Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG)
Số hiệu: | Khongso | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Các cơ quan khác | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 11/04/1980 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.
a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,
b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.
2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên.
3. Quốc tịch của các bên, tính chất dân sự hay thương mại của các bên hoặc của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này.
Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:
a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.
b. Bán đấu giá.
c. Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.
d. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.
e. Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.
f. Ðiện năng.
1. Ðược coi là hợp đồng mua bán các hợp đồng cung cấp hàng hóa sẽ chế tạo hay sản xuất, nếu bên đặt hàng không có nghĩa vụ cung cấp phần lớn các nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hay sản xuất hàng hóa đó.
2. Công ước này không áp dụng cho các hợp đồng trong đó nghĩa vụ của bên giao hàng chủ yếu là phải thực hiện một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ khác.
Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó. Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong Công ước, Công ước không liên quan tới:
a. Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất kỳ tập quán nào.
b. Hậu quả mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán.
Công ước này không áp dụng cho trách nhiệm của người bán trong trường hợp hàng của người bán gây thiệt hại về thân thể hoặc làm chết một người nào đó.
Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó.
1. Khi giải thích Công ước này, cần chú trọng đến tính chất quốc tế của nó, đến sự cần thiết phải hỗ trợ việc áp dụng thống nhất Công ước và tuân thủ trong thương mại quốc tế.
2. Các vấn đề liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Công ước này mà không quy định thẳng trong Công ước thì sẽ được giải quyết chiếu theo các nguyên tắc chung mà từ đó Công ước được hình thành hoặc nếu không có các nguyên tắc này, thì chiếu theo luật được áp dụng theo quy phạm của tư pháp quốc tế.
1. Nhằm phục vụ Công ước này, tuyên bố và cách xử sự khác của một bên được giải thích theo đúng ý định của họ nếu bên kia đã biết hoặc không thể không biết ý định ấy.
2. Nếu điểm trên không được áp dụng thì tuyên bố cách xử sự khác của một bên được giải thích theo nghĩa mà một người có lý trí, nếu người đó được đặt vào vị trí của phía bên kia trong những hoàn cảnh tương tự cũng sẽ hiểu như thế.
3. Khi xác định ý muốn của một bên hoặc cách hiểu của một người có lý trí sẽ hiểu thế nào, cần phải tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán, mọi thực tế mà các bên đã có trong mối quan hệ tương hỗ của họ, các tập quán và mọi hành vi sau đó của hai bên.
1. Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ.
2. Trừ phi có thỏa thuận khác thì có thể cho rằng các bên ký hợp đồng có ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết và đó là những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại quốc tế và được các bên áp dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh hợp đồng của mình hoặc điều chỉnh việc ký kết hợp đồng đó.
a. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng.
b. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ.
Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.
Bất kỳ quy định nào của điều 11, điều 29 hoặc phần thứ hai của Công ước này cho phép hợp đồng mua bán, việc thay đổi hoặc đình chỉ hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên hoặc đơn chào hàng và chấp nhận đơn chào hàng hay bất kỳ sự thể hiện ý chí nào của các bên được lập và không phải dưới hình thức viết tay mà dưới bất cứ hình thức nào sẽ không được áp dụng khi dù chỉ một trong số các bên có trụ sở thương mại đặt ở nước là thành viên của Công ước mà nước đó đã tuyên bố bảo lưu theo điều 96 của Công ước này. Các bên không được quyền làm trái với điều này hoặc sửa đổi hiệu lực của nó.
Theo tinh thần của Công ước này, điện báo và telex cũng được coi là hình thức văn bản.
1. Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.
1. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng.
2. Chào hàng dù là loại chào hàng không hủy ngang vẫn có thể bị thu hồi nếu như thông báo về việc thu hồi chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.
1. Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể hủy ngang chào hàng, nếu người được chào hàng nhận được thông báo về việc hủy ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
2. Tuy nhiên, chào hàng không thể bị hủy ngang:
a. Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị hủy ngang, hoặc
b. Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể hủy ngang và đã hành động theo chiều hướng đó.
Chào hàng, dù là loại không hủy ngang, sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng.
1. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận.
2. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại.
3. Tuy nhiên nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những hành vi đó phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên.
1. Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.
2. Tuy nhiên một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng.
3. Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng.
1. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư bắt đầu tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày đó không có thì tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc khác, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng.
2. Các ngày lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấp nhận chào hàng không được trừ, khi tính thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu không báo về việc chấp nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định bởi vì ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ sở thương mại của người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó.
1. Một chấp nhận chào hàng muộn màng cũng có hiệu lực của một chấp nhận nếu người chào hàng phải thông báo miệng không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi cho người này một thông báo về việc đó.
2. Nếu thư từ hay văn bản khác do người nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một sự chấp nhận chậm trễ mà thấy rõ rằng nó đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự chuyển giao bình thường, nó đã đến tay người chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ được coi như chấp nhận đến kịp thời, trừ phi không chậm trễ người chào hàng thông báo miệng hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho người được chào hàng biết người chào hàng coi chào hàng của mình đã hết hiệu lực.
Chấp nhận chào hàng có thể bị thu hồi nếu thông báo về việc thu hồi chào hàng tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng một lúc khi chấp nhận có hiệu lực.
Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực chiểu theo các quy định của công ước này.
Theo tinh thần của Phần II Công ước này, một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng hoặc bất cứ một sự thể hiện ý chí nào cũng được coi là "tới nơi" người được chào hàng khi được thông tin bằng lời nói với người này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người được chào hàng tại trụ sở thương mại của họ, tại địa chỉ bưu chính hoặc nếu họ không có trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu chính thì gửi tới nơi thường trú của họ.
Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự
Một lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được thông báo cho bên kia biết
Bởi vì trong Phần II của Công ước này không có quy định gì khác nên, trong trường hợp, nếu thông báo yêu cầu hay thông tin khác đã được thực hiện bởi một bên của hợp đồng chiếu theo Phần III này và bằng một phương tiện thích hợp với hoàn cảnh, thì một sự chậm trễ hoặc lầm lẫn trong việc chuyển giao thông tin hoặc sự thông tin không đến người nhận, cũng sẽ không làm bên đó mất quyền viện dẫn các thông tin của mình.
Nếu một bên có quyền yêu cầu bên kia phải thi hành một nghĩa vụ nào đó thì chiếu theo các quy định của Công ước này, Tòa án không bị bắt buộc phải đưa ra phán quyết buộc bên kia thực hiện thực sự hợp đồng trừ trường hợp nếu tòa án ra phán quyết đó trên cơ sở luật nước mình đối với các hợp đồng mua bán tương tự không do Công ước này điều chỉnh.
Một hợp đồng có thể được sửa đổi hay chấm dứt bằng thỏa thuận đơn thuần giữa các bên.
Một hợp đồng bằng văn bản chứa đựng một điều khoản quy định rằng mọi sự sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng phải được các bên làm bằng văn bản thì không thể bị sửa đổi hay chấm dứt theo thỏa thuận giữa các bên dưới một hình thức khác. Tuy nhiên hành vi của mỗi bên có thể không cho phép họ được viện dẫn điều khoản ấy trong chừng mực nếu bên kia căn cứ vào hành vi này.
Người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá theo đúng quy định của hợp đồng và của Công ước này.
Nếu người bán không bắt buộc phải giao hàng tại một nơi nhất định nào đó, thì nghĩa vụ giao hàng của người này là:
a. Nếu hợp đồng mua bán quy định cả việc vận chuyển hàng hoá thì người bán phải giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho người mua.
b. Nếu trong những trường hợp không dự liệu bởi điểm nói trên, mà đối tượng của hợp đồng mua bán là hàng đặc định hoặc là hàng đồng loại phải được trích ra từ một khối lượng dự trữ xác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất ra và vào lúc ký kết hợp đồng, các bên đã biết rằng hàng đã có hay đã phải được chế tạo hoặc sản xuất ra tại một nơi nào đó thì người bán phải có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đó.
c. Trong các trường hợp khác, người bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi nào mà người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm ký kết hợp đồng.
1. Nếu chiếu theo hợp đồng hay công ước này, người bán giao hàng cho một người chuyên chở, và nếu hàng không được cá biệt hoá một cách rõ ràng dành cho mục đích của hợp đồng bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hoá, bằng các chứng từ chuyên chở hay bằng một cách khác, thì người bán phải thông báo cho người mua biết về việc họ đã gửi hàng kèm theo chỉ dẫn về hàng hoá.
2. Nếu người bán có nghĩa vụ phải thu xếp việc chuyên chở hàng hoá, thì họ phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích, bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở.
3. Nếu người bán không có nghĩa vụ phải bảo hiểm hàng hoá trong quá trình hàng chuyên chở, thì họ phải cung cấp cho người mua, nếu người này yêu cầu, mọi thông tin cần thiết mà họ có thể giúp người mau ký kết hợp đồng bảo hiểm.
a) Ðúng vào ngày giao hàng mà hợp đồng đã quy định, hay có thể xác định được bằng cách tham chiếu vào hợp đồng.
b) Vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian được hợp đồng ấn định hay có thể xác định được khoảng thời gian giao hàng bằng cách tham chiếu vào hợp đồng, nếu như không thể căn cứ vào các tình tiết để biết ngày giao hàng mà người mua ấn định là ngày nào.
c) Trong trường hợp khác, trong một thời gian hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết.
Nếu người bán phải có nghĩa vụ phải giao các chứng từ liên quan đến hàng hoá thì họ phải thi hành nghĩa vụ này đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức như quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp người bán giao chứng từ trước kỳ hạn, thì họ có thể, trước khi hết thời hạn quy định sẽ giao chứng từ, loại bỏ bất kỳ điểm nào không phù hợp với chứng từ với điều kiện là việc làm này không gây cho người mua một trở ngại hay phí tổn vô lý nào. Tuy nhiên, người mua vẫn có quyền đòi người bán bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.
1. Người bán giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu.
2. Ngoại trừ những trường hợp đã được các bên thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu:
a. Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng.
b. Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc ký hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng không dựa vào ý kiến hay sự phán đoán của người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý.
c. Hàng không có các tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã cung cấp cho người mua.
d. Hàng không được đóng phong bì theo cách thông thường cho những hàng cùng loại hoặc, nếu không có cách thông thường, thì bằng cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệ hàng hoá đó
3. Người bán không chịu trách nhiệm về việc giao hàng không đúng hợp đồng như đã nêu trong các điểm từ a đến d của khoản trên nếu như người mua đã biết hoặc không thể không biết về việc hàng không phù hợp vào lúc ký kết hợp đồng.
1. Người bán chịu trách nhiệm chiếu theo hợp đồng và Công ước này, về mọi sự không phù hợp nào của hàng hóa mà sự không phù hợp đó vào lúc chuyển giao quyền rủi ro sang người mua, ngay cả khi sự không phù hợp của hàng hóa chỉ được phát hiện sau đó.
2. Người bán cũng chịu trách nhiệm về mọi sự không phù hợp của hàng hóa xảy ra sau thời điểm đã nói ở điểm trên và là hậu quả của việc người bán vi phạm bất cứ một nghĩa vụ nào của mình, kể cả việc không thể hoàn toàn đảm bảo rằng trong một thời hạn nào đó, hàng hóa vẫn thích hợp cho mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể hoặc vẫn duy trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định.
Trong trường hợp giao hàng trước thời hạn, người bán có quyền, cho tới trước khi hết hạn giao hàng, giao một phần hay một số lượng thiếu, hoặc giao hàng mới thay cho hàng đã giao không phù hợp với hợp đồng, hoặc khắc phục mọi sự không phù hợp của hàng hóa đã giao với điều kiện là việc làm đó của người bán không gây cho người mua một trở ngại hay phí tổn vô lý nào. Tuy nhiên người mua có quyền đòi hỏi bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.
1. Người mua phải kiểm tra hàng hóa hoặc bảo đảm đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tuỳ tình huống cụ thể.
2. Nếu hợp đồng có quy định về việc chuyên chở hàng hóa, thì việc kiểm tra hàng có thể được dời lại đến lúc hàng tới nơi đến.
3. Nếu địa điểm đến của hàng bị thay đổi trong thời gian hàng đang trên đường vận chuyển hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp và khi đó người mua không có khả năng hợp lý để kiểm tra hàng hóa, còn người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi ký kết hợp đồng về khả năng đổi lộ trình hay gửi tiếp đó, thì việc kiểm tra có thể được dời lại đến khi hàng tới nơi đến mới.
1. Người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp hợp đồng nếu người mua không thông báo cho người bán những tin tức về việc không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó.
2. Trong mọi trường hợp, người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán biết về việc đó chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng.
Người bán không có quyền viện dẫn các quy định của các điều 38 và 39 nếu như sự không phù hợp của hàng hóa liên quan đến các yếu tố mà người bán đã biết hoặc không thể không biết và họ đã không thông báo cho người mua.
Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trừ trường hợp người mua đồng ý nhận loại hàng bị ràng buộc vào quyền hạn và yêu sách như vậy. Tuy nhiên, nếu những quyền hạn và yêu sách đó được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hay sở hữu trí tuệ khác thì nghĩa vụ của người bán sẽ được điều chỉnh theo điều 42.
Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ sở sở hữu trí tuệ khác mà người bán đã biết hoặc không biết vào thời điểm ký kết hợp đồng, với điều kiện nếu các quyền và yêu sách nói trên được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác.
a. Chiểu theo pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng bằng cách khác, nếu các bên có dự đoán vào lúc ký kết hợp đồng rằng hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng bằng cách khác tại quốc gia đó, hoặc là:
b. Trong mọi trường hợp khác - chiểu theo luật pháp của quốc gia có trụ sở thương mại của người mua.
Trong trường hợp sau đây, người bán không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ nêu trên, nếu:
a. Vào lúc ký kết hợp đồng, người mua đã biết hoặc không thể không biết về sự hiện hữu của quyền lợi hay yêu sách nói trên, hoặc là:
b. Quyền lợi hay yêu sách bắt nguồn từ sự kiện người bán đã tuân theo các bản thiết kế kỹ thuật, hình vẽ, công thức hay những số liệu cơ sở do người mua cung cấp.
1. Người mua mất quyền khiếu nại dựa vào các quy định của điều 41 và điều 42 nếu như họ không thông báo cho người bán những tin tức về tính chất của quyền hạn hay yêu sách của người thứ ba, trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về quyền hoặc yêu sách đó.
2. Người bán không có quyền viện dẫn những sự quy định từ điểm 1 nêu trên nếu người bán đã biết về quyền hạn hay yêu sách của người thứ ba và về tính chất của quyền hạn hay yêu sách đó.
Bất chấp những quy định của điểm 1 điều 39 và khoản 1 điều 43, người mua có thể giảm giá chiếu theo điều 50 hay đòi bồi thường thiệt hại, ngoại trừ khoản lợi bị bỏ lỡ, nếu người mua có lý do hợp lý để giải thích vì sao họ không thông báo tin tức cần thiết cho người bán.
1. Nếu người bán đã không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng mua bán hay Công ước này, thì người mua có căn cứ để:
a. Thực hiện những quyền hạn của mình theo quy định tại các điều từ 46 đến 52.
b. Ðòi bồi thường thiệt hại như đã quy định tại các điều từ 74 đến 77.
2. Người mua không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền dùng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác.
3. Không một thời hạn trì hoãn nào có thể được Tòa án hay Trọng tài ban cho người bán khi người mua sử dụng đến bất kỳ biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng.
1. Người mua có thể yêu cầu người bán phải thực hiện nghĩa vụ, trừ phi người mua sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý không hợp với yêu cầu đó.
2. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng và yêu cầu về việc thay thế hàng phải được đặt ra cùng một lúc với việc thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó.
3. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người mua có quyền đòi người bán phải loại trừ sự không phù hợp ấy, trừ những trường hợp khi điều này không hợp lý xét theo tất cả các tình tiết. Việc yêu cầu loại trừ sự không phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng phải được tiến hành hoặc là cùng một lúc với thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó.
1. Người mua có thể cho người bán thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực hiện nghĩa vụ.
2. Trừ phi người mua đã được người bán thông báo rằng người bán sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó, người mua không được sử dụng đến bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng trước khi thời hạn bổ sung kết thúc. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này người mua cũng không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại do người bán chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
1. Với điều kiện tuân thủ quy định của điều 49 người bán có thể, ngay cả sau khi hết thời hạn giao hàng, loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, phí tổn do người bán chịu, với điều kiện là điều đó không kéo theo một sự chậm trễ vô lý mà không gây ra cho người mua những trở ngại phi lý hay tình hình bất định về việc người bán phải hoàn trả các phí tổn mà người mua gánh chịu. Tuy nhiên, người mua duy trì quyền đòi bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.
2. Nếu người bán yêu cầu người mua cho biết là người mua có chấp nhận việc loại trừ thiếu sót nói trên của người bán hay không và nếu người mua không đáp ứng yêu cầu này của người bán trong một thời hạn hợp lý, thì người bán có thể loại trừ thiếu sót đó trong phạm vi thời hạn mà người bán đã ghi trong đơn yêu cầu. Người mua không thể, trước khi mãn hạn ấy, sử dụng bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào không thích hợp cho việc thi hành nghĩa vụ của người bán.
3. Nếu người bán thông báo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện việc loại trừ thiếu sót trong một thời hạn ấn định thì cần hiểu rằng thông báo nói trên bao gồm cả yêu cầu người mua cho biết họ chấp nhận việc loại trừ thiếu sót hay không chiếu theo quy định của khoản 2 nói trên.
4. Yêu cầu hay thông báo của người bán theo quy định của các khoản 2 hay 3 của điều này sẽ không có hiệu lực nếu người mua không nhận được.
1. Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng:
a. Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, hoặc:
b. Trong trường hợp không giao hàng: Nếu người bán không giao hàng trong thời gian đã được người mua gia hạn thêm cho họ chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc nếu người bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này.
2. Tuy nhiên trong trường hợp nếu người bán đã giao hàng thì người mua sẽ mất quyền hủy hợp đồng nếu người mua đã không tuyên bố hủy hợp đồng.
a. Khi người mua giao hàng chậm trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã biết rằng việc giao hàng đã được thực hiện .
b. Ðối với mọi trường hợp vi phạm trừ trường hợp giao hàng chậm trễ, trong một thời hạn hợp lý:
Kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó.
Sau khi đã hết mọi thời hạn mà người mua đã gia hạn thêm cho người bán chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc sau khi người bán đã tuyên bố rằng, họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn đã được gia hạn thêm đó, hoặc:
Sau khi đã hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán đã yêu cầu chiếu theo khoản 2 điều 48 hay sau khi người mua đã tuyên bố là họ không chấp nhận cho người bán thực hiện nghĩa vụ.
Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, dù tiền hàng đã được trả hay chưa người mua có thể giảm giá hàng theo tỷ lệ căn cứ vào sự sai biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc giao hàng. Tuy nhiên, nếu người bán loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ chiếu theo điều 37 hoặc điều 48 hoặc nếu người mua từ chối chấp nhận việc thực hiện của người bán chiếu theo các điều này thì người mua không được giảm giá hàng.
1. Nếu người bán chỉ giao một phần hàng hóa hoặc nếu chỉ một phần hàng hóa đã giao phù hợp với hợp đồng thì các điều 46 đến 50 sẽ được áp dụng đối với phần hàng hóa thiếu hoặc phần hàng không phù hợp với hợp đồng.
2. Người mua chỉ được tuyên bố hủy bỏ toàn bộ hợp đồng, nếu việc không thực hiện hợp đồng hoặc một phần hàng giao không phù hợp với hợp đồng cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng.
1. Nếu người bán giao hàng trước thời hạn quy định thì người mua được quyền lựa chọn hoặc chấp nhận hoặc từ chối việc giao hàng đó.
2. Nếu người bán giao một số lượng nhiều hơn số lượng quy định trong hợp đồng, thì người mua có thể chấp nhận hay từ chối việc giao số lượng phụ trội, nếu người mua chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số lượng phụ trội nói trên thì người mua phải trả tiền hàng phụ trội. Nếu người mua chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số lượng phụ trội nói trên thì người mua phải trả tiền hàng phụ trội theo giá hợp đồng quy định.
Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước này.
Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua bao gồm các việc áp dụng các biện pháp tuân thủ các thủ tục mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền hàng
Trong những trường hợp, nếu hợp đồng đã được ký kết một cách hợp pháp, nhưng trong hợp đồng không quy định giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc không quy định cách xác định giá thì được phép suy đoán rằng, các bên, trừ phi có quy định trái ngược, đã có ngụ ý dựa vào giá đã được ấn định cho loại hàng hóa như vậy khi hàng hóa này được đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan.
Nếu giá cả được ấn định theo trọng lượng của hàng hóa thì trong trường hợp có nghi ngờ, giá sẽ được xác định theo trọng lượng tịnh.
1. Nếu người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng tại một địa điểm quy định nào đó thì họ phải trả tiền cho người bán:
a. Tại nơi có trụ sở thương mại của người bán hoặc:
b. Tại nơi giao hàng hoặc chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ.
2. Người bán phải gánh chịu mọi sự gia tăng phí tổn để thực hiện việc thanh toán do sự thay đổi địa điểm của trụ sở thương mại của mình sau khi hợp đồng được ký kết.
1. Nếu người mua không có nghĩa vụ phải trả tiền vào một thời hạn cụ thể nào nhất định, thì họ phải trả khi, chiếu theo hợp đồng và Công ước này, người bán đặt dưới quyền định đoạt của người mua, hoặc hàng hóa hoặc các chứng từ nhận hàng. Người bán có thể đặt điều kiện phải thanh toán như vậy để đổi lại việc họ giao hàng hoặc chứng từ.
2. Nếu hợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa, người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện là hàng hay chứng từ nhận hàng chỉ được giao cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng.
3. Người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa, trừ những trường hợp mà có thể thức giao hàng hay trả tiền do các bên thỏa thuận không cho phép làm việc đó.
Người mua phải trả tiền vào ngày thanh toán đã quy định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng và Công ước này, mà không cần có một lời yêu cầu hay việc thực hiện một thủ tục nào khác về phía người bán.
Nghĩa vụ nhận hàng của người mua gồm:
a. Thực hiện mọi hành vi mà người ta có quyền chờ đợi ở họ một cách hợp lý để cho phép người bán thực hiện việc giao hàng và.
b. Tiếp nhận hàng hóa.
1. Nếu người mua không thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo hợp đồng mua bán hay bản Công ước này, thì người bán có thể:
a. Thực hiện các quyền quy định tại các điều 62 và 65.
b. Ðòi bồi thường thiệt hại như quy định tại các điều từ 74 đến 77.
2. Người bán không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền áp dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý khác.
3. Không một thời hạn gia hạn nào có thể được tòa án hay Trọng tài ban cho người mua khi người bán viện dẫn một biện pháp bảo hộ pháp lý nào đó mà họ có quyền sử dụng trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng.
Người bán có thể yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó.
1. Người bán có thể chấp nhận cho người mua một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ của mình.
2. Trừ phi nhận được thông báo của người mua cho biết sẽ không thực hiện nghĩa vụ trong thời gian ấy, người bán, trước khi mãn hạn, không thể viện dẫn bất cứ một biện pháp bảo hộ pháp lý nào mà họ được sử dụng trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, do sự việc này, người bán không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại vì người mua chậm thực hiện nghĩa vụ.
1. Người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng:
a. Nếu sự kiện người mua không thi hành nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng hay Công ước hay cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng, hoặc.
b. Nếu người mua không thi hành nghĩa vụ trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời hạn bổ sung mà người bán chấp nhận cho họ chiếu theo khoản 1 điều 63 hay nếu họ tuyên bố sẽ không làm việc đó trong thời hạn ấy.
2. Tuy nhiên trong những trường hợp khi người mua đã trả tiền, người bán mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu họ không làm việc này:
a. Trong trường hợp người mua chậm thực hiện nghĩa vụ - trước khi người bán biết nghĩa vụ đã được thực hiện, hoặc:
b. Trong trường hợp người mua vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào khác ngoài việc chậm trễ - trong một thời hạn hợp lý:
- Kể từ lúc người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết sự vi phạm đó, hoặc:
- Sau khi hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán chấp nhận chiếu theo khoản 1 điều 63 hay sau khi người mua đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó.
1. Nếu theo hợp đồng người mua phải xác định hình dáng, kích thước hay những đặc điểm khác đặc trưng của hàng hóa và nếu người mua không làm điều ấy vào thời hạn đã thỏa thuận hay trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc nhận được yêu cầu của người bán, thì người bán có thể tự mình xác định hàng hóa chiếu theo nhu cầu của người mua mà họ có thể biết mà không làm hại đến các quyền lợi khác.
2. Nếu chính người bán tự mình thực hiện việc xác định hàng hóa, họ phải báo chi tiết cho người mua biết nội dung việc xác định và cho người mua một thời hạn hợp lý để người này có thể xác định khác. Nếu, sau khi nhận được thông báo của người bán mà người mua không sử dụng khả năng này trong thời hạn nói trên, thì sự xác định hàng hóa do người bán thực hiện có tính chất bắt buộc.
Việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro chuyển sang người mua không miễn trừ cho người này nghĩa vụ phải trả tiền, trừ phi việc mất mát hay hư hỏng ấy là do hành động của người bán gây nên.
1. Khi hợp đồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người bán không bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán. Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định, các rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho người chuyên chở tại nơi đó. Sự kiện người bán được phép giữ lại các chứng từ nhận hàng không ảnh hưởng gì đến sự chuyển giao rủi ro.
2. Tuy nhiên, rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác.
Người mua nhận rủi ro về mình đối với những hàng hóa bán trên đường vận chuyển kể từ lúc hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng và đã không thông báo cho người mua về điều đó thì việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa do người bán phải gánh chịu.
1. Trong các trường hợp không được nêu tại các điều 67 và 68, các rủi ro được chuyển sang người mua khi người này nhận hàng hoặc, nếu họ không làm việc này đúng thời hạn quy định, thì kể từ lúc hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua và người mua đã vi phạm hợp đồng vì không chịu nhận hàng.
2. Tuy nhiên, nếu người mua bị ràng buộc phải nhận hàng tại một nơi khác với nơi có xí nghiệp thương mại của người bán, rủi ro được chuyển giao khi thời hạn giao hàng phải được thực hiện và người mua biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của họ tại nơi đó.
Nếu hợp đồng mua bán liên quan đến hàng hóa chưa được cá biệt hóa, hàng chỉ được coi là đã đặt dưới quyền định đoạt của người mua khi nào nó được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng này.
Nếu người bán gây ra một sự vi phạm chủ yếu đối với hợp đồng, thì các quy định của những điều 67, 68, 69, không ảnh hưởng đến quyền của người mua sử dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý trong trường hợp xảy ra vi phạm như vậy.
1. Một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho thấy rằng sau khi hợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ của họ bởi lẽ:
a. Một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hay trong khi thực hiện hợp đồng.
b. Cung cách sử dụng của bên kia trong việc chuẩn bị thực hiện hay trong khi thực hiện hợp đồng.
2. Nếu người bán đã gửi hàng đi khi phát hiện những lý do nêu trong khoản trên, họ có thể ngăn cản không để hàng hóa được giao cho người mua ngay cả nếu người này giữ trong tay chứng từ cho phép họ nhận hàng. Mục này chỉ liên quan đến các quyền của người mua và người bán đối với hàng hóa.
3. Một bên nào ngừng việc thực hiện hợp đồng, không phụ thuộc vào việc đó xảy ra trước hay sau khi hàng gửi đi, thì phải gửi ngay một thông báo về việc đó cho bên kia và phải tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu bên kia cung cấp những bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ của họ.
1. Nếu trước ngày quy định cho việc thi hành hợp đồng, mà thấy hiển nhiên rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, bên kia có thể tuyên bố hợp đồng bị hủy.
2. Nếu có đủ thời giờ, bên nào có ý định tuyên bố hợp đồng bị hủy thì phải gửi một thông báo hợp lý cho bên kia để cho phép họ cung cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình.
3. Các quy định của khoản trên không áp dụng nếu bên kia đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình.
1. Nếu hợp đồng quy định giao hàng từng phần và nếu sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến một lô hàng cấu thành một sự vi phạm chủ yếu đến hợp đồng về lô hàng đó thì bên kia có thể tuyên bố hủy hợp đồng về phần lô hàng đó.
2. Nếu sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô hàng nào cho phép bên kia có lý do xác đáng để cho rằng sẽ có một sự vi phạm chủ yếu đến hợp đồng với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai thì họ có thể tuyên bố hủy hợp đồng đối với các lô hàng tương lai đó với điều kiện phải làm việc đó trong một thời hạn hợp lý.
3. Người mua tuyên bố hủy hợp đồng đối với bất kỳ lô hàng nào có thể cùng một lúc, tuyên bố hợp đồng bị hủy đối với các lô hàng đã giao hoặc đối với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai nếu, do tính liên kết, các lô hàng này không thể sử dụng được cho những mục đích do hai bên đã dự tính vào lúc ký kết hợp đồng.
Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết.
Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã bán hàng lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế hay bán lại hàng cũng như mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74.
1. Khi hợp đồng bị hủy và hàng có một giá hiện hành, bên đòi bồi thường thiệt hại có thể, nếu họ đã không mua hàng thay thế hay bán lại hàng chiếu theo Điều 75, đòi nhận phần chênh lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành lúc hủy hợp đồng, cùng mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74. Mặc dầu vậy, nếu bên đòi bồi thường thiệt hại đã tuyên bố hủy hợp đồng sau khi đã tiếp nhận hủy hàng hóa, thì giá hiện hành vào lúc tiếp nhận hàng hóa được áp dụng và không phải là giá hiện hành vào lúc hủy hợp đồng.
2. Theo mục đích của điều khoản trên đây, giá hiện hành là giá ở nơi mà việc giao hàng đáng lẽ phải được thực hiện nếu không có giá hiện hành tại nơi đó, là giá hiện hành tại một nơi nào mà người ta có thể tham chiếu một cách hợp lý, có tính đến sự chênh lệch trong chi phí chuyên chở hàng hóa.
Bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thì phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu họ không làm điều đó, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế được.
Nếu một bên chậm thanh toán tiền hàng hay mọi khoản tiền thiếu khác, bên kia có quyền đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó mà không ảnh hưởng đến quyền đòi bồi thường thiệt hại mà họ có quyền đòi hỏi chiếu theo Điều 74.
1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.
2. Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp:
a. Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và.
b. Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ.
3. Sự miễn trách được quy định tại điều này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại đó.
4. Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo.
5. Các sự quy định của điều này không cản trở từng bên được sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.
Một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chính họ.
1. Việc hủy hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, trừ những khoản bồi thường thiệt hại có thể có. Việc hủy hợp đồng không có hiệu lực đối với quy định của hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy.
2. Bên nào đã thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc.
1. Người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó.
2. Ðiều khoản trên không áp dụng:
a. Nếu sự kiện không thể hoàn lại hàng hóa hoặc không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi người mua nhận không phải do một hành động hay một sơ suất của họ.
b. Nếu hàng hóa hay một phần hàng hóa không thể sử dụng được hoặc bị hư hỏng theo kết quả của việc kiểm tra quy định tại điều 38, hoặc.
c. Nếu trước khi nhận thấy hay đáng lẽ phải nhận thấy rằng hàng hóa không phù hợp hợp đồng, người mua đã bán toàn phần hay một phần hàng hóa trong khuôn khổ một nghiệp vụ kinh doanh thông thường hay đã tiêu dùng hoặc biến đổi toàn thể hay một phần hàng hóa đúng theo thể thức sử dụng bình thường.
Người mua đã mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay thế chiếu theo điều 82, vẫn duy trì quyền sử dụng biện pháp bảo hộ pháp lý khác mà họ có theo hợp đồng và Công ước này.
1. Nếu người bán bị buộc phải hoàn lại giá tiền, họ cũng phải trả tiền lãi trên tổng số của giá tiền đó kể từ ngày người mua thanh toán.
2. Người mua phải trả cho người bán số tiền tương đương với mọi lợi nhuận mà họ đã được hưởng từ hàng hóa hay một phần hàng hóa:
a. Khi họ phải hoàn lại toàn thể hay một phần hàng hóa, hoặc.
b. Khi họ không thể hoàn lại toàn thể hay một phần hàng hóa không thể hoàn lại hàng trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng họ đã nhận và mặc dầu vậy họ đã tuyên bố hợp đồng bị hủy hay đã đòi người bán phải giao hàng thay thế.
Khi người mua chậm trễ nhận hàng hay không trả tiền, hoặc trong những trường hợp khi việc trả tiền và việc giao hàng phải được tiến hành cùng một lúc, nếu hàng hóa còn ở dưới quyền định đoạt hay kiểm soát của người bán thì người bán phải thực hiện những biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy để bảo quản hàng hóa. Người bán có quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người mua hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.
1. Nếu người mua đã nhận hàng và có ý định sử dụng quyền từ chối không nhận hàng chiếu theo hợp đồng hay Công ước này, thì họ phải thi hành các biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy, để bảo quản hàng hóa. Người mua có quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người bán hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.
2. Nếu hàng hóa gửi đi cho người mua đã được đặt dưới quyền định đoạt của người này tại nơi đến và nếu người mua sử dụng quyền từ chối hàng thì họ phải tiếp nhận hàng hóa, chi phí do người bán chịu với điều kiện là người mua có thể làm việc này mà không phải trả tiền hàng và không gặp trở ngại hay các chi phí không hợp lý. Quy định này không áp dụng nếu người bán hiện diện tại nơi đến hay tại nơi đó có người có thẩm quyền để nhận hàng hóa cho người bán và chi phí do người bán chịu. Những quyền lợi và nghĩa vụ của người mua khi người này tiếp nhận hàng hóa chiếu theo khoản này được điều chỉnh bằng quy định tại khoản trên.
Bên nào bị buộc phải có những biện pháp để bảo quản hàng hóa có thể giao hàng vào kho của người thứ ba, chi phí bên kia phải chịu, với điều kiện là các chi phí này phải hợp lý.
1. Bên nào phải bảo quản hàng hóa chiếu theo các điều 85 hay 86 có thể bán hàng đi bằng cách thích hợp nếu bên kia chậm trễ một cách phi lý trong việc tiếp nhận hàng hóa hay lấy lại hàng hoặc trong việc trả tiền hàng hay các chi phí bảo quản, nhưng phải thông báo cho bên kia trong những điều kiện hợp lý, ý định phát mãi hàng.
2. Nếu hàng hóa thuộc loại hàng mau hỏng hay khi việc bảo quản nó sẽ gây ra các chi phí phi lý thì bên nào có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa chiếu theo các điều 85 hay 86 phải tiến hành các biện pháp hợp lý để bán hàng đi. Theo khả năng của mình họ phải thông báo cho bên kia biết ý định phát mại.
3. Bên bán hàng có quyền giữ trong khoản thu do việc bán hàng đem lại một số tiền ngang với các chi phí hợp lý trong việc bảo quản và phát mại hàng hóa. Họ phải trả phần còn lại cho bên kia.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc được chỉ định là người giữ lưu chiểu bản Công ước này.
Công ước này không ảnh hưởng đến hiệu lực của bất kỳ một điều ước quốc tế nào đã được hay sẽ được ký kết mà bao gồm những quy định liên quan đến các vấn đề là đối tượng điều chỉnh của Công ước này, với điều kiện là các bên của hợp đồng phải có trụ sở thương mại tại các quốc gia thành viên của điều ước quốc tế đó.
1. Công ước này sẽ để ngỏ cho các bên ký kết tại các phiên họp bế mạc của hội nghị Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, và sẽ để ngỏ cho các quốc gia ký kết tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, cho tới ngày 30-11-1984.
2. Công ước này phải được sự phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y các quốc gia ký tên.
3. Công ước này sẽ nhận sự gia nhập tất cả các quốc gia không ký tên, kể từ ngày Công ước để ngỏ cho các bên ký kết.
4. Các văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập sẽ được giao cho Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu giữ.
1. Mọi quốc gia thành viên có thể, vào lúc ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, tuyên bố sẽ không ràng buộc phần thứ hai, hay phần thứ ba của Công ước này.
2. Một quốc gia thành viên, chiếu theo điều khoản trên, đưa ra một tuyên bố về phần thứ hai hay phần thứ ba của Công ước này, sẽ không được coi là một quốc gia thành viên theo nghĩa của khoản 1 điều 1 của Công ước này về các vấn đề quy định trong phần của bản Công ước có liên quan đến tuyên bố đó.
1. Nếu một quốc gia thành viên mà bao gồm hai hay nhiều đơn vị lãnh thổ, trong đó theo hiến pháp của quốc gia các hệ thống pháp luật khác nhau được áp dụng cho các vấn đề là đối tượng điều chỉnh của Công ước này thì quốc gia đó có thể, vào lúc ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, tuyên bố rằng Công ước này sẽ áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ hay chỉ cho một hay nhiều đơn vị và có thể bất cứ lúc nào sửa đổi tuyên bố đó bằng một tuyên bố khác.
2. Các tuyên bố này sẽ được thông báo cho người giữ lưu chiểu và trong các tuyên bố này phải nêu rõ Công ước được áp dụng tại những đơn vị lãnh thổ nào.
3. Nếu chiếu theo một tuyên bố được làm đúng theo điều này thì Công ước này được áp dụng cho một hay nhiều đơn vị lãnh thổ của một quốc gia thành viên, nhưng không phải cho tất cả, và nếu trụ sở thương mại của một bên hợp đồng đóng tại quốc gia đó, thì theo mục đích của Công ước này, trụ sở thương mại đó sẽ được coi là không đóng một quốc gia thành viên, trừ phi trụ sở thương mại đó đóng tại một đơn vị lãnh thổ nơi Công ước được áp dụng.
4. Nếu một quốc gia thành viên không ra tuyên bố chiếu theo khoản 1 Điều này thì Công ước đó sẽ áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ của quốc gia đó.
1. Hai hay nhiều quốc gia thành viên, khi áp dụng các quy tắc pháp lý tương tự hay giống nhau về những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này, bất cứ lúc nào cũng có thể tuyên bố không áp dụng Công ước cho các hợp đồng mua bán hoặc cho việc ký kết các hợp đồng này trong những trường hợp khi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia này. Các quốc gia có thể cùng nhau ra tuyên bố nói trên hoặc trao cho nhau những tuyên bố đơn phương về vấn đề này.
2. Nếu một quốc gia thành viên đối với các vấn đề được điều chỉnh bởi Công ước này, áp dụng các quy tắc pháp lý tương tự hoặc giống với quy tắc pháp lý của một hay nhiều quốc gia không phải là thành viên thì quốc gia đó có thể, bất cứ lúc nào, tuyên bố rằng bản Công ước sẽ không áp dụng cho các hợp đồng mua bán hay cho việc ký kết các hợp đồng mua bán hay cho việc ký kết các hợp đồng này nếu các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia không phải là thành viên Công ước.
3. Khi một quốc gia liên quan đến một tuyên bố được làm chiếu theo khoản trên sau đó trở thành một quốc gia thành viên, thì tuyên bố này, kể từ ngày bản Công ước này có hiệu lực đối với quốc gia thành viên mới đó, sẽ có hiệu lực như một tuyên bố được làm chiếu theo khoản 1, với điều kiện là quốc gia thành viên mới đó, chấp nhận tuyên bố này hay ra một tuyên bố đơn phương có tính chất tương hỗ.
Mọi quốc gia có thể tuyên bố, kho nộp văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, rằng quốc gia đó sẽ không bị ràng buộc bởi các quy định tại đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất của Công ước này.
Nếu luật của một quốc gia thành viên quy định hợp đồng mua bán phải được ký kết hay xác nhận bằng văn bản thì quốc gia đó có thể bất cứ lúc nào tuyên bố chiếu theo Điều 12, rằng mọi quy định của các Điều 11, 29 hay của phần thứ hai Công ước này cho phép một hình thức khác với hình thức văn bản cho việc ký kết, sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng mua bán, hay cho mọi chào hàng, chấp nhận chào hàng hay sự thể hiện ý định nào khác sẽ không áp dụng nếu như chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia
1. Các tuyên bố được làm chiếu theo bản Công ước này vào lúc ký kết phải được xác nhận khi phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y.
2. Các tuyên bố và sự xác nhận các tuyên bố phải được bằng văn bản và chính thức thông báo cho người giữ lưu chiểu.
3. Các tuyên bố sẽ có hiệu lực vào ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với quốc gia ra tuyên bố. Tuy nhiên các tuyên bố mà người giữ lưu chiểu chính thức nhận được sau ngày Công ước có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 6 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận làm tuyên bố. Các tuyên bố đơn phương và tương hỗ được làm chiếu theo Điều 94 sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 6 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được tuyên bố cuối cùng.
4. Bất cứ quốc gia nào ra một tuyên bố chiếu theo Công ước này đều có thể bất kỳ lúc nào thu hồi tuyên bố đó bằng một thông báo chính thức bằng văn bản cho người giữ lưu chiểu. Việc thu hồi này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết thời hạn 6 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông cáo.
5. Việc thu hồi một tuyên bố được chiếu theo Điều 94 kể từ ngày có hiệu lực cũng sẽ chấm dứt hiệu lực của mọi tuyên bố tương hỗ của một quốc gia khác chiếu theo Điều này.
Không một bảo lưu nào được cho phép ngoài các bảo lưu được cho phép bởi Công ước này.
1. Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực với điều kiện tuân thủ các quy định của khoản 6 Điều này, vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một hạn kỳ 12 tháng kể từ ngày văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập thứ mười được đệ trình kể cả những văn bản chứa đựng một tuyên bố được làm chiếu theo Điều 92.
2. Khi một quốc gia phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này hoặc gia nhập Công ước sau ngày văn bản phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y, gia nhập thứ mười được đệ trình, Công ước ngoại trừ phần không chấp nhận sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với quốc gia đó với điều kiện tuân thủ các quy định của khoản 6 Điều này vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 12 tháng kể từ ngày văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập được đệ trình.
3. Mọi quốc gia phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này hay gia nhập Công ước và là thành viên của Công ước Luật thống nhất về ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế làm tại La-Haye ngày 1-7-1964 (Công ước La-Haye 1964 về ký kết hợp đồng) hoặc của Công ước Luật thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế làm tại La-Haye ngày 1-7-1964 (Công ước La-Haye 1964 về mua bán) hoặc là thành viên của cả hai Công ước La-Haye, sẽ phải đồng thời hủy bỏ, tuỳ trường hợp, Công ước La-Haye1964 về mua bán hay Công ước La-Haye1964 về ký kết hợp đồng hoặc cả hai Công ước, bằng cách gửi một thông cáo với mục đích này cho Chính phủ Hà Lan.
4. Một quốc gia thành viên của Công ước La-Haye 1964 về mua bán hàng hóa mà phê chuẩn, chấp nhận, hay chuẩn y Công ước này (tức là Công ước viên 1980) hoặc gia nhập Công ước này và tuyên bố đã tuyên bố chiếu theo điều 92 rằng họ không bị ràng buộc bởi phần thứ hai của Công ước, sẽ hủy bỏ vào lúc phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y gia nhập, bản Công ước La-Haye 1964 về mua bán hàng hóa bằng cách gửi một thông cáo với mục đích đó cho Chính phủ Hà Lan.
5. Mọi quốc gia thành viên của Công ước La-Haye 1964 về ký kết hợp đồng mà phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này, hoặc gia nhập Công ước này và tuyên bố hay đã tuyên bố chiếu theo điều 92 rằng họ không bị ràng buộc bởi phần thứ ba của Công ước sẽ hủy bỏ vào lúc phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, bản Công ước La-Haye 1964 về ký kết hợp đồng bằng cách gửi một thông cáo với mục đích đó cho Chính phủ Hà Lan.
6. Vì mục đích của điều này, các sự phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y và gia nhập Công ước này của các quốc gia thành viên của Công ước La-Haye 1964 về ký kết hợp đồng hay Công ước La-Haye 1964 về mua bán hàng hóa chỉ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày các thông báo hủy bỏ của các quốc gia đó đối với hai Công ước nói trên cũng sẽ có hiệu lực. Người giữ lưu chiểu bản Công ước này sẽ thỏa thuận với Chính phủ Hà Lan, vốn là người giữ lưu chiểu các Công ước 1964, để đảm bảo sự phối hợp cần thiết về vấn đề này.
1. Công ước này áp dụng cho việc ký kết các hợp đồng trong những trường hợp khi một đề nghị ký kết hợp đồng được làm vào ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực hoặc sau ngày đó đối với các quốc gia thành viên nói tại đoạn a khoản 1 Điều thứ nhất hoặc đối với quốc gia thành viên nói ở đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất.
2. Công ước này chỉ áp dụng cho các hợp đồng được ký kết vào đúng ngày hoặc sau ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên nói tại khoản a đoạn 1 Điều thứ nhất hoặc đối với quốc gia thành viên nói ở đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất.
1. Mọi quốc gia thành viên có thể hủy bỏ Công ước này, hoặc Phần thứ hai hay thứ ba của Công ước, bằng một thông cáo chính thức bằng văn thư gửi cho người giữ lưu chiểu.
2. Sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 12 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông cáo. Nếu không ấn định một thời hạn dài hơn cho sự bắt đầu có hiệu lực của việc hủy bỏ Công ước thì sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ khi kết thúc thời hạn này sau ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông báo.
Làm tại Viên, ngày mười một tháng tư năm một ngàn chín trăm tám mươi, thành một bản chính mà các bản tiếng Anh, Ả Rập, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga, Pháp đều là bản chính thức.
Ðể trung thực các vị đặc mệnh toàn quyền ký tên dưới đây được các Chính phủ của mình ủy quyền, đã ký vào bản Công ước này.
ON CONTRACTS FOR THE INTERNATIONAL SALE OF GOODS (1980) [CISG]
THE STATES PARTIES TO THIS CONVENTION,
BEARING IN MIND the broad objectives in the resolutions adopted by the sixth special session of the General Assembly of the United Nations on the establishment of a New International Economic Order,
CONSIDERING that the development of international trade on the basis of equality and mutual benefit is an important element in promoting friendly relations among States,
BEING OF THE OPINION that the adoption of uniform rules which govern contracts for the international sale of goods and take into account the different social, economic and legal systems would contribute to the removal of legal barriers in international trade and promote the development of international trade,
HAVE AGREED as follows:
SPHERE OF APPLICATION AND GENERAL PROVISIONS
(1) This Convention applies to contracts of sale of goods between parties whose places of business are in different States:
(a) when the States are Contracting States; or
(b) when the rules of private international law lead to the application of the law of a Contracting State.
(2) The fact that the parties have their places of business in different States is to be disregarded whenever this fact does not appear either from the contract or from any dealings between, or from information disclosed by, the parties at any time before or at the conclusion of the contract.
(3) Neither the nationality of the parties nor the civil or commercial character of the parties or of the contract is to be taken into consideration in determining the application of this Convention.
This Convention does not apply to sales:
(a) of goods bought for personal, family or household use, unless the seller, at any time before or at the conclusion of the contract, neither knew nor ought to have known that the goods were bought for any such use;
(b) by auction;
(c) on execution or otherwise by authority of law;
(d) of stocks, shares, investment securities, negotiable instruments or money;
(e) of ships, vessels, hovercraft or aircraft;
(f) of electricity.
(1) Contracts for the supply of goods to be manufactured or produced are to be considered sales unless the party who orders the goods undertakes to supply a substantial part of the materials necessary for such manufacture or production.
(2) This Convention does not apply to contracts in which the preponderant part of the obligations of the party who furnishes the goods consists in the supply of labour or other services.
This Convention governs only the formation of the contract of sale and the rights and obligations of the seller and the buyer arising from such a contract. In particular, except as otherwise expressly provided in this Convention, it is not concerned with:
(a) the validity of the contract or of any of its provisions or of any usage;
(b) the effect which the contract may have on the property in the goods sold.
This Convention does not apply to the liability of the seller for death or personal injury caused by the goods to any person.
The parties may exclude the application of this Convention or, subject to article 12, derogate from or vary the effect of any of its provisions.
(1) In the interpretation of this Convention, regard is to be had to its international character and to the need to promote uniformity in its application and the observance of good faith in international trade.
(2) Questions concerning matters governed by this Convention which are not expressly settled in it are to be settled in conformity with the general principles on which it is based or, in the absence of such principles, in conformity with the law applicable by virtue of the rules of private international law.
(1) For the purposes of this Convention statements made by and other conduct of a party are to be interpreted according to his intent where the other party knew or could not have been unaware what that intent was.
(2) If the preceding paragraph is not applicable, statements made by and other conduct of a party are to be interpreted according to the understanding that a reasonable person of the same kind as the other party would have had in the same circumstances.
(3) In determining the intent of a party or the understanding a reasonable person would have had, due consideration is to be given to all relevant circumstances of the case including the negotiations, any practices which the parties have established between themselves, usages and any subsequent conduct of the parties.
(1) The parties are bound by any usage to which they have agreed and by any practices which they have established between themselves.
(2) The parties are considered, unless otherwise agreed, to have impliedly made applicable to their contract or its formation a usage of which the parties knew or ought to have known and which in international trade is widely known to, and regularly observed by, parties to contracts of the type involved in the particular trade concerned.
For the purposes of this Convention:
(a) if a party has more than one place of business, the place of business is that which has the closest relationship to the contract and its performance, having regard to the circumstances known to or contemplated by the parties at any time before or at the conclusion of the contract;
(b) if a party does not have a place of business, reference is to be made to his habitual residence.
A contract of sale need not be concluded in or evidenced by writing and is not subject to any other requirement as to form. It may be proved by any means, including witnesses.
Any provision of article 11, article 29 or Part II of this Convention that allows a contract of sale or its modification or termination by agreement or any offer, acceptance or other indication of intention to be made in any form other than in writing does not apply where any party has his place of business in a Contracting State which has made a declaration under article 96 of this Convention. The parties may not derogate from or vary the effect or this article.
For the purposes of this Convention "writing" includes telegram and telex.
(1) A proposal for concluding a contract addressed to one or more specific persons constitutes an offer if it is sufficiently definite and indicates the intention of the offeror to be bound in case of acceptance. A proposal is sufficiently definite if it indicates the goods and expressly or implicitly fixes or makes provision for determining the quantity and the price.
(2) A proposal other than one addressed to one or more specific persons is to be considered merely as an invitation to make offers, unless the contrary is clearly indicated by the person making the proposal.
(1) An offer becomes effective when it reaches the offeree.
(2) An offer, even if it is irrevocable, may be withdrawn if the withdrawal reaches the offeree before or at the same time as the offer.
(1) Until a contract is concluded an offer may be revoked if the revocation reaches the offeree before he has dispatched an acceptance.
(2) However, an offer cannot be revoked:
(a) if it indicates, whether by stating a fixed time for acceptance or otherwise, that it is irrevocable; or
(b) if it was reasonable for the offeree to rely on the offer as being irrevocable and the offeree has acted in reliance on the offer.
An offer, even if it is irrevocable, is terminated when a rejection reaches the offeror.
(1) A statement made by or other conduct of the offeree indicating assent to an offer is an acceptance. Silence or inactivity does not in itself amount to acceptance.
(2) An acceptance of an offer becomes effective at the moment the indication of assent reaches the offeror. An acceptance is not effective if the indication of assent does not reach the offeror within the time he has fixed or, if no time is fixed, within a reasonable time, due account being taken of the circumstances of the transaction, including the rapidity of the means of communication employed by the offeror. An oral offer must be accepted immediately unless the circumstances indicate otherwise.
(3) However, if, by virtue of the offer or as a result of practices which the parties have established between themselves or of usage, the offeree may indicate assent by performing an act, such as one relating to the dispatch of the goods or payment of the price, without notice to the offeror, the acceptance is effective at the moment the act is performed, provided that the act is performed within the period of time laid down in the preceding paragraph.
(1) A reply to an offer which purports to be an acceptance but contains additions, limitations or other modifications is a rejection of the offer and constitutes a counter-offer.
(2) However, a reply to an offer which purports to be an acceptance but contains additional or different terms which do not materially alter the terms of the offer constitutes an acceptance, unless the offeror, without undue delay, objects orally to the discrepancy or dispatches a notice to that effect. If he does not so object, the terms of the contract are the terms of the offer with the modifications contained in the acceptance.
(3) Additional or different terms relating, among other things, to the price, payment, quality and quantity of the goods, place and time of delivery, extent of one party's liability to the other or the settlement of disputes are considered to alter the terms of the offer materially.
(1) A period of time for acceptance fixed by the offeror in a telegram or a letter begins to run from the moment the telegram is handed in for dispatch or from the date shown on the letter or, if no such date is shown, from the date shown on the envelope. A period of time for acceptance fixed by the offeror by telephone, telex or other means of instantaneous communication, begins to run from the moment that the offer reaches the offeree.
(2) Official holidays or non-business days occurring during the period for acceptance are included in calculating the period. However, if a notice of acceptance cannot be delivered at the address of the offeror on the last day of the period because that day falls on an official holiday or a non-business day at the place of business of the offeror, the period is extended until the first business day which follows.
(1) A late acceptance is nevertheless effective as an acceptance if without delay the offeror orally so informs the offeree or dispatches a notice to that effect.
(2) If a letter or other writing containing a late acceptance shows that it has been sent in such circumstances that if its transmission had been normal it would have reached the offeror in due time, the late acceptance is effective as an acceptance unless, without delay, the offeror orally informs the offeree that he considers his offer as having lapsed or dispatches a notice to that effect.
An acceptance may be withdrawn if the withdrawal reaches the offeror before or at the same time as the acceptance would have become effective.
A contract is concluded at the moment when an acceptance of an offer becomes effective in accordance with the provisions of this Convention.
For the purposes of this Part of the Convention, an offer, declaration of acceptance or any other indication of intention "reaches" the addressee when it is made orally to him or delivered by any other means to him personally, to his place of business or mailing address or, if he does not have a place of business or mailing address, to his habitual residence.
A breach of contract committed by one of the parties is fundamental if it results in such detriment to the other party as substantially to deprive him of what he is entitled to expect under the contract, unless the party in breach did not foresee and a reasonable person of the same kind in the same circumstances would not have foreseen such a result.
A declaration of avoidance of the contract is effective only if made by notice to the other party.
Unless otherwise expressly provided in this Part of the Convention, if any notice, request or other communication is given or made by a party in accordance with this Part and by means appropriate in the circumstances, a delay or error in the transmission of the communication or its failure to arrive does not deprive that party of the right to rely on the communication.
If, in accordance with the provisions of this Convention, one party is entitled to require performance of any obligation by the other party, a court is not bound to enter a judgement for specific performance unless the court would do so under its own law in respect of similar contracts of sale not governed by this Convention.
(1) A contract may be modified or terminated by the mere agreement of the parties.
(2) A contract in writing which contains a provision requiring any modification or termination by agreement to be in writing may not be otherwise modified or terminated by agreement. However, a party may be precluded by his conduct from asserting such a provision to the extent that the other party has relied on that conduct.
The seller must deliver the goods, hand over any documents relating to them and transfer the property in the goods, as required by the contract and this Convention.
Section I. Delivery of the goods and handing over of documents
If the seller is not bound to deliver the goods at any other particular place, his obligation to deliver consists:
(a) if the contract of sale involves carriage of the goods - in handing the goods over to the first carrier for transmission to the buyer;
(b) if, in cases not within the preceding subparagraph, the contract relates to specific goods, or unidentified goods to be drawn from a specific stock or to be manufactured or produced, and at the time of the conclusion of the contract the parties knew that the goods were at, or were to be manufactured or produced at, a particular place - in placing the goods at the buyer's disposal at that place;
(c) in other cases - in placing the goods at the buyer's disposal at the place where the seller had his place of business at the time of the conclusion of the contract.
(1) If the seller, in accordance with the contract or this Convention, hands the goods over to a carrier and if the goods are not clearly identified to the contract by markings on the goods, by shipping documents or otherwise, the seller must give the buyer notice of the consignment specifying the goods.
(2) If the seller is bound to arrange for carriage of the goods, he must make such contracts as are necessary for carriage to the place fixed by means of transportation appropriate in the circumstances and according to the usual terms for such transportation.
(3) If the seller is not bound to effect insurance in respect of the carriage of the goods, he must, at the buyer's request, provide him with all available information necessary to enable him to effect such insurance.
The seller must deliver the goods:
(a) if a date is fixed by or determinable from the contract, on that date;
(b) if a period of time is fixed by or determinable from the contract, at any time within that period unless circumstances indicate that the buyer is to choose a date; or
(c) in any other case, within a reasonable time after the conclusion of the contract.
If the seller is bound to hand over documents relating to the goods, he must hand them over at the time and place and in the form required by the contract. If the seller has handed over documents before that time, he may, up to that time, cure any lack of conformity in the documents, if the exercise of this right does not cause the buyer unreasonable inconvenience or unreasonable expense. However, the buyer retains any right to claim damages as provided for in this Convention.
Section II. Conformity of the goods and third party claims
(1) The seller must deliver goods which are of the quantity, quality and description required by the contract and which are contained or packaged in the manner required by the contract.
(2) Except where the parties have agreed otherwise, the goods do not conform with the contract unless they:
(a) are fit for the purposes for which goods of the same description would ordinarily be used;
(b) are fit for any particular purpose expressly or impliedly made known to the seller at the time of the conclusion of the contract, except where the circumstances show that the buyer did not rely, or that it was unreasonable for him to rely, on the seller's skill and judgement;
(c) possess the qualities of goods which the seller has held out to the buyer as a sample or model;
(d) are contained or packaged in the manner usual for such goods or, where there is no such manner, in a manner adequate to preserve and protect the goods.
(3) The seller is not liable under subparagraphs (a) to (d) of the preceding paragraph for any lack of conformity of the goods if at the time of the conclusion of the contract the buyer knew or could not have been unaware of such lack of conformity.
(1) The seller is liable in accordance with the contract and this Convention for any lack of conformity which exists at the time when the risk passes to the buyer, even though the lack of conformity becomes apparent only after that time.
(2) The seller is also liable for any lack of conformity which occurs after the time indicated in the preceding paragraph and which is due to a breach of any of his obligations, including a breach of any guarantee that for a period of time the goods will remain fit for their ordinary purpose or for some particular purpose or will retain specified qualities or characteristics.
If the seller has delivered goods before the date for delivery, he may, up to that date, deliver any missing part or make up any deficiency in the quantity of the goods delivered, or deliver goods in replacement of any non-conforming goods delivered or remedy any lack of conformity in the goods delivered, provided that the exercise of this right does not cause the buyer unreasonable inconvenience or unreasonable expense. However, the buyer retains any right to claim damages as provided for in this Convention.
(1) The buyer must examine the goods, or cause them to be examined, within as short a period as is practicable in the circumstances.
(2) If the contract involves carriage of the goods, examination may be deferred until after the goods have arrived at their destination.
(3) If the goods are redirected in transit or redispatched by the buyer without a reasonable opportunity for examination by him and at the time of the conclusion of the contract the seller knew or ought to have known of the possibility of such redirection or redispatch, examination may be deferred until after the goods have arrived at the new destination.
(1) The buyer loses the right to rely on a lack of conformity of the goods if he does not give notice to the seller specifying the nature of the lack of conformity within a reasonable time after he has discovered it or ought to have discovered it.
(2) In any event, the buyer loses the right to rely on a lack of conformity of the goods if he does not give the seller notice thereof at the latest within a period of two years from the date on which the goods were actually handed over to the buyer, unless this time-limit is inconsistent with a contractual period of guarantee.
The seller is not entitled to rely on the provisions of articles 38 and 39 if the lack of conformity relates to facts of which he knew or could not have been unaware and which he did not disclose to the buyer.
The seller must deliver goods which are free from any right or claim of a third party, unless the buyer agreed to take the goods subject to that right or claim. However, if such right or claim is based on industrial property or other intellectual property, the seller's obligation is governed by article 42.
(1) The seller must deliver goods which are free from any right or claim of a third party based on industrial property or other intellectual property, of which at the time of the conclusion of the contract the seller knew or could not have been unaware, provided that the right or claim is based on industrial property or other intellectual property:
(a) under the law of the State where the goods will be resold or otherwise used, if it was contemplated by the parties at the time of the conclusion of the contract that the goods would be resold or otherwise used in that State; or
(b) in any other case, under the law of the State where the buyer has his place of business.
(2) The obligation of the seller under the preceding paragraph does not extend to cases where:
(a) at the time of the conclusion of the contract the buyer knew or could not have been unaware of the right or claim; or
(b) the right or claim results from the seller's compliance with technical drawings, designs, formulae or other such specifications furnished by the buyer.
(1) The buyer loses the right to rely on the provisions of article 41 or article 42 if he does not give notice to the seller specifying the nature of the right or claim of the third party within a reasonable time after he has become aware or ought to have become aware of the right or claim.
(2) The seller is not entitled to rely on the provisions of the preceding paragraph if he knew of the right or claim of the third party and the nature of it.
Notwithstanding the provisions of paragraph (1) of article 39 and paragraph (1) of article 43, the buyer may reduce the price in accordance with article 50 or claim damages, except for loss of profit, if he has a reasonable excuse for his failure to give the required notice.
Section III. Remedies for breach of contract by the seller
(1) If the seller fails to perform any of his obligations under the contract or this Convention, the buyer may:
(a) exercise the rights provided in articles 46 to 52;
(b) claim damages as provided in articles 74 to 77.
(2) The buyer is not deprived of any right he may have to claim damages by exercising his right to other remedies.
(3) No period of grace may be granted to the seller by a court or arbitral tribunal when the buyer resorts to a remedy for breach of contract.
(1) The buyer may require performance by the seller of his obligations unless the buyer has resorted to a remedy which is inconsistent with this requirement.
(2) If the goods do not conform with the contract, the buyer may require delivery of substitute goods only if the lack of conformity constitutes a fundamental breach of contract and a request for substitute goods is made either in conjunction with notice given under article 39 or within a reasonable time thereafter.
(3) If the goods do not conform with the contract, the buyer may require the seller to remedy the lack of conformity by repair, unless this is unreasonable having regard to all the circumstances. A request for repair must be made either in conjunction with notice given under article 39 or within a reasonable time thereafter.
(1) The buyer may fix an additional period of time of reasonable length for performance by the seller of his obligations.
(2) Unless the buyer has received notice from the seller that he will not perform within the period so fixed, the buyer may not, during that period, resort to any remedy for breach of contract. However, the buyer is not deprived thereby of any right he may have to claim damages for delay in performance.
(1) Subject to article 49, the seller may, even after the date for delivery, remedy at his own expense any failure to perform his obligations, if he can do so without unreasonable delay and without causing the buyer unreasonable inconvenience or uncertainty of reimbursement by the seller of expenses advanced by the buyer. However, the buyer retains any right to claim damages as provided for in this Convention.
(2) If the seller requests the buyer to make known whether he will accept performance and the buyer does not comply with the request within a reasonable time, the seller may perform within the time indicated in his request. The buyer may not, during that period of time, resort to any remedy which is inconsistent with performance by the seller.
(3) A notice by the seller that he will perform within a specified period of time is assumed to include a request, under the preceding paragraph, that the buyer make known his decision.
(4) A request or notice by the seller under paragraph (2) or (3) of this article is not effective unless received by the buyer.
(1) The buyer may declare the contract avoided:
(a) if the failure by the seller to perform any of his obligations under the contract or this Convention amounts to a fundamental breach of contract; or
(b) in case of non-delivery, if the seller does not deliver the goods within the additional period of time fixed by the buyer in accordance with paragraph (1) of article 47 or declares that he will not deliver within the period so fixed.
(2) However, in cases where the seller has delivered the goods, the buyer loses the right to declare the contract avoided unless he does so:
(a) in respect of late delivery, within a reasonable time after he has become aware that delivery has been made;
(b) in respect of any breach other than late delivery, within a reasonable time:
(i) after he knew or ought to have known of the breach;
(ii) after the expiration of any additional period of time fixed by the buyer in accordance with paragraph (1) of article 47, or after the seller has declared that he will not perform his obligations within such an additional period; or
(iii) after the expiration of any additional period of time indicated by the seller in accordance with paragraph (2) of article 48, or after the buyer has declared that he will not accept performance.
If the goods do not conform with the contract and whether or not the price has already been paid, the buyer may reduce the price in the same proportion as the value that the goods actually delivered had at the time of the delivery bears to the value that conforming goods would have had at that time. However, if the seller remedies any failure to perform his obligations in accordance with article 37 or article 48 or if the buyer refuses to accept performance by the seller in accordance with those articles, the buyer may not reduce the price.
(1) If the seller delivers only a part of the goods or if only a part of the goods delivered is in conformity with the contract, articles 46 to 50 apply in respect of the part which is missing or which does not conform.
(2) The buyer may declare the contract avoided in its entirety only if the failure to make delivery completely or in conformity with the contract amounts to a fundamental breach of the contract.
(1) If the seller delivers the goods before the date fixed, the buyer may take delivery or refuse to take delivery.
(2) If the seller delivers a quantity of goods greater than that provided for in the contract, the buyer may take delivery or refuse to take delivery of the excess quantity. If the buyer takes delivery of all or part of the excess quantity, he must pay for it at the contract rate.
The buyer must pay the price for the goods and take delivery of them as required by the contract and this Convention.
Section I. Payment of the price
The buyer's obligation to pay the price includes taking such steps and complying with such formalities as may be required under the contract or any laws and regulations to enable payment to be made.
Where a contract has been validly concluded but does not expressly or implicitly fix or make provision for determining the price, the parties are considered, in the absence of any indication to the contrary, to have impliedly made reference to the price generally charged at the time of the conclusion of the contract for such goods sold under comparable circumstances in the trade concerned.
If the price is fixed according to the weight of the goods, in case of doubt it is to be determined by the net weight.
(1) If the buyer is not bound to pay the price at any other particular place, he must pay it to the seller:
(a) at the seller's place of business; or
(b) if the payment is to be made against the handing over of the goods or of documents, at the place where the handing over takes place.
(2) The seller must bear any increases in the expenses incidental to payment which is caused by a change in his place of business subsequent to the conclusion of the contract.
(1) If the buyer is not bound to pay the price at any other specific time, he must pay it when the seller places either the goods or documents controlling their disposition at the buyer's disposal in accordance with the contract and this Convention. The seller may make such payment a condition for handing over the goods or documents.
(2) If the contract involves carriage of the goods, the seller may dispatch the goods on terms whereby the goods, or documents controlling their disposition, will not be handed over to the buyer except against payment of the price.
(3) The buyer is not bound to pay the price until he has had an opportunity to examine the goods, unless the procedures for delivery or payment agreed upon by the parties are inconsistent with his having such an opportunity.
The buyer must pay the price on the date fixed by or determinable from the contract and this Convention without the need for any request or compliance with any formality on the part of the seller.
The buyer's obligation to take delivery consists:
(a) in doing all the acts which could reasonably be expected of him in order to enable the seller to make delivery; and
(b) in taking over the goods.
Section III. Remedies for breach of contract by the buyer
(1) If the buyer fails to perform any of his obligations under the contract or this Convention, the seller may:
(a) exercise the rights provided in articles 62 to 65;
(b) claim damages as provided in articles 74 to 77.
(2) The seller is not deprived of any right he may have to claim damages by exercising his right to other remedies.
(3) No period of grace may be granted to the buyer by a court or arbitral tribunal when the seller resorts to a remedy for breach of contract.
The seller may require the buyer to pay the price, take delivery or perform his other obligations, unless the seller has resorted to a remedy which is inconsistent with this requirement.
(1) The seller may fix an additional period of time of reasonable length for performance by the buyer of his obligations.
(2) Unless the seller has received notice from the buyer that he will not perform within the period so fixed, the seller may not, during that period, resort to any remedy for breach of contract. However, the seller is not deprived thereby of any right he may have to claim damages for delay in performance.
(1) The seller may declare the contract avoided:
(a) if the failure by the buyer to perform any of his obligations under the contract or this Convention amounts to a fundamental breach of contract; or
(b) if the buyer does not, within the additional period of time fixed by the seller in accordance with paragraph (1) of article 63, perform his obligation to pay the price or take delivery of the goods, or if he declares that he will not do so within the period so fixed.
(2) However, in cases where the buyer has paid the price, the seller loses the right to declare the contract avoided unless he does so:
(a) in respect of late performance by the buyer, before the seller has become aware that performance has been rendered; or
(b) in respect of any breach other than late performance by the buyer, within a reasonable time:
(i) after the seller knew or ought to have known of the breach; or
(ii) after the expiration of any additional period of time fixed by the seller in accordance with paragraph (1) of article 63, or after the buyer has declared that he will not perform his obligations within such an additional period.
(1) If under the contract the buyer is to specify the form, measurement or other features of the goods and he fails to make such specification either on the date agreed upon or within a reasonable time after receipt of a request from the seller, the seller may, without prejudice to any other rights he may have, make the specification himself in accordance with the requirements of the buyer that may be known to him.
(2) If the seller makes the specification himself, he must inform the buyer of the details thereof and must fix a reasonable time within which the buyer may make a different specification. If, after receipt of such a communication, the buyer fails to do so within the time so fixed, the specification made by the seller is binding.
Loss of or damage to the goods after the risk has passed to the buyer does not discharge him from his obligation to pay the price, unless the loss or damage is due to an act or omission of the seller.
(1) If the contract of sale involves carriage of the goods and the seller is not bound to hand them over at a particular place, the risk passes to the buyer when the goods are handed over to the first carrier for transmission to the buyer in accordance with the contract of sale. If the seller is bound to hand the goods over to a carrier at a particular place, the risk does not pass to the buyer until the goods are handed over to the carrier at that place. The fact that the seller is authorized to retain documents controlling the disposition of the goods does not affect the passage of the risk.
(2) Nevertheless, the risk does not pass to the buyer until the goods are clearly identified to the contract, whether by markings on the goods, by shipping documents, by notice given to the buyer or otherwise.
The risk in respect of goods sold in transit passes to the buyer from the time of the conclusion of the contract. However, if the circumstances so indicate, the risk is assumed by the buyer from the time the goods were handed over to the carrier who issued the documents embodying the contract of carriage. Nevertheless, if at the time of the conclusion of the contract of sale the seller knew or ought to have known that the goods had been lost or damaged and did not disclose this to the buyer, the loss or damage is at the risk of the seller.
(1) In cases not within articles 67 and 68, the risk passes to the buyer when he takes over the goods or, if he does not do so in due time, from the time when the goods are placed at his disposal and he commits a breach of contract by failing to take delivery.
(2) However, if the buyer is bound to take over the goods at a place other than a place of business of the seller, the risk passes when delivery is due and the buyer is aware of the fact that the goods are placed at his disposal at that place.
(3) If the contract relates to goods not then identified, the goods are considered not to be placed at the disposal of the buyer until they are clearly identified to the contract.
If the seller has committed a fundamental breach of contract, articles 67, 68 and 69 do not impair the remedies available to the buyer on account of the breach.
PROVISIONS COMMON TO THE OBLIGATIONS OF THE SELLER AND OF THE BUYER
Section I. Anticipatory breach and instalment contracts
(1) A party may suspend the performance of his obligations if, after the conclusion of the contract, it becomes apparent that the other party will not perform a substantial part of his obligations as a result of:
(a) a serious deficiency in his ability to perform or in his creditworthiness; or
(b) his conduct in preparing to perform or in performing the contract.
(2) If the seller has already dispatched the goods before the grounds described in the preceding paragraph become evident, he may prevent the handing over of the goods to the buyer even though the buyer holds a document which entitles him to obtain them. The present paragraph relates only to the rights in the goods as between the buyer and the seller.
(3) A party suspending performance, whether before or after dispatch of the goods, must immediately give notice of the suspension to the other party and must continue with performance if the other party provides adequate assurance of his performance.
(1) If prior to the date for performance of the contract it is clear that one of the parties will commit a fundamental breach of contract, the other party may declare the contract avoided.
(2) If time allows, the party intending to declare the contract avoided must give reasonable notice to the other party in order to permit him to provide adequate assurance of his performance.
(3) The requirements of the preceding paragraph do not apply if the other party has declared that he will not perform his obligations.
(1) In the case of a contract for delivery of goods by instalments, if the failure of one party to perform any of his obligations in respect of any instalment constitutes a fundamental breach of contract with respect to that instalment, the other party may declare the contract avoided with respect to that instalment.
(2) If one party's failure to perform any of his obligations in respect of any instalment gives the other party good grounds to conclude that a fundamental breach of contract will occur with respect to future instalments, he may declare the contract avoided for the future, provided that he does so within a reasonable time.
(3) A buyer who declares the contract avoided in respect of any delivery may, at the same time, declare it avoided in respect of deliveries already made or of future deliveries if, by reason of their interdependence, those deliveries could not be used for the purpose contemplated by the parties at the time of the conclusion of the contract.
Damages for breach of contract by one party consist of a sum equal to the loss, including loss of profit, suffered by the other party as a consequence of the breach. Such damages may not exceed the loss which the party in breach foresaw or ought to have foreseen at the time of the conclusion of the contract, in the light of the facts and matters of which he then knew or ought to have known, as a possible consequence of the breach of contract.
If the contract is avoided and if, in a reasonable manner and within a reasonable time after avoidance, the buyer has bought goods in replacement or the seller has resold the goods, the party claiming damages may recover the difference between the contract price and the price in the substitute transaction as well as any further damages recoverable under article 74.
(1) If the contract is avoided and there is a current price for the goods, the party claiming damages may, if he has not made a purchase or resale under article 75, recover the difference between the price fixed by the contract and the current price at the time of avoidance as well as any further damages recoverable under article 74. If, however, the party claiming damages has avoided the contract after taking over the goods, the current price at the time of such taking over shall be applied instead of the current price at the time of avoidance.
(2) For the purposes of the preceding paragraph, the current price is the price prevailing at the place where delivery of the goods should have been made or, if there is no current price at that place, the price at such other place as serves as a reasonable substitute, making due allowance for differences in the cost of transporting the goods.
A party who relies on a breach of contract must take such measures as are reasonable in the circumstances to mitigate the loss, including loss of profit, resulting from the breach. If he fails to take such measures, the party in breach may claim a reduction in the damages in the amount by which the loss should have been mitigated.
If a party fails to pay the price or any other sum that is in arrears, the other party is entitled to interest on it, without prejudice to any claim for damages recoverable under article 74.
(1) A party is not liable for a failure to perform any of his obligations if he proves that the failure was due to an impediment beyond his control and that he could not reasonably be expected to have taken the impediment into account at the time of the conclusion of the contract or to have avoided or overcome it or its consequences.
(2) If the party's failure is due to the failure by a third person whom he has engaged to perform the whole or a part of the contract, that party is exempt from liability only if:
(a) he is exempt under the preceding paragraph; and
(b) the person whom he has so engaged would be so exempt if the provisions of that paragraph were applied to him.
(3) The exemption provided by this article has effect for the period during which the impediment exists.
(4) The party who fails to perform must give notice to the other party of the impediment and its effect on his ability to perform. If the notice is not received by the other party within a reasonable time after the party who fails to perform knew or ought to have known of the impediment, he is liable for damages resulting from such non-receipt.
(5) Nothing in this article prevents either party from exercising any right other than to claim damages under this Convention.
A party may not rely on a failure of the other party to perform, to the extent that such failure was caused by the first party's act or omission.
