- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Thanh lý hợp đồng là gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng
Như một quy luật tự nhiên, trong giao dịch dân sự cũng có giai đoạn bắt đầu và thời điểm kết thúc, theo đó nếu ký kết hợp đồng chính là thời điểm bắt đầu của một giao dịch thì thanh lý hợp đồng chính là giai đoạn kết thúc. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, thanh lý hợp đồng là gì? Biểu mẫu của biên bản thanh lý hợp đồng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé.
1. Thanh lý hợp đồng là gì?
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 thì Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hiểu theo một cách thông thường thì thanh lý là quá trình bán hết tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài sản của mình cho các chủ thể có quyền. Trong một số trường hợp, thanh lý cũng được hiểu là xử lý tài sản trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng.
Theo đó, Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sự chấm dứt, hoàn tất công việc được hai bên xác nhận sau quá trình làm một việc nhất định về chất lượng, số lượng của công việc được sự thống nhất của hai bên.
Hiện nay thuật ngữ “thanh lý hợp đồng” khồng còn được sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên cụm từ thanh lý hợp đồng vẫn được các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng sử dụng nhằm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến giao dịch đó. Hiểu một cách ngắn gọn thì thanh lý hợp đồng chính là chấm dứt hợp đồng.
2. Điều kiện để thanh lý hợp đồng
Như đã trình bày nêu trên, thanh lý hợp đồng chính là việc chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng đó.
Như vậy, để có thể thanh lý hợp đồng thì chủ thể tham gia cần đáp ứng một trong các trường hợp quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể:
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Hợp đồng đã được hoàn thành;
- Theo thỏa thuận của các bên;
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
- Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
- Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
- Trường hợp khác do luật quy định.
3. Trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng
- Về thời điểm thanh lý hợp đồng
Hai bên có thể thỏa thuận về thời điểm thanh lý hợp đồng. Do đó, việc thanh lý hợp đồng có thể xảy ra ngay cả khi nghĩa vụ chưa hoàn thành.
- Về hình thức
Thanh lý hợp đồng được thể hiện bằng Biên bản thanh lý hợp đồng, trong đó ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên, cụ thể:
Mỗi bên đã thực hiện được những nghĩa vụ gì đối với bên có quyền
Đã được hưởng những quyền gì từ bên có nghĩa vụ, còn nghĩa vụ nào chưa được thực hiện, cam kết của các bên .....
- Thủ tục thanh lý hợp đồng
Trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng được phân chia thành 02 trường hợp sau:
+ Các bên trong hợp đồng thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng
Do có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên, khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng thì hai bên có thể thỏa thuận tiến tới thanh lý hợp đồng. Theo đó, thủ tục để thông báo thanh lý hợp đồng trường hợp này khá đơn giản và không có sự cưỡng ép, ép buộc của quy định về nghĩa vụ báo trước hay đối soát công nợ về nghĩa vụ còn lại.
Các bên sẽ soạn thư dự thảo biên bản thanh lý hợp đồng đến khi đạt được thống nhất ý kiến của các bên thì sẽ tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng.
Sau khi thanh lý hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện theo biên bản thanh lý.
+ Đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên
Khi một trong các bên tham gia hợp đồng đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ cần phải:
Gửi thông báo cho bên kia trong đó lưu ý thời điểm chấm dứt, hủy bỏ nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký tước đó.
- rường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật Dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện đúng với quy định pháp luật.
4. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng
Dưới đây là một Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng, các bạn có thể tham khảo:
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Số: …………………../TLHĐ
Căn cứ vào Hợp đồng ............. số: ................../………….. ký ngày ..../...../........ giữa Công ty ............ và Công ty .....................................................................................................................
Hôm nay, ngày ...... tháng ..... năm ........ Tại …………………………………………, Chúng tôi gồm:
BÊN A: CÔNG TY ..........................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………….
Đại diện bởi ông : ………………………………………………………………………………….
Chức danh : ………………………………………………………………………………....
Số điện thoại : ……………………………… Fax: ……………………………………….....
MST : …………………………………………………………………………………
BÊN B: CÔNG TY ...........................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………..
Đại diện bởi ông : . ………………………………………………………………………………...
Chức danh : ………………………………………………………………………………….
Số điện thoại : …………………………………………… Fax: ……………………………...
MST : …………………………………………………………………………………
Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý Hợp đồng .................... số: ....../......../....../200. ký ngày ..../...../........ với nội dung sau:
ĐIỀU 1:
Bên B đã tiến hành ............... cho Bên A theo hợp đồng ........... nghiệp số: ....../......../....../200. ký ngày ..../...../.......
ĐIỀU 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:
Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B mức phí dịch vụ như sau:
+ Giá trị hợp đồng trước thuế: …….…………………………………………………………
+ Thuế VAT: …………………………………………………………………………………..
+ Giá trị hợp đồng sau thuế: ……………………………………………………………………
Phương thức thanh toán: Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B khoản tiền trên ....................................................................................................................................................
ĐIỀU 3:
Bên A đồng ý thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bên B theo như quy định tại Điều 2 của Biên bản này.
Hai bên thống nhất thanh lý Hợp đồng ............. số: ....../......../....../200. ký ngày ..../...../........ giữa Công ty ............ và Công ty ...........
Biên bản thanh lý này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Giám đốc Giám đốc
Xem các bài viết có liên quan:
Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì ? Hợp đồng mua bán hàng hoá cần những nội dung gì ?
Quy định về hợp đồng mua bán ô tô giữa công ty và cá nhân