- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong thương mại điện tử
1. Quy định pháp luật của một số nước về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong thương mại điện tử
Điều 11 Công ước Viên 1980 quy định: "Không yêu cầu hợp đồng mua bán phải được ký kết hoặc phải được xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ một yêu cầu nào đó về mặt hình thức...". Việc quy định này nhằm đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên chủ thể hợp đồng thuộc các nước thành viên Công ước có thể giao kết hợp đồng một cách nhanh chóng. Mặc dù vậy, điều 96 Công ước Viên 1980 cũng quy định rõ: "Nếu nước thành viên nào mà trong pháp luật nước đó đòi hỏi hợp đồng phải được ký kết hoặc phê chuẩn dưới hình thức văn bản thì điều quy định này của pháp luật nước thành viên đó sẽ được bảo lưu”.
Do đó, khi nói đến hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thường có hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được ký kết bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng bất kỳ hình thức nào khác tùy các bên, người bán và người mua tự do thỏa thuận. Những nước nêu ra quan điểm này là hầu hết các nước phương tây và đặc biệt là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, ví dụ như: Pháp, Anh... Trong khi đó, một số nước có nền kinh tế bao cấp quy định rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký kết dưới hình thức văn bản. Vấn đề tưởng như đơn giản song, trong thực tế, sự bất đồng về quan điểm này đã khiến cho Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa phải công nhận cả hai điều khoản liên quan đến hình thức hợp đồng (điều 11 của Công ước quy định rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được ký kết bằng lời nói và không cần thiết phải tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào khác về mặt hình thức hợp đồng. Còn điều 96 thì lại cho phép các quốc gia bảo lưu không áp dụng Điều 11 nếu luật pháp quốc gia quy định hình thức văn bản là bắt buộc đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
2. Quy định pháp luật Việt Nam về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong thương mại điện tử
Để xác định hiệu lực của hợp đồng, pháp luật Việt Nam tại Điều 119 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định:
“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
(1). Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Pháp luật Việt nam quy định có 2 hình thức hợp đồng cơ bản bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên trong trường hợp, hợp đồng đó là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì phải đáp ứng theo quy tịnh của Luật Thương mại 2005 Điều 27 quy định: “ mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” .
Theo quy định tại Điều 13 Công ước Viên 1980 thì điện báo và telex cũng được coi là hình thức văn bản. Điều này có nghĩa là pháp luật Việt Nam đã thừa nhận những hợp đồng ký theo hình thức số hóa, mua bán qua mạng, bản fax, thư điện tử… có giá trị pháp lý như ký bằng văn bản. Thực chất, đây chính là hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết dưới dạng hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, các bên tham gia hợp đồng cũng nên lưu ý rằng, bên cạnh những tiện ích mà hợp đồng điện tử mang lại, các bên phải đối mặt với nhiều rủi ro, cả về mặt kỹ thuật, cả về mặt thương mại, cũng như cả về mặt pháp lý. Do đó các bên khi tiến hành ký kết HĐMNHHQT phải đáp ứng điều kiện về hình thức theo quy định của pháp luật để tránh trường hợp hợp đồng này bị vô hiệu do vi phạm về hình thức.
3. Những hạn chế trong quy định pháp luật
Theo quy định tại Điều 11 Công ước Viên năm 1980 thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều được coi là hợp pháp: “Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng những lời khai của nhân chứng”. Tuy nhiên, Điều 96 Công ước Viên năm 1980 lại quy định, nếu luật của một quốc gia thành viên quy định hợp đồng mua bán phải được ký kết hay xác nhận bằng văn bản thì quy định này được tôn trọng.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam”. Khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng”. Như vậy, có thể thấy, Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã được xây dựng theo hướng mở rộng tối đa phạm vi các bên chủ thể của hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng và điều này phù hợp với pháp luật quốc tế.
Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương”. Tuy nhiên, khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định: “Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”. Có thể thấy, quy định của pháp luật Việt Nam hạn chế hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hơn so với Công ước Viên năm 1980 và hình thức của hợp đồng được coi là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, Công ước Viên năm 1980 không quy định về hình thức hợp đồng, không quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, còn pháp luật Việt Nam quy định văn bản là hình thức bắt buộc nên hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam là một bên tham gia ký kết mà Công ước Viên năm 1980 là nguồn luật điều chỉnh thì hợp đồng phải được lập ở dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì ? Hợp đồng mua bán hàng hoá cần những nội dung gì ?
Quy định pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC)
Thanh lý hợp đồng là gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng