- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (82)
- Nghĩa vụ quân sự (70)
- Thuế thu nhập cá nhân (41)
- Doanh nghiệp (28)
- Hợp đồng (23)
- Tiền lương (22)
- Bảo hiểm xã hội (22)
- Hình sự (21)
- Đất đai (19)
- Hành chính (19)
- Dân sự (14)
- Nhà ở (13)
- Bảo hiểm y tế (13)
- Lao động (12)
- Trách nhiệm hình sự (12)
- Hôn nhân gia đình (12)
- Xử phạt hành chính (11)
- Thuế (10)
- Bằng lái xe (10)
- Mã số thuế (10)
- Pháp luật (9)
- Bộ máy nhà nước (9)
- Kết hôn (9)
- Khai sinh (8)
- Trợ cấp - phụ cấp (8)
- Nộp thuế (7)
- Quyết toán thuế TNCN (7)
- Hộ chiếu (7)
- Xây dựng (7)
- Nợ (7)
- Chung cư (7)
- Tạm trú (6)
- Vốn (6)
- Đóng thuế TNCN (6)
- Đăng ký thuế (6)
- Ly hôn (6)
- Hợp đồng lao động (6)
- Văn hóa xã hội (6)
- Đăng ký kết hôn (6)
- Thuế giá trị gia tăng (6)
- Thủ tục tố tụng (6)
- Căn cước công dân (5)
- Phương tiện giao thông (5)
- Bồi thường thiệt hại (5)
- Tội phạm (5)
- Bảo hiểm (5)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (5)
- Lý lịch (5)
- Viên chức (5)
- Tính thuế TNCN (5)
- Công ty TNHH (5)
- Thừa kế (5)
- Nợ xấu (5)
- Giấy phép lái xe (4)
- Bằng B2 (4)
- Giáo dục (4)
- Đóng bảo hiểm (4)
- Tính lương (4)
- Tranh chấp lao động (4)
- Tài sản (4)
Quyền không nhận hàng trong thương mại quốc tế. Trách nhiệm mà bên mua phải chịu khi sử dụng quyền này?
1. Quy định về quyền không nhận hàng hóa tại Công ước CISG
CISG không đưa ra điều khoản tổng hợp toàn bộ các trường hợp mà việc từ chối hàng hoá có thể xảy ra. Tuy nhiên, CISG có nhắc đến 4 trường hợp mà người mua có thể thực hiện quyền từ chối hàng hóa của mình: (i) Giao hàng sớm nhưng người mua từ chối nhận(Điều 52.1); (ii) Giao hàng dư thừa mà bên mua từ chối nhận(Điều 52.2); (iii) Người mua yêu cầu giao hàng hóa thay thế do hàng hoá không phù hợp cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng(Điều 46.2); (iv) Người mua thực hiện quyền huỷ hợp đồng do vi phạm cơ bản của bên bán(Điều 49).
1.1 Quyền từ chối nhận hàng do giao hàng trước thời hạn quy định hoặc vượt quá số lượng hàng hóa
Khoản 1, Điều 52 CISG cho phép người mua từ chối nhận hàng nếu như người bán giao hàng hóa không đúng với thời hạn quy định trong hợp đồng và người bán không tạo ra một vi phạm cơ bản nào. Tức là người mua không hủy bỏ hợp đồng mà chỉ từ chối nhận hàng sớm và người mua phải nhận lại số hàng hóa đó khi người bán giao lại vào thời điểm thích hợp trong hợp đồng. Quy định này nhằm mục đích giảm những chi phí, bất cập có thể xảy ra khi người mua buộc chấp nhận và lưu giữ hàng hóa lâu hơn dự kiến.
Khoản 2, Điều 52 CISG cho phép người mua quyền lựa chọn chấp nhận hay từ chối nhận hàng trong trường hợp giao hàng vượt quá số lượng. Tuy nhiên, người mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng đối với số lượng hàng hóa phụ trội (phần thêm ngoài số lượng hàng hóa quy định trong hợp đồng). Trong trường hợp người mua từ chối nhận hàng vượt quá, người bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào của người mua. Tuy nhiên, cần lưu ý là trong trường hợp từ chối số hàng dư thừa vì lý do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì cần phải thông báo ngay cho người bán trong một khoảng thời hạn hợp lý được quy định tại khoản 1, Điều 39 CISG.
