Đặt cọc nhưng không mua thì có lấy cọc lại được hay không?

Đặt cọc nhưng không mua thì có lấy cọc lại được hay không?

1. Tiền đặt cọc là gì?

Thuật ngữ "đặt cọc" được xuất hiện với góc độ là một ngữ cảnh, thời đó khi dùng tiền trong lưu thông dân sự, nhân dân ta thường xâu những đồng tiền lại với nhau thành từng cọc. Khi đặt trước một khoản tiền để làm tin với nhau, họ thường đặt trước một cọc, hai cọc... tuỳ vào giá trị của từng giao dịch dân sự. Dần dần, sự phát triển của giao lưu dân sự ' làm cho biện pháp này không chỉ là việc đặt tiền. Người ta còn dùng các loại tài sản khác đặt trước để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định:

"Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn đế bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng".

Như vậy, tiền cọc là một trong những tài sản mà các bên có thể sử dụng để thực hiện việc đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc một hợp đồng nào đó, đây là khoản tiền mà bên đặt cọc sẽ giao cho bên nhận đặt cọc.

2. Đặt cọc nhưng không mua thì có lấy cọc lại được hay không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 thì:

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp cọc nhưng không mua nữa thì về nguyên tắc:

- Nếu bạn từ chối giao dịch: Theo quy định pháp luật, nếu bạn (bên đặt cọc) từ chối giao dịch, nghĩa là không mua hàng như đã thỏa thuận, thì số tiền đặt cọc thường sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc (người bán).

- Nếu bên bán từ chối giao dịch: Ngược lại, nếu bên bán từ chối giao dịch, nghĩa là không bán hàng cho bạn, thì bạn có quyền đòi lại số tiền đặt cọc và có thể yêu cầu bồi thường thêm tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng.

- Có thể có các thỏa thuận khác: Các bên có thể tự thỏa thuận thêm các điều khoản khác trong hợp đồng, ví dụ như tỷ lệ phạt nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng.

Tóm lại, để có câu trả lời chính xác nhất thì cần xem lại hợp đồng đặt cọc, đọc kỹ các điều khoản liên quan đến việc hoàn trả tiền đặt cọc, các trường hợp dẫn đến mất cọc và các hình thức bồi thường.

3. Trường hợp nào cần hoàn trả lại tiền đặt cọc

Đặt cọc nhưng không mua thì có lấy cọc lại được hay không?

Đặt cọc nhưng không mua thì có lấy cọc lại được hay không?

Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Trong trường hợp mà hợp đồng không thể thực hiện được như đối tượng của hợp đồng không còn hoặc chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân đã chết hoặc pháp nhân đã chấm dứt hoạt động hoặc hợp đồng vô hiệu do đối tượng của hợp đồng không hợp pháp… thì lúc đó các bên sẽ trao trả lại cho nhau những gì đã trao, bao gồm cả tiền cọc và chấm dứt hợp đồng.

Trong trường hợp mà bên nhận đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì có thể thỏa thuận với bên đặt cọc về việc hoàn trả tiền đặt cọc và chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bên nhận đặt cọc khi hoàn trả tiền cọc sẽ có thể bị phạt tiền đặt cọc.

Trong trường hợp mà bên đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì có thể thỏa thuận với bên nhận đặt cọc về việc hoàn trả tiền cọc và chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bên đặt cọc thường sẽ mất cọc, trừ trường hợp thỏa thuận được với bên nhận đặt cọc về việc hoàn trả lại tiền cọc.

4. Mức phạt vi phạm khi trả lại tiền đặt cọc trái với quy định

Theo nguyên tắc của pháp luật dân sự thì các bên được phép thỏa thuận về mức phạt khi từ chối giao kết hoặc thực hiện hợp đồng (gọi tắt là phạt cọc). Trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì mức phạt cọc cũng được quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015: “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Theo quy định trên thì mức phạt khi từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhà đất như sau:

- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Giấy tờ đặt cọc viết tay không công chứng có được đòi lại tiền cọc không?

Pháp luật không có quy định bắt buộc hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải có công chứng, chứng thực.

Mặt khác căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Do đó, khi viết tay giấy tờ đặt cọc mua đất không có công chứng nhưng thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì giấy tờ đặt cọc sẽ có hiệu lực pháp luật. Việc không công chứng giấy tờ đặt cọc sẽ không phải là căn cứ để yêu cầu bên nhận cọc trả lại tiền đã đặt cọc. Trường hợp trong giấy đặt cọc có quy định về các trường hợp phạt cọc khi không ký hợp đồng thì bắt buộc phải thực hiện theo thỏa thuận nêu trên.

6. Sự khác nhau về đặt cọc và ký cược như thế nào?

TIÊU CHÍ

ĐẶT CỌC

KÝ CƯỢC

Khái niệm

Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

Mục đích

Bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

Tài sản bảo đảm

Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.

Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.

Chủ thể

- Bên đặt cọc

- Bên nhận đặt cọc

- Bên ký cược là bên thuê tài sản hoặc là người thứ ba.

- Bên nhận ký cược là bên cho thuê tài sản

Hậu quả pháp lý

- Hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê;

- Nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Cơ sở pháp lý

Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 329 Bộ luật Dân sự 2015

Xem thêm các bài viết liên quan:

Có thể ủy quyền cho người khác ký và nộp đơn khởi kiện thay mình không?

Khái niệm đặt cọc, nếu mất tiền cọc phải giải quyết như thế nào?

Tự ý hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng có được phép không?