Section V. Effects of avoidance
(1) Avoidance of the contract releases both parties from their obligations under it, subject to any damages which may be due. Avoidance does not affect any provision of the contract for the settlement of disputes or any other provision of the contract governing the rights and obligations of the parties consequent upon the avoidance of the contract.
(2) A party who has performed the contract either wholly or in part may claim restitution from the other party of whatever the first party has supplied or paid under the contract. If both parties are bound to make restitution, they must do so concurrently.
(1) The buyer loses the right to declare the contract avoided or to require the seller to deliver substitute goods if it is impossible for him to make restitution of the goods substantially in the condition in which he received them.
(2) The preceding paragraph does not apply:
(a) if the impossibility of making restitution of the goods or of making restitution of the goods substantially in the condition in which the buyer received them is not due to his act or omission;
(b) if the goods or part of the goods have perished or deteriorated as a result of the examination provided for in article 38; or
(c) if the goods or part of the goods have been sold in the normal course of business or have been consumed or transformed by the buyer in the course of normal use before he discovered or ought to have discovered the lack of conformity.
A buyer who has lost the right to declare the contract avoided or to require the seller to deliver substitute goods in accordance with article 82 retains all other remedies under the contract and this Convention.
(1) If the seller is bound to refund the price, he must also pay interest on it, from the date on which the price was paid.
(2) The buyer must account to the seller for all benefits which he has derived from the goods or part of them:
(a) if he must make restitution of the goods or part of them; or
(b) if it is impossible for him to make restitution of all or part of the goods or to make restitution of all or part of the goods substantially in the condition in which he received them, but he has nevertheless declared the contract avoided or required the seller to deliver substitute goods.
Section VI. Preservation of the goods
If the buyer is in delay in taking delivery of the goods or, where payment of the price and delivery of the goods are to be made concurrently, if he fails to pay the price, and the seller is either in possession of the goods or otherwise able to control their disposition, the seller must take such steps as are reasonable in the circumstances to preserve them. He is entitled to retain them until he has been reimbursed his reasonable expenses by the buyer.
(1) If the buyer has received the goods and intends to exercise any right under the contract or this Convention to reject them, he must take such steps to preserve them as are reasonable in the circumstances. He is entitled to retain them until he has been reimbursed his reasonable expenses by the seller.
(2) If goods dispatched to the buyer have been placed at his disposal at their destination and he exercises the right to reject them, he must take possession of them on behalf of the seller, provided that this can be done without payment of the price and without unreasonable inconvenience or unreasonable expense. This provision does not apply if the seller or a person authorized to take charge of the goods on his behalf is present at the destination. If the buyer takes possession of the goods under this paragraph, his rights and obligations are governed by the preceding paragraph.
A party who is bound to take steps to preserve the goods may deposit them in a warehouse of a third person at the expense of the other party provided that the expense incurred is not unreasonable.
(1) A party who is bound to preserve the goods in accordance with article 85 or 86 may sell them by any appropriate means if there has been an unreasonable delay by the other party in taking possession of the goods or in taking them back or in paying the price or the cost of preservation, provided that reasonable notice of the intention to sell has been given to the other party.
(2) If the goods are subject to rapid deterioration or their preservation would involve unreasonable expense, a party who is bound to preserve the goods in accordance with article 85 or 86 must take reasonable measures to sell them. To the extent possible he must give notice to the other party of his intention to sell.
(3) A party selling the goods has the right to retain out of the proceeds of sale an amount equal to the reasonable expenses of preserving the goods and of selling them. He must account to the other party for the balance.
The Secretary-General of the United Nations is hereby designated as the depositary for this Convention.
This Convention does not prevail over any international agreement which has already been or may be entered into and which contains provisions concerning the matters governed by this Convention, provided that the parties have their places of business in States parties to such agreement.
(1) This Convention is open for signature at the concluding meeting of the United Nations Conference on Contracts for the International Sale of Goods and will remain open for signature by all States at the Headquarters of the United Nations, New York until 30 September 1981.
(2) This Convention is subject to ratification, acceptance or approval by the signatory States.
(3) This Convention is open for accession by all States which are not signatory States as from the date it is open for signature.
(4) Instruments of ratification, acceptance, approval and accession are to be deposited with the Secretary-General of the United Nations.
(1) A Contracting State may declare at the time of signature, ratification, acceptance, approval or accession that it will not be bound by Part II of this Convention or that it will not be bound by Part III of this Convention.
(2) A Contracting State which makes a declaration in accordance with the preceding paragraph in respect of Part II or Part III of this Convention is not to be considered a Contracting State within paragraph (1) of article 1 of this Convention in respect of matters governed by the Part to which the declaration applies.
(1) If a Contracting State has two or more territorial units in which, according to its constitution, different systems of law are applicable in relation to the matters dealt with in this Convention, it may, at the time of signature, ratification, acceptance, approval or accession, declare that this Convention is to extend to all its territorial units or only to one or more of them, and may amend its declaration by submitting another declaration at any time.
(2) These declarations are to be notified to the depositary and are to state expressly the territorial units to which the Convention extends.
(3) If, by virtue of a declaration under this article, this Convention extends to one or more but not all of the territorial units of a Contracting State, and if the place of business of a party is located in that State, this place of business, for the purposes of this Convention, is considered not to be in a Contracting State, unless it is in a territorial unit to which the Convention extends.
(4) If a Contracting State makes no declaration under paragraph (1) of this article, the Convention is to extend to all territorial units of that State.
(1) Two or more Contracting States which have the same or closely related legal rules on matters governed by this Convention may at any time declare that the Convention is not to apply to contracts of sale or to their formation where the parties have their places of business in those States. Such declarations may be made jointly or by reciprocal unilateral declarations.
(2) A Contracting State which has the same or closely related legal rules on matters governed by this Convention as one or more non-Contracting States may at any time declare that the Convention is not to apply to contracts of sale or to their formation where the parties have their places of business in those States.
(3) If a State which is the object of a declaration under the preceding paragraph subsequently becomes a Contracting State, the declaration made will, as from the date on which the Convention enters into force in respect of the new Contracting State, have the effect of a declaration made under paragraph (1), provided that the new Contracting State joins in such declaration or makes a reciprocal unilateral declaration.
Any State may declare at the time of the deposit of its instrument of ratification, acceptance, approval or accession that it will not be bound by subparagraph (1)(b) of article 1 of this Convention.
A Contracting State whose legislation requires contracts of sale to be concluded in or evidenced by writing may at any time make a declaration in accordance with article 12 that any provision of article 11, article 29, or Part II of this Convention, that allows a contract of sale or its modification or termination by agreement or any offer, acceptance, or other indication of intention to be made in any form other than in writing, does not apply where any party has his place of business in that State.
(1) Declarations made under this Convention at the time of signature are subject to confirmation upon ratification, acceptance or approval.
(2) Declarations and confirmations of declarations are to be in writing and be formally notified to the depositary.
(3) A declaration takes effect simultaneously with the entry into force of this Convention in respect of the State concerned. However, a declaration of which the depositary receives formal notification after such entry into force takes effect on the first day of the month following the expiration of six months after the date of its receipt by the depositary. Reciprocal unilateral declarations under article 94 take effect on the first day of the month following the expiration of six months after the receipt of the latest declaration by the depositary.
(4) Any State which makes a declaration under this Convention may withdraw it at any time by a formal notification in writing addressed to the depositary. Such withdrawal is to take effect on the first day of the month following the expiration of six months after the date of the receipt of the notification by the depositary.
(5) A withdrawal of a declaration made under article 94 renders inoperative, as from the date on which the withdrawal takes effect, any reciprocal declaration made by another State under that article.
No reservations are permitted except those expressly authorized in this Convention.
(1) This Convention enters into force, subject to the provisions of paragraph (6) of this article, on the first day of the month following the expiration of twelve months after the date of deposit of the tenth instrument of ratification, acceptance, approval or accession, including an instrument which contains a declaration made under article 92.
(2) When a State ratifies, accepts, approves or accedes to this Convention after the deposit of the tenth instrument of ratification, acceptance, approval or accession, this Convention, with the exception of the Part excluded, enters into force in respect of that State, subject to the provisions of paragraph (6) of this article, on the first day of the month following the expiration of twelve months after the date of the deposit of its instrument of ratification, acceptance, approval or accession.
(3) A State which ratifies, accepts, approves or accedes to this Convention and is a party to either or both the Convention relating to a Uniform Law on the Formation of Contracts for the International Sale of Goods done at The Hague on 1 July 1964 (1964 Hague Formation Convention) and the Convention relating to a Uniform Law on the International Sale of Goods done at The Hague on 1 July 1964 (1964 Hague Sales Convention) shall at the same time denounce, as the case may be, either or both the 1964 Hague Sales Convention and the 1964 Hague Formation Convention by notifying the Government of the Netherlands to that effect.
(4) A State party to the 1964 Hague Sales Convention which ratifies, accepts, approves or accedes to the present Convention and declares or has declared under article 52 that it will not be bound by Part II of this Convention shall at the time of ratification, acceptance, approval or accession denounce the 1964 Hague Sales Convention by notifying the Government of the Netherlands to that effect.
(5) A State party to the 1964 Hague Formation Convention which ratifies, accepts, approves or accedes to the present Convention and declares or has declared under article 92 that it will not be bound by Part III of this Convention shall at the time of ratification, acceptance, approval or accession denounce the 1964 Hague Formation Convention by notifying the Government of the Netherlands to that effect.
(6) For the purpose of this article, ratifications, acceptances, approvals and accessions in respect of this Convention by States parties to the 1964 Hague Formation Convention or to the 1964 Hague Sales Convention shall not be effective until such denunciations as may be required on the part of those States in respect of the latter two Conventions have themselves become effective. The depositary of this Convention shall consult with the Government of the Netherlands, as the depositary of the 1964 Conventions, so as to ensure necessary co-ordination in this respect.
(1) This Convention applies to the formation of a contract only when the proposal for concluding the contract is made on or after the date when the Convention enters into force in respect of the Contracting States referred to in subparagraph (1)(a) or the Contracting State referred to in subparagraph (1)(b) of article 1.
(2) This Convention applies only to contracts concluded on or after the date when the Convention enters into force in respect of the Contracting States referred to in subparagraph (1)(a) or the Contracting State referred to in subparagraph (1)(b) of article 1.
(1) A Contracting State may denounce this Convention, or Part II or Part III of the Convention, by a formal notification in writing addressed to the depositary.
(2) The denunciation takes effect on the first day of the month following the expiration of twelve months after the notification is received by the depositary. Where a longer period for the denunciation to take effect is specified in the notification, the denunciation takes effect upon the expiration of such longer period after the notification is received by the depositary.
DONE at Vienna, this day of eleventh day of April, one thousand nine hundred and eighty, in a single original, of which the Arabic, Chinese, English, French, Russian and Spanish texts are equally authentic.
IN WITNESS WHEREOF the undersigned plenipotentiaries, being duly authorized by their respective Governments, have signed this Convention.