labels
1. Goods labels must be attached to goods or commercial packings thereof in a position where the compulsory contents of goods labels can be easily and fully noticeable without requiring detachment of the goods’ details or components.
2. In case it is disallowed or impossible to open exterior packings, labels containing all compulsory contents must be attached to exterior packings.
3. If compulsory contents cannot be fully presented on a label, then:
a/ Contents, including name of goods; name of organization or individual responsible for goods; quantity; date of manufacture; and origin of goods, must be shown on the label;
b/ Other compulsory contents must be presented in documents supplied together with the goods and the place where such information is presented must be indicated on the goods labels.
Article 7.- Size of goods labels
Organizations and individuals responsible for labeling goods shall determine by themselves the size of goods labels and, however, must ensure that such labels show all compulsory contents specified in Articles 11 and 12 of this Decree, which are easily readable by naked eyes.
Article 8.- Colors of letters, signs and images shown on goods labels
Colors of letters, numerals, drawings, images, marks and signs shown on goods labels must be clear. For compulsory contents as required, the color of letters and numerals must contrast with the label’s background color.
Article 9.- Languages used on goods labels
1. Compulsory contents of goods labels must be in Vietnamese, except the case specified in Clause 4 of this Article.
2. For goods domestically manufactured and circulated, their labels, apart from complying with the provisions of Clause 1 of this Article, may contain information in another language. Contents in another language must be similar to those in Vietnamese. The size of letters in another language must not be bigger than that of contents in Vietnamese.
3. If labels of goods imported into Vietnam do not contain or fully contain compulsory contents in Vietnamese, they shall be kept together with supplementary labels showing compulsory information in Vietnamese. Contents in Vietnamese must be similar to those of the original label.
4. The following contents may be presented in other languages of Latin origin:
a/ International names or scientific names of medicines for humane use, in case there are no corresponding Vietnamese names;
b/ International names or scientific names enclosed with chemical formulas or chemical composition formulas;
c/ International names or scientific names of ingredients or ingredient quantities of goods, in case they cannot be translated into Vietnamese or their Vietnamese translations are meaningless;
d/ Names and addresses of foreign manufacturing or franchising enterprises.
Article 10.- Responsibility for goods labeling
Contents shown on goods labels, including supplementary labels, must be truthful, clear, precise and correctly reflect the substance of the goods.
1. For goods manufactured, assembled, processed or packaged in Vietnam for domestic circulation, their manufacturing organizations and individuals shall be responsible for goods labeling.
2. For goods manufactured or processed in Vietnam for export, exporting organizations and individuals shall be responsible for goods labeling.
In case goods cannot be exported and are returned for circulation in the country, organizations and individuals shall, before putting such goods into circulation, label them in accordance with the provisions of this Decree.
3. For goods imported into Vietnam with original labels unconformable with the provisions of this Decree, importing organizations and individuals shall make supplementary labels in accordance with the provisions of Clause 3, Article 9 of this Decree before putting such goods into circulation together with their original labels.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực