- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Hoạt động trung gian thương mại là gì?
Trong thương mại, cụm từ “Hoạt động trung gian thương mại” là các hình thức quen thuộc và được áp dụng phổ biến. Hoạt động trung gian thương mại được quy định cụ thể trong Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn. Vậy Hoạt động trung gian thương mại là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.
1. Hoạt động trung gian thương mại là gì?
Căn cứ vào khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.
Như vậy, các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Đại diện cho thương nhân,
- Môi giới thương mại,
- Ủy thác mua bán hàng hoá,
- Đại lý thương mại.
2. Nghĩa vụ của bên đại diện trong hoạt động trung gian thương mại
Theo quy định tại Điều 145 Luật thương mại 2019 thì nghĩa vụ của bên đại diện bao gồm:
- Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện;
- Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được ủy quyền;
- Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật;
- Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;
- Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;
- Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.
- Quyền hưởng thù lao đại diện:
- Bên đại diện được hưởng thù lao đối với hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng thù lao phát sinh từ thời điểm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện.
- Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật thương mại 2019.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để bảo đảm việc thanh toán các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn.
3. Nghĩa vụ của bên giao đại diện trong hoạt động trung gian thương mại
Căn cứ vào quy định của Điều 146 Luật thương mại 2005, bên cạnh các quyền lợi thì bên giao đại diện cũng có những nghĩa vụ như sau:
- Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện;
- Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện;
- Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện;
- Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện.
4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động trung gian thương mại
Căn cứ Luật Thương mại 2005 quy định các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động trung gian thương mại bao gồm:
- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
- Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên
- Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
- Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
- Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại
5. Vai trò của hoạt động trung gian thương mại
Việc sử dụng các dịch vụ trung gian thương mại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân cũng như nền kinh tế quốc dân, cụ thể như sau:
– Về hoạt động trung gian thương mại mang lại hiệu quả lớn cho các thương nhân trong quá trình tổ chức mạng lưới phân phối và cách tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ ở trong nước cũng như ở ngoài nước.
– Về các hoạt động trung gian thương mại góp phần thúc đẩy sản xuất, và lưu thông hàng hoá và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển tiên tiến hơn
Trên đây là những nội dung liên quan đến Hoạt động trung gian thương mại là gì? để bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề trên.