Kinh tế thị trường là gì? Ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường?

1. Kinh tế thị trường là gì?

- Kinh tế thị trường là một thuật ngữ trong kinh tế học để chỉ một mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Kinh tế thị trường có nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và hoạt động dựa trên cơ chế cạnh tranh, bình đẳng và ổn định.

- Theo đó, nền kinh tế kinh tế thị trường có một số đặc trưng cơ bản sau đây:

+ Có nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia.

+ Là mô hình kinh tế mở.

+ Dưa vào quy luật cung cầu và quy luật giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường, theo nguyên tắc thị trường.

+ Đối với doanh nghiệp, động lực tham gia vào nền kinh tế là lợi ích kinh tế. Đối với nhà nước, khi tham gia nền kinh tế, ngoài lợi ích kinh tế còn phải đảm bảo lợi ích chung của xã hội.

+ Các thành phần tham gia nền kinh tế có tính độc lập cao. Mỗi chủ thể sẽ tự quyết định hoạt động kinh doanh của mình.

2. Ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường?

Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm góp phần quan trọng vào sự đổi mới, phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lớn mạnh của đất nước. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có nhiều hạn chế như gây ra bất bình đẳng trong xã hội; gây ra mất cân bằng cung cầu, dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Vậy ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường được thể hiện như sau:

- Ưu điểm của nền kinh tế thị trường:

+ Kinh tế thị trường thúc đẩy các hoạt động sản xuất:Ttrường hợp cầu cao hơn cung thì sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao, theo đó mức lợi nhuận cũng sẽ tăng lên. Do đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới quy trình công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng đòi hỏi của thị trường.

+ Kinh tế thị trường tạo ra xu hướng liên doanh liên kết, giao lưu kinh tế giữa các quốc gia. Xu hướng này giúp các nước đang phát triển được chuyển giao công nghệ để phát triển kinh tế.

+ Kinh tế thị trường cung cấp nhiều việc làm hơn các mô hình kinh tế khác và chất lượng nguồn nhân lực cũng càng ngày càng được nâng cao.

- Nhược điểm của nền kinh tế thị trường:

+ Có thể dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội: Người giàu sẽ sử dụng lợi thế về tài sản để chiếm hữu ngày càng nhiều của cải và quyền lực hơn, trong khi người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn, dẫn đến hênh lệch giàu nghèo quá mức. Từ đó, có thể sẽ dẫn tới nguy cơ bất ổn xã hội khi người nghèo đấu tranh (nhiều khi bằng bạo loạn, lật đổ) để có cuộc sống tốt hơn.

+ Thị trường tự do có thể phần nào trái ngược lợi ích chung của xã hội.

Kinh tế thị trường là gì? Ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường?

3. Tác động của nền kinh tế thị trường đến người lao động

Nền kinh tế thị trường có tác động tích cực đến người lao động, cụ thể như sau:

- Kinh tế thị trường tạo ra động lực cho sự đổi mới, phát triển, cải tiến của các doanh nghiệp;

- Cung cấp nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động;

- Người lao động có thể tận dụng những cơ hội giao lưu kinh tế và chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia để phát huy khả năng, sáng tạo và tiến bộ trong công việc.

- Bên cạnh những tác động tích cực thì người lao động cũng chịu những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường đem lại như sau:

+ Kinh tế thị trường gây ra bất bình đẳng trong xã hội;

+ Gây ra mất cân bằng cung cầu, dẫn đến khủng hoảng kinh tế dẫn đến người lao động có thể phải đối mặt với những rủi ro, khó khăn và áp lực trong công việc.

+ Khả năng bị bỏ khỏi thị trường lao động cao do kinh tế thị trường yêu cầu người lao động phải liên tục nâng cao trình độ, kỹ năng và năng suất lao động để thích ứng với những đòi hỏi mới của công nghệ hiện đại. Theo đó, nếu người lao động không chủ động học tập, rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân thì sẽ dễ bị loại bỏ khỏi thị trường lao động.