1.2 Quyền từ chối nhận hàng do bên bán có hành vi vi phạm cơ bản hợp đồng
Khoản 2 Điều 46 CISG quy định: “nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng và yêu cầu về việc thay thể hàng phải được đặt ra cùng một lúc với việc thông báo những dữ kiện chiếu theo Điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó”. Theo đó, có 2 điều kiện cần đáp ứng để người mua có thể từ chối, hoàn trả hàng hóa được giao và yêu cầu giao hàng thay thế khi (1) hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và sự không phù hợp cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng và (2) đặt ra khoảng thời gian để thay thế.
Đầu tiên, sự vi phạm cơ bản hợp đồng được đề cập tại Điều 25 CISG: “Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự.”. Đây là căn cứ để bên mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng theo Điều 49 CISG. Như vậy, khi người bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng đến mức tạo thành một vi phạm cơ bản thì người mua có 2 lựa chọn: tuyên bố hủy hợp đồng dẫn đến từ chối hàng hóa hoặc từ chối hàng hóa và yêu cầu giao hàng hóa thay thế theo khoản 2 Điều 46, CISG.
Trường hợp người mua tuyên bố hủy hợp đồng: có thể xem là việc từ chối hàng hóa trong trường hợp người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng hoặc không giao hàng hóa trong thời gian đã được người mua gia hạn thêm theo khoản 1 Điều 47. Trong trường hợp hủy hợp đồng theo Điều 49, về nguyên tắc, người mua vẫn có thể hoàn trả hàng hóa khi đáp ứng theo Điều 82 CISG như đã phân tích ở trên.
2 Trách nhiệm mà bên mua phải chịu khi sử dụng quyền không nhận hàng trong thương mại quốc tế
Dựa vào các trường hợp ở phần phân tích trên:
Khi người mua thực hiện quyền từ chối nhận hàng do giao hàng trước thời hạn quy định hoặc vượt quá số lượng hàng hóa:
Đối với từ chối nhận hàng do giao hàng trước thời hạn: Người mua chỉ được từ chối không nhận trước thời hạn quy định trong hợp đồng, vẫn có trách nhiệm phải nhận hàng khi đến thời hạn quy định trong hợp đồng
Đối với từ chối nhận hàng do vượt quá số lượng hàng hoá: Người mua có trách nhiệm nhận đủ số lượng hàng hoá đã được quy định trong hợp đồng, chỉ có thể lựa chọn từ chối hoặc chấp nhận số lượng hàng hoá phụ trội
Khi người mua thực hiện quyền từ chối nhận hàng do bên bán có hành vi vi phạm cơ bản hợp đồng:
Đối với yêu cầu giao hàng hóa thay thế do hàng hoá không phù hợp: Người mua có nghĩa vụ
Thông báo yêu cầu chuyển loại hàng hóa thay thế trong thời hạn hợp lý (tối đa 2 năm).
Trả lại hàng hóa cho người bán (khoản 1 Điều 82 CISG). Cụ thể, người mua mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 82:
“Nếu sự kiện không thể hoàn lại hàng hóa hoặc không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi người mua nhận không phải do một hành động hay một sơ suất của họ.
b. Nếu hàng hóa hay một phần hàng hóa không thể sử dụng được hoặc bị hư hỏng theo kết quả của việc kiểm tra quy định tại điều 38, hoặc.
c. Nếu trước khi nhận thấy hay đáng lẽ phải nhận thấy rằng hàng hóa không phù hợp hợp đồng, người mua đã bán toàn phần hay một phần hàng hóa trong khuôn khổ một nghiệp vụ kinh doanh thông thường hay đã tiêu dùng hoặc biến đổi toàn thể hay một phần hàng hóa đúng theo thể thức sử dụng bình thường.”
Đối với từ chối nhận hàng thông qua quyền huỷ hợp đồng: Người mua vẫn có nghĩa vụ trả lại hàng hoá, áp dụng Điều 82 như trên
Xem thêm các bài viết liên quan:
Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì ? Hợp đồng mua bán hàng hoá cần những nội dung gì ?
Quy định pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC)
Quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hoạt động mua bán hàng hoá