Quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong  hoạt động mua bán hàng hoá
Quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hoạt động mua bán hàng hoá

1. Các loại hợp đồng mua bán hàng hoá

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá

Quyển và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá được quy định chi tiết tại Chương II Luật Thương mại năm 2005. Theo đó, bên bán và bên mua có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa

2.1 Về trách nhiệm giao hàng, chứng từ liên quan đến hàng hoá

Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thoả thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật Thương mại năm 2005.

Bên bán phải giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận, trong trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định theo khoản 2 Điều 35 Luật Thương mại năm 2005.

Về thời hạn giao hàng: Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp hai bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Khi không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.

Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác.

Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng

Trường hợp bên bán giao thừa hàng

Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng

2.2 Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;

Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;

Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

2.3 Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá

Bên bán phải bảo đảm: Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba; hàng hóa đó phải hợp pháp; việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp.

2.4 Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá

Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán. Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.

2.5 Nghĩa vụ của bên bán trong trường hợp hàng hóa là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Trong trường hợp hàng hoá được bán là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì bên bán phải thông báo cho bên mua về biện pháp bảo đảm và phải được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bán hàng hóa đó.

2.6 Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá

Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Phạt vi phạm khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá?

Phạt vi phạm khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá?
Phạt vi phạm khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá?

Phạt vi phạm hợp đồng là một trong những hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm hợp đồng một khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật, nhằm kịp thời điều chỉnh và bảo vệ quyền lợi của các bên trong các quan hệ hợp đồng hợp tác thương mại.

Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 quy định về phạt vi phạm như sau: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này. Như vậy, việc áp dụng phạt vi phạm phải thoả mãn các điều kiện sau: (1) hợp đồng phải có hiệu lực, (2) có hành vi vi phạm hợp đồng, (3) có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm.

Thứ nhất, về điều kiện của hợp đồng: Hợp đồng phải có hiệu lực. Đây là điều kiện đầu tiên và có tính quyết định của vấn đề phạt vi phạm hợp đồng. Hợp đồng có hiệu lực pháp luật mới làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ tương ứng, trực tiếp giữa các chủ thể giao kết hợp đồng, trong đó có phạt vi phạm hợp đồng. Do vậy, chế định phạt vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, có hành vi vi phạm hợp đồng: Hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi “không thực hiện”, “thực hiện không đầy đủ” hoặc “thực hiện không đúng” các điều khoản được thoả thuận trong hợp đồng. Việc xác định được hành vi vi phạm hợp đồng là cần thiết vì đó là căn cứ pháp lý không thể thiếu để áp dụng các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại nói chung và chế tài buộc thực hiện hợp đồng nói riêng. Nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng thì tất nhiên không thể áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng.

Thứ ba, trong hợp đồng thương mại có nêu rõ thỏa thuận phạt vi phạm: Khác với các chế tài khác, chế tài phạt vi phạm hợp đồng chỉ có thể được áp dụng nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng. Vấn đề phạt vi phạm không bắt buộc đối với tất cả hợp đồng thương mại. Nếu các chủ thể có thỏa thuận phạt vi phạm thì Tòa án giải quyết và nếu không thỏa thuận thì Tòa án không giải quyết.

Về mức phạt vi phạm, hiện nay, đối với hợp đồng dân sự thông thường thì mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên thỏa thuận. Đối với hợp đồng thương mại, theo Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266.

Như vậy, mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng sẽ được xác định theo thỏa thuận của các bên được ghi nhận trong hợp đồng, tuy nhiên mức phạt không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm

Xem thêm các bài viết liên quan:

Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì ? Hợp đồng mua bán hàng hoá cần những nội dung gì ?

Quy định pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC)

Thanh lý hợp đồng là gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng